TRỌNG LỰC _ ĐƠN VỊ LỰC
I. Mục tiêu bài giảng:
Kiến thức:
- Trả lời được câu hỏi trọng lực hay trọng lượng của vật là gì?
- Nêu được phương và chiều của trọng lực.
- Biết đơn vị đo cường độ lực
Kỹ năng:
Học sinh biết sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng,.
II. Dụng cụ:
Nhóm:
- 1 giá treo
- 1 lò xo xoắn dài
- 1 quả nặng 100g có móc treo.
- Dây dọi
Lớp:
- Tranh Isaac Newton (1642_1727)
- Mô hình địa cầu như trong phần đặt vấn đề.
III. Hoạt động dạy và học:
1> Ổn định lớp:
2> Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tác dụng của lực lên vật?
- Thế nào là 2 lực cân bằng?
- Sửa bài tập nhà.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án vật lý 6 - Bài: Trọng lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án 6
Tiết 8
Bài 8
TRỌNG LỰC _ ĐƠN VỊ LỰC
Mục tiêu bài giảng:
Kiến thức:
Trả lời được câu hỏi trọng lực hay trọng lượng của vật là gì?
Nêu được phương và chiều của trọng lực.
Biết đơn vị đo cường độ lực
Kỹ năng:
Học sinh biết sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng,.
Dụng cụ:
Nhóm:
1 giá treo
1 lò xo xoắn dài
1 quả nặng 100g có móc treo.
Dây dọi
Lớp:
Tranh Isaac Newton (1642_1727)
Mô hình địa cầu như trong phần đặt vấn đề.
Hoạt động dạy và học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Nêu tác dụng của lực lên vật?
Thế nào là 2 lực cân bằng?
Sửa bài tập nhà.
Bài mới:
Điều khiển của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Dùng mô hình, tình huống như trong bài để dẫn dắt vào bài
Cách khác: giáo viên đặt câu hỏi tại sao con người có thể bay lơ lửng trong các con tàu vũ trụ khi tàu bay vào quỹ đạo mà không cần 1 thiết bị nào cả?
Hoạt động 2: Phát hiện sự tồn tại của trọng lực
Hướng dẫn học sinh bố trí các thí nghiệm
Tổ chức báo cáo kết quả theo nhóm và hợp thức hóa kiến thức.
Giáo viên sử dụng ví dụ thả rơi viên phấn cho học sinh quan sát nhận xét.
Cá nhân quan sát, nhận xét, trả lời C1,C2
Nhóm hợp tác cùng làm thí nghiệm 8.1; 8.2 , thảo luận C3, báo cáo kết quả vào bảng con sau đó cá nhân tự làm vào sách giáo khoa.
Trọng lực:
Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật, lực này gọi là trọng lực
Trọng lực tác dụng lên vật còn gọi là trọng lượng của vật đó.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về phương và chiều của trọng lực
Làm lại thí nghiệm 8.2, yêu cầu học sinh nghiêng chân đế cho thấy dây dọi vẫn theo phương thẳng đứng.
Yêu cầu học sinh thảo luận làm câu C4, C5
Làm thí nghiệm
Nghe thông báo
Xác định phương chiều của trọng lực
Phương và chiều của trọng lực:
Trọng lực có:
Phương: thẳng đứng
Chiều: Từ trên xuống dưới
( Có thể thay bằng từ: hướng về phía trái đất)
Hoạt động 4: Tìm hiểu về đơn vị lực
Thông báo về đơn vị lực
Lưu ý học sinh việc đổi từ đơn vị khối lượng ra đơn vị trọng lượng.
Cho học sinh thực tập đổi vài giá trị
Cá nhân tự suy nghĩ, trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra.
Đơn vị lực:
Để đo độ mạnh (cường độ ) của lực, người ta dùng đơn vị Newton
Kí hiệu: N
Trọng lượng của quả cân 100g được tính tròn là 1N
Hoạt động 5: Vận dụng
( sách giáo khoa)
Vận dụng:
( sách giáo khoa)
Củng cố_ Dặn dò:
Dùng phần vận dụng để củng cố kiến thức cho học sinh.
Học sinh về nhà làm bài tập: 8.1;8.2;8.3
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- bai 8 vat ly 6.doc