BÀI 16: RÒNG RỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
3.Thái độ:
- Hứng thú với môn học, cẩn thận.
II. Phương pháp : Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.
III. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
- Một lực kế có GHĐ từ 2N trở lên.
- Một khối trụ kim loại có móc.
- Một ròng rọc cố định, dây vắt qua ròng rọc.
2. Học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung sách giáo khoa. Bài16: Ròng rọc.
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2079 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 6 HK 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24 /12/2012 Ngày dạy: Tuần 20 Tiết PPCT: 20
BÀI 16: RÒNG RỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
3.Thái độ:
- Hứng thú với môn học, cẩn thận.
II. Phương pháp : Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.
III. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
- Một lực kế có GHĐ từ 2N trở lên.
- Một khối trụ kim loại có móc.
- Một ròng rọc cố định, dây vắt qua ròng rọc.
2. Học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung sách giáo khoa. Bài16: Ròng rọc.
IV. Hoạt dộng dạy- học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài: (05 phút)
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày cấu tạo của đòn bẩy?
- Tìm thí dụ ứng dụng đòn bẩy trong cuộc sống?
3.Đặt vấn đề vào bài:
- GV nhắc lại tình huống thực tế về 3 cách giải quyết đã học ở bài trước. Theo các em còn cách giải quyết nào khác không?
- Đặt vấn đề : Liệu dùng ròng rọc để nâng ống bêtông lên có dễ dàng hơn hay không ? Ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- HS trả lời, HS khác nhận xét
- HS lắng nghe và đưa ra dự đoán.
BÀI 16: RÒNG RỌC
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc:
- GV thông báo khái niệm ròng rọc.
- Yêu cầu HS đọc mục I và quan sát dụng cụ thật (hoặc hình vẽ 16.2) SGK. Trả lời câu hỏi:
+ Có mấy loại ròng rọc?
+ Hình 16.2a: Tên gọi? cấu tạo như thế nào?
+ Hình 16.2b: Tên gọi? cấu tạo như thế nào?
- Chú ý lắng nghe.
- Xem hình vẽ, quan sát dụng cụ thật và trả lời:
+ Có 2 loại ròng rọc.
+ Hình16.2a: Là 1 bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe được mắc cố định. Khi kéo dây bánh xe quay quanh 1 trục cố định .Gọi là ròng rọc cố định .
- Hình 16.2b: là 1 bánh xe có rãnh để vắt dây qua , trục của bánh xe không được mắc cố định .Khi kéo dây , bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng với trục của nó. Gọi là ròng rọc động .
I. Tìm hiểu về ròng rọc:
- Ròng rọc là một bánh xe quay được quanh một trục, vành bánh xe có rãnh để đặt dây kéo. Có 2 loại ròng rọc:
+ Ròng rọc chỉ quay quanh một trục cố định gọi là ròng rọc cố định
+ Ròng rọc khi kéo dây không những quay mà còn di chuyển cùng với vật gọi là ròng rọc động.
Hoạt động 3. Ròng rọc giúp con người làm việc dể dàng hơn như thế nào ?( 20 phút)
- Gọi HS đọc thí nghiệm SGK
- GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm gồm: Lực kế, khối trụ kim loại, dây kéo.
- Nêu cách tiến hành đo:
- GV yêu cầu HS xét 2 yếu tố của lực kéo vật ở ròng rọc (cố định, động) là:
+Hướng của lực?
+Cường độ của lực?
- Hướng dẫn HS ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 16.1
- Chia nhóm hoạt động: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. Dựa vào kết quả thí nghiệm để hoàn thành câu C3 nhằm rút ra nhận xét. Hướng dẫn thảo luận trên lớp câu C3.(5 phút)
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành câu hỏi C4 để rút ra nhận xét.
- GV tóm lại kết luận để cho HS ghi vở
- Đọc thí nghiệm SGK.
- Chép bảng 16.1 vào vở
- Lắng nghe
- HS trả lời
- HS ghi kết quả thí nghiệm vào vở.
- Chia nhóm hoạt động.
- Cử đại diện nhóm trả lời.
a)Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc cố định (trên xuống) là khác nhau (ngược nhau) .Độ lớn của 2 lực này là như nhau .
b) Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) so với chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động (dưới lên) là không thay đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo vật qua ròng rọc động.
- C4: (1): cố định.
(2): động
II. Ròng rọc giúp con người làm việc dể dàng hơn như thế nào?
1. Thí nghiệm: SGK
2. Nhận xét.
3. Kết luận:
- Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
- Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Hoạt động : Vận dụng, củng cố, dặn dò:(10 phút)
1. Vận dụng:
- Gọi HS đọc và trả lời C5?
- Gọi HS đọc và trả lời C6?
- Gọi HS đọc và trả lời C7?
2. Củng cố:
- Sử dụng ròng rọc có lợi gì cho ta?
- Thế nào là ròng rọc? Có mấy loại ròng rọc?
- Nêu một số ví dụ về ứng dụng ròng rọc?
- Đọc phần “ Có thể em chưa biết
3. Dặn dò:
- Về nhà học bài, làm bài tập: 16.1, 16.2, 16.3 SBT
- Nghiên cứu trước bài 17: Tổng kết chương 1: Cơ học.
- HS đọc C5.
- HS trả lời C5.
- HS đọc C6.
- HS trả lời C6.
- HS đọc C7.
- HS trả lời C7.
- Giảm lực kéo vật và đổi hướng của lực
- HS trả lời
- HS trả lời.
- Chú ý nghe giáo viên dặn dò về nhà.
III.Vận dụng:
-Câu C5: Dùng ròng rọc cố định kéo cờ, bê tông xây dựng. Ròng rọc động ở trại cưa, kéo cột điện,...
Câu C6 :Dùng ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo (được lợi về hướng ). Dùng ròng rọc động được lợi về lực
- Câu C7: Sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động có lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn, vừa lợi về hướng của lực kéo.
Ngày soạn:2/01/2013 Ngày dạy: Tuần 21 Tiết PPCT: 21
BÀI 17 : TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn tập, hệ thống hóa các kiến thức cơ bản các bài đã học trong chương Cơ học, vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập đơn giản
2. Kĩ năng:
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập.
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học, thích tìm hiểu các hiện tượng vật lí trong cuộc sống.
II. Phương pháp : Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.
III. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
- Giáo án, hệ thống các câu hỏi.
2. Học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung sách giáo khoa. Bài 17: Tổng kết chương I: CƠ HỌC
IV. Hoạt dộng dạy- học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động1: Ổn định lớp, kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh, đặt vấn đề:
1.Ổn định lớp:
- Yêu cầu HS báo cáo sĩ số:
2. Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh qua lớp phó học tập, tổ trưởng.
3.Đặt vấn đề vào bài: Để cũng cố lại kiến thức đã học ở học kì 1. Hôm nay chúng ta sẽ tổng kết lại chương I : Cơ học.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Hoc sinh báo cáo.
- Chú ý lắng nghe.
BÀI 17: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức: Ôn lại những kiến thức đã học.
1. Hỏi:
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là?
- Hãy nêu tên các dụng cụ dùng để đo: Độ dài? Thể tích chất lỏng và vật rắn không thấm nước? Lực? Khối lượng?
- Giới hạn đo của thước là gì?
- ĐCNN của thước là gì?
- Hãy nêu GHĐ và ĐCNN của thước kẻ mà em có.
- Nêu cách đo độ dài ?
- Lực là gì?
- Thế nào là hai lực cân bằng?
- Khi một lực tác dụng lên 1 vật gây ra kết quả gì?
- Trọng lực là gì?
- Lực đàn hồi là gì ?
- Để đo lực dùng gì ?
- Nêu công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
- Khối lượng riêng của chất là gì ? Công thức? Đơn vị?
- Trọng lượng riêng? Công thức ?Đơn vị?
-Có mấy loại máy cơ đơn giản? Kể tên ?
- Mét (m)
- Thước; Bình chia độ, bình tràn; Lực kế; Cân.
- Là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.
- GHĐ: 20cm.
ĐCNN: 1mm
-Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
- Đọc ghi kết quả đúng quy định.
- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- Là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngươc chiều.
- Làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.
- Là lực hút của Trái Đất.
- Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng gọi là lực đàn hồi.
- Lực kế.
P = 10 m.
Khối lượng của 1 mét khối của chất đó. D = Đơn vị: kg/m3 - Trọng lượng của 1 mét khối của một chất.
d = Đơn vị: N/m3
- Có 3 loại máy cơ đơn giản: Ròng rọc, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy.
I. Ôn tập
- Mét (m)
- Thước; Bình chia độ, bình tràn; Lực kế; Cân.
- Là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.
- GHĐ: 20cm.
ĐCNN: 1mm
-Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
- Đọc ghi kết quả đúng quy định.
- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- Là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngươc chiều.
- Làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.
- Là lực hút của Trái Đất.
- Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng gọi là lực đàn hồi.
- Lực kế.
P = 10 m.
Khối lượng của 1 mét khối của chất đó. D = Đơn vị: kg/m3 - Trọng lượng của 1 mét khối của một chất.
d = Đơn vị: N/m3
- Có 3 loại máy cơ đơn giản: Ròng rọc, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy.
Hoạt động 3: Vận dụng, dặn dò:(20 phút)
1. Vận dụng:
- Gọi HS đọc câu 1 SGK
- Lần lượt gọi từng em hoàn thành.
- Một học sinh đá vào quả bóng. Có những hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất? (SGK)
- Hãy chọn những đơn vị thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống? (SGK).
- Gọi HS đọc và hoàn thành câu 5 SGK.
- Gọi HS đọc câu 6 _SGK.
- Gọi HS trả lời
2.Dặn dò:
- Về nhà học bài
- Nghiên cứu trước Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn.
- HS đọc.
- HS trả lời.
- Đáp án: C
- HS trả lời.
- HS đọc.
- HS trả lời
- Đọc SGK.
- HS trả lời
- Chú ý nghe giáo viên dặn dò về nhà.
II.Vận dụng:
- Câu 1:
+Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày.
+Người thủ môn bóng đá tác dụng lực đẩy lên quả bóng.
+ Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên cái đinh.
+Thanh nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt
+ Chiếc vợt bóng bàn tác dụng lực đẩy lên quả bóng bàn
- Câu 2: Đáp án C
- Câu 4:
a) kilôgam trên mét khối.
b) Niutơn
c) kilôgam
d) Niutơn trên mét khối
e) mét khối
- Câu 5:
a) mặt phẳng nghiêng
b) ròng rọc cố định.
c) đòn bẩy
d) ròng rọc động
- Câu 6:
a) Để làm cho lực mà lưỡi kéo tác dụng vào tấm kim loại lớn hơn lực mà tay ta tác dụng vào tay cầm.
b) Vì để cắt giấy hoặc cắt tóc thì chỉ cần có lực nhỏ, nên tuy lưỡi kéo dài hơn tay cầm mà lực của tay ta vẫn có thể cắt được. Bù lại ta được điều lợi là tay ta di chuyển ít mà tạo ra được vết cắt dài trên tở giấy.
Ngày soạn: 08/01/2013 Ngày dạy: Tuần 22 Tiết PPCT: 22
BÀI 18 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn.
- Nhận biết được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học, thích tìm hiểu các hiện tượng vật lí trong cuộc sống.
II. Phương pháp : Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.
III. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
- Một quả cầu kim loại và một vòng kim loại.
- Một đèn cồn, một chậu nước, khăn sạch.
2. Học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung sách giáo khoa. Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn.
IV. Hoạt dộng dạy- học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài: (05 phút)
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: Thông qua.
3.Đặt vấn đề vào bài:
- Tại sao thanh ray đường tàu hỏa lại để khoảng hở mà không làm thanh sắt liền? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- HS chú ý lắng nghe và đưa ra dự đoán.
BÀI 18 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
Hoạt động 2: Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn :(15 phút).
- GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm.
- GV tiến hành thí nghiệm ,yêu cầu HS quan sát , nhận xét hiện tượng xảy ra trước khi nung nóng, khi nung nóng, sau khi nhúng quả cầu vào trong nước.
- Phân nhóm để hoàn thành phần trả lời câu hỏi (3 phút)
- Qua kết quả thí nghiệm ,GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi.
+Yêu cầu HS đọc câu hỏi C1, C2 thống nhất trong nhóm trả lời.
- HS chú ý lắng nghe
- HS quan sát, nhận xét trong 3 trường hợp:
+ Trước khi hơ nóng quả cầu, quả cầu lọt qua vòng kim loại.
+ Khi hơ nóng quả cầu không lọt qua vòng kim loại nữa.
+ Khi nhúng quả cầu vào nước lạnh, quả cầu lọt qua vòng kim loại.
- C1: Vì quả cầu nở ra khi nóng lên.
- C2: Vì quả cầu co lại khi lạnh đi.
1. Làm thí nghiệm: SGK
2. Trả lời câu hỏi:
Hoạt động 3. Rút ra kết luận( 10 phút).
- Gọi HS đọc C3 SGK
- Chia nhóm, yêu cầu thảo luận hoàn thành C3 (2 phút)
- Chú ý: Sự nở vì nhiệt theo chiều dài (sự nở dài) của vật rắn có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật.
- Các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.Vậy các chất rắn khác nhau dãn nở vì nhiệt có giống nhau hay không?
- Đọc C3 SGK
- Chia nhóm thảo luận, cử đại diện nhóm trả lời.
- Câu C3 :(1): Tăng
(2) :Lạnh đi
- Chú ý lắng nghe.
3. Rút ra kết luận:
- Thể tích của quả cầu tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
- Hay ta nói: Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Hoạt động 4: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau: (5 phút)
- Hướng dẫn HS đọc bảng ghi độ tăng chiều dài của một số chất rắn để rút ra nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau.
- Gọi HS đọc C4 và hoàn thành.
- Chú ý lắng nghe.
- HS đọc C4 SGK.
- HS hoàn thành C4: Các chất rắn khác nhau,nở vì nhiệt khác nhau :Nhôm nở nhiều
4. So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn.
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Hoạt động : Vận dụng, củng cố, dặn dò:(10 phút)
1. Vận dụng:
- Yêu cầu HS đọc C5 SGK.
- Hướng dẫn HS trả lời C5
- Yêu cầu HS đọc C6 SGK.
- Gọi HS trả lời C6.
- Yêu cầu HS giải quyết vấn đề đặt ra ở đầu bài.
2. Củng cố:
- Chất rắn nở ra, co lại khi nào?
- So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn?
- Đọc phần “ Có thể em chưa biết”
3.Dặn dò:
- Về nhà học bài, làm bài tập 18.2 SBT
- Nghiên cứu trước bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- HS đọc C5 SGK.
- HS trả lời C5.
- HS đọc C6 SGK
- HS trả lời C6.
- HS trả lời
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Đọc “ Có thể em chưa biết” SGK
- Chú ý nghe giáo viên dặn dò về nhà.
5.Vận dụng:
- C5: Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng khâu nở ra dễ lắp vào cán, khi ngụi đi khâu co lại siết chặt vào cán.
C6: Nung nóng vòng kim loại.
- C7: Sự nở vì nhiệt của chất rắn.
Ngày soạn: 15/01/2013 Ngày dạy: Tuần 23 Tiết PPCT: 23
BÀI 19: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất lỏng.
- Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học, thích tìm hiểu các hiện tượng vật lí trong cuộc sống.
II. Phương pháp : Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.
III. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
- Một bình thủy tinh đáy bằng.
- Một ống thủy tinh thẳng có thành dày.
- Một nút cao su có đục lỗ.
- Một chậu thủy tinh hoặc nhựa.
- Nước có pha màu.
- Một phít đựng nước nóng.
2. Học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung sách giáo khoa. Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
IV. Hoạt dộng dạy- học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài: (05 phút)
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu sự nở vì nhiệt của chất rắn?
Cho một ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
3.Đặt vấn đề vào bài:
- Gọi HS nhắc lại sự nở vì nhiệt của chất rắn.
- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Vậy chất lỏng thì sao? Có nở vì nhiệt như chất rắn hay không? Bài học hôm nay sẽ giúp ta giải quyết vấn đề này.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- HS trả lời, HS khác nhận xét
Đưa ra dự đoán.
BÀI 19: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm xem nước nở ra khi nóng lên hay không?(10p)
Giáo viên giới thiệu dồ dùng thí nghiệm, yêu cầu HS nêu các bước tiến hành thí nghiệm.
Nêu mục đích thí nghiệm này để làm gì?
Dự đoán xem hiện tượng gì xãy ra?
Giáo viên tiến hành thí nghiệm.
Kiểm chứng dự đoán của HS
- Học sinh chú ý quan sát, nêu các bước tiến hành thí nghiệm.
- Nêu mục đích thí nghiệm.
- Đưa ra dự đoán
- Học sinh quan sát.
- Chú ý lắng nghe.
1. Thí nghiệm: SGK
Hoạt động 3. Chứng minh các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau (15 phút)
- Gọi HS đọc C1, C2 SGK.
- Cho HS thảo luận nhóm (3 phút) đưa ra dự đoán.
- GV làm thí nghiệm kiểm chứng.
- GV nhận xét phần dự đoán của HS.
- Yêu cầu HS quan sát hình 19.3 SGK mô tả lại thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau.
+ Tại sao trong thí nghiệm lại dùng các bình giống nhau và các chất lỏng ở các bình phải khác nhau?
+ Tại sao phải để cả 3 bình vào cùng một chậu nước nóng?
- Yêu cầu HS thảo luận (1 phút) rút ra nhận xét.
- Đọc C1, C2 SGK.
- Thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời câu hỏi.
- C1: Mực nước dâng lên, vì nước nóng lê nở ra.
- C2: Mực nước hạ xuống, vì nước lạnh đi co lại.
- HS chú ý quan sát
- Chú ý lắng nghe.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2. Trả lời câu hỏi:
Hoạt động 4 : Rút ra kết luận (5 phút)
- Gọi HS đọc C4 SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận nhanh trả lời C4 (2 phút)
- Nhận xét, đưa ra kết luận.
- Đọc C4 SGK.
- Chia nhóm thảo luận, cử đại diện nhóm trả lời.
(1) tăng.
(2) giảm.
(3) không giống nhau.
- Chú ý lắng nghe, ghi vở
3. Rút ra kết luận:
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Hoạt động : Vận dụng, củng cố, dặn dò:(10 phút)
1. Vận dụng:
- Yêu cầu HS đọc C5 SGK.
- Hướng dẫn HS trả lời C5
- Yêu cầu HS đọc C6 SGK.
- Gọi HS trả lời C6.
- Yêu cầu HS đọc C7 SGK.
- Gọi HS trả lời C7.
- Yêu cầu HS giải quyết vấn đề đặt ra ở đầu bài.
2. Củng cố:
- Sự nở vì nhiệt của chất lỏng như thế nào?
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt ra sao?
- Đọc phần “ Có thể em chưa biết
3.Dặn dò:
- Về nhà học bài, làm bài tập 19.1,19.2,19.3 SBT
- Nghiên cứu trước bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí.
- Đọc C5 SGK.
- HS trả lời.
- Đọc C6 SGK.
- HS trả lời
- Đọc C7 SGK.
- HS trả lời
- Giải quyết vấn đề đặt ra đầu bài.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS đọc
- Chú ý nghe giáo viên dặn dò về nhà.
4.Vận dụng:
C5: Vì khi bị nung nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài.
C6: Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng trong chai nở vì nhiệt.
C7: Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn, vì thể tích chất lỏng ở hai bình tăng lên như nhau nên ở ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn.
Ngày soạn: 22/01/2013 Ngày dạy: Tuần 24 Tiết PPCT: 24
BÀI 20: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất khí.
- Nhận biết được các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất khí để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học, thích tìm hiểu các hiện tượng vật lí trong cuộc sống.
II. Phương pháp : Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.
III. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
- Quả bóng bàn, nước nóng, cốc.
- Dụng cụ thí nghiệm như hình 20.1; 20.2 SGK
2. Học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung sách giáo khoa. Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí.
IV. Hoạt dộng dạy- học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài: (05 phút)
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Sự nở vì nhiệt của chất lỏng như thế nào?
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt ra sao?
- Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
3.Đặt vấn đề vào bài:
- Nêu vấn đề như SGK. Cho HS dự đoán sau đó GV làm thí nghiệm kiểm chứng. Tại sao nhúng quả bóng bàn bị móp vào nước nóng quả bóng phồng lên trở lại.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- Đưa ra dự đoán.
BÀI 20: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
Hoạt động 2: Chất khí nóng lên thì nở ra (25 phút)
- Yêu cầu HS cho biết dụng cụ để thí nghiệm?
- Cách tiến hành thí nghiệm?
- Mục đích thí nghiệm?
- GV giới thiệu dụng cụ, cách tiến hành và thí nghiệm
- Yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra với giọt nước màu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành: C1,C2,C3,C4,C5 (5 phút)
- Có hiện tượng gì với giọt nước màu trong ống khi áp hai bàn tay vào bình cầu ? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì ?
- Khi thôi không áp tay vào bình cầu, có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thuỷ tinh ? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì ?
- Tại sao thể tích không khí trong bình cầu lại tăng lên khi ta áp hai bàn tay nóng vào bình ?
- Tại sao thể tích không khí trong bình lại giảm khi ta thôi không áp tay vào bình cầu ?
- Yêu cầu HS quan sát bảng 20.1 SGK, GV mô tả sơ lược các số liệu và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi :
+ Các chất khí khác nhau nở ra như thế nào?
+ Các chất lỏng, rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào?
+ Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở ra nhiều nhất ? chất nào nở ra ít nhất ?
- Nhận xét thông qua bảng số liệu 20.1.
- Nhận xét.
- Bình cầu, ống thủy tinh, giọt nước màu.
- HS trả lời
- Xem sự nở vì nhiệt của chất khí như thế nào.
- Lắng nghe.
- Quan sát thí nghiệm.
- Chia nhóm thảo luận, cử đại diện trả lời.
- C1: Giọt nước màu đi lên chứng tỏ thể tích khí trong bình tăng: Không khí nở ra.
- C2: Giọt nước màu đi xuống, chứng tỏ thể tích trong bình giảm: Không khí co lại.
- C3: Do không khí trong bình nóng lên.
- C4: Do không khí trong bình lạnh đi.
- C5: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Các chất lỏng, rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
1. Thí nghiệm: SGK
Hoạt động 3. Rút ra kết luận (5 phút)
- Gọi HS đọc C6 _SGK. Dựa vào các nhận xét phần thí nghiệm hãy hoàn thành C6 bằng cách điền vào chổ trống.
- HS trả lời:
a) Thể tích khí trong bình tăng khi khí nóng lên.
b) Thể tích khí trong bình giảm khi khí lạnh đi.
c) Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất, chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất.
2. Kết luận:
- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Hoạt động : Vận dụng, củng cố, dặn dò:(10 phút)
1. Vận dụng:
- Yêu cầu HS đọc C7 SGK.
- Hướng dẫn HS trả lời C7
- Yêu cầu HS đọc C8 SGK.
- Gọi HS trả lời C8.
- Yêu cầu HS đọc C9 SGK.
- Gọi HS trả lời C9.
- Yêu cầu HS giải quyết vấn đề đặt ra ở đầu bài.
2. Củng cố:
- Sự nở vì nhiệt của chất khí như thế nào?
- So sánh sự nở vì nhiệt của chất khí?
- So sánh sự nở vì nhiệt của các chất.
- Đọc phần “ Có thể em chưa biết”.
3.Dặn dò:
- Về nhà học bài, làm bài tập: 20.1; 20.2; 20.3; 20.4 SBT
- Nghiên cứu trước bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
- Đọc C7 SGK.
- HS trả lời.
- Đọc C8 SGK.
- HS trả lời
- Đọc C9 SGK.
- HS trả lời
- Giải quyết vấn đề đặt ra đầu bài.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Đọc SGK
- Chú ý nghe giáo viên dặn dò về nhà.
4.Vận dụng:
- C7: Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ.
- C8: Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức d = hay: d= 10
- Khi nhiệt độ tăng khối lượng m không đổi nhưng thể tích V tăng do đó d giảm. Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.
- C9: Khi thời tiết nóng mực chất lỏng tụt xuống, khi lạnh thì dâng lên.
Ngày soạn:25 /01/2013 Ngày dạy: Tuần 25 Tiết PPCT: 25
BÀI 21: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học, thích tìm hiểu các hiện tượng vật lí trong cuộc sống.
II. Phương pháp : Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.
III. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
- 1 bộ dụng cụ thí nghiệm về lực xuất hiện do sự co dãn vì nhiệt.
- 1 lọ cồn.
- Bông gòn.
- 1 chậu nước.
- Khăn lau khô.
- Hình 21.2, 21.3 và 21.5.
- 1 băng kép và giá để lắp băng kép.
- 1 đèn cồn.
2. Học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung sách giáo khoa. Bài 21 : Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
IV. Hoạt dộng dạy- học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài: (05 phút)
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chất khí nở vì nhiệt như thế nào ? Nêu
File đính kèm:
- vatly 6 HK2.doc