Giáo án Vật lý 6 - Bài: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC

 

I. Mục tiêu bài giảng:

 Kiến thức:

Biết sử dụng các dụng cụ đo (đặt biệt là bình tràn) để xác định thể tích vật rắn không thấm nước, có hình dạng bất kì.

 Kỹ năng:

Học sinh rèn luyện kỹ năng tuân thủ các quy tắc đo đối với bình chia độ và bình tràn

 Tình cảm:

Rèn luyện tính trung thực, tinh thần hợp tác

II. Dụng cụ:

 Nhóm học sinh:

- Quả nặng có buộc dây

- 1 bình chia độ

- 1 bình tràn

- 1 bình chứa

- Bảng con

 Giáo viên:

- Một bộ dụng cụ như các nhóm học sinh.

- Phim đèn chiếu hình 4.2;4.3 và bảng 4.1

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 - Bài: Đo thể tích vật rắn không thấm nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lý 6 Tiết 4 Bài 4 ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC Mục tiêu bài giảng: Kiến thức: Biết sử dụng các dụng cụ đo (đặt biệt là bình tràn) để xác định thể tích vật rắn không thấm nước, có hình dạng bất kì. Kỹ năng: Học sinh rèn luyện kỹ năng tuân thủ các quy tắc đo đối với bình chia độ và bình tràn Tình cảm: Rèn luyện tính trung thực, tinh thần hợp tác Dụng cụ: Nhóm học sinh: Quả nặng có buộc dây 1 bình chia độ 1 bình tràn 1 bình chứa Bảng con Giáo viên: Một bộ dụng cụ như các nhóm học sinh. Phim đèn chiếu hình 4.2;4.3 và bảng 4.1 Hoạt động giảng dạy: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Để đo thể tích chất lỏng ta dùng những dụng cụ gì? Sửa bài tập nhà 3> Bài mới: Điều khiển của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập Giáo viên dùng tình huống trong sách giáo khoa để dẫn vào bài Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước Lưu ý học sinh có 2 cách xác định thể tích vật rắn không thấm nước Với cách sử dụng bình chia độ, dùng hình 4.2 cho học sinh quan sát, yêu cầu cá nhân trả lời C1, nhận xét câu trả lời. Dùng bình tràn: giới thiệu các dụng cụ cần có khi sử dụng phương pháp này. Dùng hình 4.3 yêu cầu học sinh quan sát, trả lời C2. Nhận xét lại câu trả lời. Cho học sinh rút ra kết luận Cá nhân quan sát, trả lời câu hỏi của giáo viên. Nhóm học sinh thảo luận trả lời C3 (rút ra kết luận) vào bảng con. Sau đó cá nhân làm vào sách giáo khoa Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước: Dùng bình chia độ: - Thể tích nước dâng lên trong bình chia độ chính là thể tích vật. Vvật =Vlúc sau-Vlúc đầu Dùng bình tràn: - Thể tích nước tràn ra bình chứa chính là thể tích vật Hoạt động 3: Thực hành đo thể tích vật rắn không thấm nước Giới thiệu dụng cụ thực hành Hướng dẫn học sinh các bước thực hành. Dùng bảng kết quả 4.1 hướng dẫn học sinh cách báo cáo kết quả. Nhóm học sinh tiến hành thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên. Nhóm báo cáo kết quả bằng bảng con Cá nhân ghi nhận vào bảng kết quả trong sách giáo khoa. Hoạt động 4: Vận dụng Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 4.1;4.2 sách bài tập. Nếu còn thời gian có thể cho học sinh thảo luận C4, về nhà học sinh tự làm lại C4,C5,C6. Vận dụng: (SGK) Củng cố_Dặn dò: Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cần nhớ trong bài Học sinh về nhà làm bài tập 4.3;4.4 sách bài tập. Rút kinh nghiệm: - Chú ý cho học sinh về cách đo thể tích của vật rắn nổi (quả cam), vật rắn thấm nước (viên phấn)

File đính kèm:

  • docbai 4 vat ly 6.doc
Giáo án liên quan