Giáo án Vật lý 6 - Bài: Lực. Hai lực cân bằng

LỰC_ HAI LỰC CÂN BẰNG

 

I. Mục tiêu bài giảng:

 Kiến thức:

- Nêu được các ví dụ về lực đẩy, kéo , chỉ ra được phương và chiều của các lực đó.

- Nêu được ví dụ về hai lực cân bằng.

- Nêu được các nhận xét sau khi quan sát các thí nghiệm.

 Kỹ năng:

Rèn cho học sinh sử dụng đúng các thuật ngữ: lực đẩy, lực kéo, phương, chiều, lực cân bằng

 Thái độ_ Tình cảm:

- Học sinh biết giải thích các hiện tượng liên quan tới hai lực cân bằng trong thực tế.

- Hợp tác với các bạn trong nhóm khi làm thí nghiệm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2523 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 - Bài: Lực. Hai lực cân bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án 6 Tiết 6 Bài 6 LỰC_ HAI LỰC CÂN BẰNG Mục tiêu bài giảng: Kiến thức: Nêu được các ví dụ về lực đẩy, kéo… , chỉ ra được phương và chiều của các lực đó. Nêu được ví dụ về hai lực cân bằng. Nêu được các nhận xét sau khi quan sát các thí nghiệm. Kỹ năng: Rèn cho học sinh sử dụng đúng các thuật ngữ: lực đẩy, lực kéo, phương, chiều, lực cân bằng Thái độ_ Tình cảm: Học sinh biết giải thích các hiện tượng liên quan tới hai lực cân bằng trong thực tế. Hợp tác với các bạn trong nhóm khi làm thí nghiệm. Dụng cụ: Nhóm: 1 xe lăn 1 lò xo lá tròn 1 quả nặng 1 lò xo xoắn dài 1 nam châm thẳng 1 chân đế Lớp: Phim đèn chiếu hình phần đặt vấn đề 6.1;6.2;6.3;6.4;6.5;6.6 C4,C8, C9 Hoạt động giảng dạy: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Khối lượng 1 vật chỉ điều gì? Đơn vị, dụng cụ đo khối lượng? Sữa bài tập nhà. Bài mới: Điều khiển của giáoviên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập: Dùng tình huống trong sách giáo khoa để vào bài. Hoạt động 2: Hình thành khái niệm lực Dùng hình vẽ hướng dẫn học sinh làm 3 thí nghiệm 6.1; 6.2; 6.3 và trả lời C1, C2, C3 Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về lực sau khi làm C4 Nhóm học sinh tiến hành làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên. Cá nhân học sinh nhận xét từng thí nghiệm Học sinh thảo luận, trả lời C4 bằng bảng con sau đó cá nhân làm lại vào sách giáo khoa. Rút ra kết luận về lực Lực: Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. Hoạt động 3: Nhận xét về phương và chiều của lực Có thể kết hợp phần này trong phần tìm hiểu về lực, ở mỗi thí nghiệm yêu cầu học sinh nhận xét luôn phương và chiều của lực. Giáo viên kết luận lại 1 lần nữa về phương và chiều của lực. Yêu cầu học sinh làm C5. Cá nhân học sinh suy nghĩ, rút ra nhận xét và trả lời C5 Phương và chiều của lực: Mỗi lực có phương và chiều xác định. Hoạt động4: Nghiêng cứu về 2 lực cân bằng Dùng hình 6.4 cho học sinh nhận xét về lực kéo của 2 đội, tổ chức hợp thức hóa kiến thức về hai lực cân bằng thông qua hệ thống câu hỏi về phương, chiều, độ mạnh của hai lực Yêu cầu nhóm học sinh thảo luận về C8, trả lời. Giáo viên thống nhất câu trả lời 1 lần nữa sau đó ghi bảng. Cá nhân quan sát hình 6.4, nêu nhận xét. Trả lời C6, C7. Nhóm thảo luận trả lời C8. Hai lực cân bằng: Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng 1 vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó gọi là 2 lực cân bằng. Hai lực cân bằng là 2 lực: Cùng tác dụng vào 1 vật. Cùng độ mạnh Cùng phương Ngược chiều Hoạt động 5: Vận dụng Dùng hình vẽ cho học sinh quan sát, yêu cầu các em làm C9, C10 (Có thể chuyển phần này thành củng cố) Cá nhân quan sát, trả lời câu hỏi. Vận dụng: (sách giáo khoa) Củng cố_ Dặn dò: Dùng phần vận dụng trong sách giáo khoa và bài tập 6.1 để củng cố kiến thức cho học sinh. Học sinh về nhà làm bài tập 6.2;6.3;6.4 sách bài tập. Chuẩn bị cho bài tiếp theo. Rút kinh nghiệm: Chú ý lấy ví dụ cho học sinh về trường hợp 2 lực cùng độ mạnh, cùng phương, ngược chiều nhưng do không cùng tác dụng lên 1 vật nên không phải là hai lực cân bằng.

File đính kèm:

  • docbai 6 vat ly 6.doc
Giáo án liên quan