Tên bài học: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Học xong bài này học sinh phải đạt được:
I. Về kiến thức:
Mô tả được sự nở vì nhiệt của chất khí.
Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
Giải thích được một sồ hiện tượng đơn giản về sự nử vì nhiệt của chất khí.
II. Về kĩ năng:
Làm được thí nghiệm trong bài, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận cần thiết.
Biết cách đọc biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết.
III. Về thái độ:
Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá học hỏi.
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
I. Giáo viên:
Giáo án, sách giáo khoa + sách bài tập vật lí lớp 6, dụng cụ thí nghiệm.
Hình ảnh, máy chiếu nếu có phòng máy.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3752 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 bài học: Sự nở vì nhiệt của chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: CĐSP Đà Lạt
Tên giáo sinh:
Lớp: Lý – KTCN K35 Khoa: Tự nhiên
Tuần: Ngày soạn: 30/8/2012
Tiết: Ngày dạy:
Lớp: 6
Tên bài học: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Học xong bài này học sinh phải đạt được:
I. Về kiến thức:
Mô tả được sự nở vì nhiệt của chất khí.
Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
Giải thích được một sồ hiện tượng đơn giản về sự nử vì nhiệt của chất khí.
II. Về kĩ năng:
Làm được thí nghiệm trong bài, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận cần thiết.
Biết cách đọc biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết.
III. Về thái độ:
Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá học hỏi.
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
I. Giáo viên:
Giáo án, sách giáo khoa + sách bài tập vật lí lớp 6, dụng cụ thí nghiệm.
Hình ảnh, máy chiếu nếu có phòng máy.
II. Học sinh:
Đọc trước nội dung bài học.
Sách giáo khoa + sách bài tật vật lí 6, vở ghi lí thuyết vật lí lớp 6.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Kết hợp các phương pháp giảng dạy như: thuyết trình, vấn đáp, giải thích cho học sinh và cho học sinh tự giác học tập nghiên cứu, đồng thời sử dụng các đồ dùng dạy học minh họa.
Tổ chức những hoạt động trong phòng máy (nếu có) để học sinh có thể chủ động tìm hiểu và nhìn trực quan.
D. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
I. Ổn định lớp: (1’)
Ổn định chỗ ngồi.
Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1: Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất lỏng?
Câu 2: Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
III. Bài mới:
Đặt vấn đề: (2’)
Theo các em tại sao khi ta bơm xe đạp căng và để ngoài nắng nóng thì dễ làm cho xe bị xì lốp, thậm chí bị nổ? Để biết được nguyên nhân tại sao chúng ta tìm bài hôm nay “ Sự nở vì nhiệt của chất khí”.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Thí nghệm kiểm tra chất khí nóng lên thì nở ra (14’)
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 20.1 và 20.2 và nêu tên các dụng cụ thí nghệm.
- Gv nhận xét, uốn nắn câu trả lời của học sinh
- Gv tiến hành thí nghiệm.
- Gv đặt câu hỏi để đưa đến kết luận:
?) Các nhóm quan sát thấy hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thủy tinh?
?) Điều đó, chứng tỏ thể tích trong bình thay đổi như thế nào?
?) Qua TN các em rút ra được kết luận gì?
-Gv uốn nắn câu trả lời của Hs
-Yêu cầu học sinh khác nhắc lại.
?) Khi thôi không áp tay vào bình cầu, giọt nước màu như thế nào?
?) Khi đó thể tích không khí trong bình như thế nào?
?) Nguyên nhân do đâu làm giọt nước màu đi xuống?
?) Rút ra kết luận gì?
- GV uốn nắn điều chỉnh yêu cầu Hs khác nhắc lại.
- Những câu hỏi trên chính là các câu lệnh C1 à C4 về nhà trả lời lại vào vở BT
- Hs trả lời.
- Hs khác nhắc lại.
- Học sinh chú ý quan sát.
- Hs trả lời câu hỏi của Gv:
+ Giọt nước màu đi lên.
+ Hs trả lời.
+ Hs trả lời
- Hs nhắc lại.
+ Hs: giọt nước màu đi xuống.
+ Thể tích trong bình giảm.
+ Không khí trong bình co lại.
+ Hs trả lời.
+ Hs nhắc lại câu trả lời.
Bài 20: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
I. Thí nghiệm:
1. Dụng cụ:
Bình cầu, nút cao su có ống thủy tinh cắm xuyên qua, cốc nước màu.
2. Tiến hành thí nghiệm: SGK/62
- Chất khí nở ra khi nóng lên.
- Chất khí co lại khi lạnh đi
Hoạt động 2: Rút ra kết luận (10’)
- Yêu cầu Hs quan sát bảng 20.1/63.
- Yêu cầu Hs đọc câu lệnh C5.
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
?) Các chất khí, lỏng,rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào?
?) So sánh sự nở vì nhiệt của 3 chất?
?) Trả lời C6.
- Gv nhận xét và uốn nắm câu trả lời của học sinh.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại.
- Hs chú ý quan sát.
- Hs đọc C5.
- Hs trả lời câu hỏi.
II. Kết luận:
- Thể tích khí trong bình tăng khi khí nóng lên.
- Thể tích khí trong bình giảm khi khí lạnh đi.
- Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất, chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất.
Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức-giải thích hiện tượng(9’)
- Điều khiển học sinh trả lời câu hỏi phần vận dụng:
- Yêu cầu Hs lần lượt đọc C7, C8, C9.
- HS lần lượt trả lời C7, C8,C9.
- GV uốn nắn câu trả lời của học sinh.
Tích hợp: Thông qua C8 ta thấy:Không khí nóng có trọng lượng riêng (d) nhẹ hơn trọng lượn riêng (d) của không khí lạnh. Ta đã biết các nhà máy thải khói ra ngoài môi trường mà lượng khói đó có trọng lượng riêng (d) nhẹ hơn không khí cho nên nó sẽ bay vào khí quyển làm thủng tầng ozon (Hiện tượng đối lưu đối với chất khí). Gây ô nhiểm môi trường→ Các nhà máy cần hạn chế việc thải khói ra môi trường nhằm bảo vệ hành tinh của chúng ta
- Lớp chu ý lắng nghe.
- Hs lần lượt trả lời.
III. Vận dụng:
C7. Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ.
C8. Ta có d=10m/V khi nhiệt độ tăng, m không đổi nhưng V tăng do đó d giảm. Vì vậy d của không khí nóng nhỏ hơn d của không khí lạnh: không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.
C9. Hình 20.3 khi thời tiết nóng lên không khí trong bình cầu cũng nóng lên, nở ra đẩy mức nước thủy tinh xuống dưới. Khi trời hết lạnh … dâng lên.
2. Hoạt động nối tiếp: (4’)
a. Củng cố và luyện tập:
Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí?
Giải thích tại sao khi bơm xe đạp căng và để ngoài nắng nóng thì dễ làm cho xe bị xì lốp, thậm chí bị nổ?
GT: Vì nắng nóng nhiệt độ cao, nên khi gặp nhiệt độ nóng, chất khí sẽ nở ra, dẫn tới hiện tượng nổ hay xì lốp.Vì vậy chúng ta không nên bơm xe quá căng.
b. Hướng dẫn Hs tự học ở nhà:
Học thuộc ghi nhớ.
Làm BT C1à C8, và bài tập SBT.
Đọc phần có thể em chưa biết.
Chuẩn bị bài “ Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt”.
NỘI DUNG RÚT KINH NGHIỆM
1. Nội dung :
- Đặt vấn đề vô bài tốt.
- Giáo án có ý tưởng.
- Có giải thích,chỉ rõ cho học sinh về bảng 20.1trong SGK trang 63.
2. Phương pháp:
- Kết hợp các phương pháp giảng dạy như: thuyết trình, vấn đáp, giải thích cho học sinh và cho học sinh tự giác học tập nghiên cứu.
………./10
………..…
Điểm: Xếp loại:
CHỮ KÝ CỦA GIÁO SINH
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
File đính kèm:
- su no vi nhiet cua chat khi(1).doc