I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Kể tên được một số dụng cụ đo độ dài.
- Biết xác định giới hạn đo(GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo độ dài.
2. Kỹ năng:
- Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
- Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường.
- Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo.
3. Thái độ:
- Có thái độ trung thực, tỉ mỉ cẩn thận, chính xác trong việc thu nhận thông tin, trong quan sát và thực hành thí nghiệm.
- Có hứng thú học tập môn vật lí, cũng như áp dụng các kiến thức và kỹ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng.
- Có tinh thần hợp tác trong học tập , đồng thời có ý thức bảo vệ những syu nghĩ và việc làm đúng đắn.
- Có ý thức sẵn sàng tham gia vào các hoạt động trong gia đình, cộng đồng và nhà trường nhằm cải thiện điều kiện sống, bảo vệ và giữ gìn môi trường.
96 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 6 năm 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1:
Ngày soạn: 25/8/2013
Ngày giảng:29/8/2013
Ngày điều chỉnh: /8/2013
Tiết 1:
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
%1 : ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Kể tên được một số dụng cụ đo độ dài.
- Biết xác định giới hạn đo(GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo độ dài.
2. Kỹ năng:
- Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
- Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường.
- Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo.
3. Thái độ:
- Có thái độ trung thực, tỉ mỉ cẩn thận, chính xác trong việc thu nhận thông tin, trong quan sát và thực hành thí nghiệm.
- Có hứng thú học tập môn vật lí, cũng như áp dụng các kiến thức và kỹ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng.
- Có tinh thần hợp tác trong học tập , đồng thời có ý thức bảo vệ những syu nghĩ và việc làm đúng đắn.
- Có ý thức sẵn sàng tham gia vào các hoạt động trong gia đình, cộng đồng và nhà trường nhằm cải thiện điều kiện sống, bảo vệ và giữ gìn môi trường.
II. PHƯƠNG PHÁP: trực quan, thảo luận nhóm HĐ nhóm.
III. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
- 1 thước có ĐCNN là 1mm.
- 1 thước dây có ĐCNN là 1cm.
- 1 thươc cuộn có ĐCNN là 0,5 cm.
* Chuẩn bị cho cả lớp:
- Tranh vẽ phóng to 1 thước kẻ có GHĐ là 20cm.
- Tranh vẽ to bảng kết quả đo độ dài( Bảng 1.1 SGK/8).
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chép sẵn bảng 1.1. vào vở.
- Một số loại thước dùng trong học tập.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Giới thiệu cấu trúc chương trình vật lí 6.
HS: Tìm hiểu mục tiêu chương I ( SGK / T3)
GV: Lưu ý HS về phương pháp học và các yêu cầu chung khi học chương I.
3.Bài mới
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1
Tìm hiểu tình huống học tập.
- Cho HS quan sát tranh vẽ.
- Yêu cầu HS đọc tình huống ở đầu bài.
? Hãy dự đoán xem: gang tay của 2 chị em có bằng nhau không?
? Để tránh tranh cãi, 2 chị em cần phải thống nhất nhau những điều gì? ® Vào bài.
* Hoạt động cá nhân:
- Đọc tình huống đầu bài trong SGK.
- Nêu ý kiến dự đoán.
- Trả lời theo ý hiểu.
Hoạt động 2 :
Ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài
? Kể tên những đơn vị đo độ dài mà em đã biết?
? Trong các đơn vị đó, đơn vị nào là đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp nước ta?
- Yêu cầu HS hoàn thành C1.
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày.
GV lưu ý: Các đơn vị đo độ dài liền kề nhau hơn kém nhau 10 lần.
- Giới thiệu 1 số đơn vị đo độ dài khác:
1 inh(inch) = 2,54 cm.
1 ft (foot) = 30,48 cm.
Để đo các khoảng cách lớn trong vũ trụ, người ta dùng đơn vị “năm ánh sáng”.
GV nhấn mạnh: Có nhiều đơn vị đo độ dài, tuy nhiên đơn vị đo độ dài chính là “m”. Vì vậy, trong các phép tính toán ta nên đưa về “m”.
- Yêu cầu HS đọc và thực hiện C2.
- Yêu cầu HS đọc và thực hiện C3.
- GV sửa cách đo cho HS sau khi kiểm tra phương pháp đo.
? Độ dài ước lượng và độ dài đo bằng thước có giống nhau không?
- GV tuyên dương những em có độ dài ước lượng và độ dài đo bằng thước gần giống nhau.
- Nhấn mạnh: Sự khác nhau độ dài ước lượng và độ dài kiểm tra càng nhỏ thì khả năng ước lượng càng tốt.
Chuyển ý: Tại sao trước khi đo độ dài, chúng ta thường phải ước lượng độ dài vật cần đo? ® Phần II.
1. Ôn lại đơn vị đo độ dài.
- Kể tên các đơn vị đo độ dài: m; dm ; cm; …
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp nước ta là mét ( m).
- Hoàn thành C1: Điền vào chỗ trống:
1m = 10 dm ; 1m = 100 cm.
1cm = 10 mm; 1Km = 1000m.
- Nghe GV giới thiệu.
2. Ước lượng độ dài.
* Thực hiện C2 theo bàn:
- Ước lượng 1m trên chiều dài bàn.
- Kiểm tra lại bằng thước.
- Nhận xét về giá trị ước lượng và giá trị đo.
* Cá nhân thực hiện C3.
- Ước lượng độ dài gang tay.
- Kiểm tra lại bằng thước.
- Nhận xét qua 2 cách đo ước lượng và bằng thước.
Hoạt động 3:
Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài.
- Yêu cầu HS :
+) Quan sát H1.1.
+) Thảo luận mhóm đôi trả lời C4.
- Yêu cầu HS đọc khái niệm GHĐ và ĐCNN.
? Giới hạn đo là gì?
? Độ chia nhỏ nhất là gì?
- Yêu cầu HS vận dụng trả lời C5.
GV treo tranh vẽ và giới thiệu cách xác định GHĐ và ĐCNN của thước.
- Yêu cầu HS thực hành C6.
Lưu ý: Mỗi loại thước chỉ được chọn 1 lần.
? Tại sao lại chọn loại thước đó?
Nhấn mạnh: Ước lượng độ dài cần đo trước khi tiến hành đo là một việc quan trọng. Làm như vậy ta có thể lựa chọn dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp, kết quả đo có độ chính xác cao, hạn chế tối đa sai số.
* Trả lời C4 ( Nhóm đôi )
-Thợ mộc dùng thước dây.
- Học sinh dùng thước kẻ.
- Thợ may dùng thước mét.
* Cá nhân HS đọc SGK.
- Nắm khái niệm GHĐ và ĐCNN của thước.
* Vận dụng trả lời C5.
* Thực hành C6,.
- Cá nhân HS đo chiều rộng của quyển sách vật lí.
- Cá nhân HS đo chiều dài của quyển sách vật lí.
Hoạt động 4 :
2. Đo độ dài
- GV treo bảng kết quả đo độ dài.
- Hướng dẫn HS đo và ghi kết quả vào bảng 1.1.
- Hướng dẫn HS cách tính giá trị trung bình: ( l1 + l2 + l3) / 3.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện đo chiều dày quyển SGK lí.
- Hỗ trợ các nhóm yếu.
- Kiểm tra kết quả của 1-2 nhóm.
Nhấn mạnh: Để hạn chế sai số và có kết quả đo chính xác nhất, ta thường đo nhiều lần và tính giá trị TB
2. Đo độ dài.
* Hoạt động nhóm: thực hành đo độ dài.
- Thực hành đo độ dài .
- Ghi kết quả vào bảng 1.1.
- Tính giá trị trung bình của các lần đo.
Hoạt động 5 : Củng cố – Vận dụng.
GV ra bài tập ( Bảng phụ)
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp nước ta là (1)………
- GHĐ của thước là (2)…………
- ĐCNN của thước là ( 3)………
- Khi đo độ dài ta phải chọn thước có ( 4)………..và (5) ………phù hợp.
- Yêu cầu HS làm bài tập 1-2.4/SBT.
- Cá nhân HS làm bài tập:
Các từ cần điền:
1. Mét.
2. số lớn nhất ghi trên thước.
3. Khoảng cách giữa 2 vạch gần nhất trên thước.
4. GHĐ
5. ĐCNN.
* Làm bài tập 1-2.4/SBT.
Nối: 1 - C
2 - A
3- B.
4. Hướng dẫn HS học ở nhà:
- Học, hiểu ghi nhớ.
- BTVN: 1-2.2 ®1-2.6/ SBT.
- Xem lại nội dung câu trả lời của C1 ® C6.
- Nghiên cứu trước nội dung bài mới.
V. Rút kinh nghiêm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Nhận xét của tổ trưởng: Nhận xét của BGH:
TUẦN 2:
Ngày soạn: 30/8/2013
Ngày giảng:05/9/2013
Ngày điều chỉnh: /9/2013
Tiết 2:
%2 : ĐO ĐỘ DÀI ( Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết thực hiện các bước khi tiến hành đo độ dài.
- Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường theo qui tắc đo.
- Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo.
2. Kỹ năng: Đo độ dài theo quy tắc đo.
3. Thái độ: Trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.
II. PHƯƠNG PHÁP: trực quan, thảo luận nhóm HĐ nhóm.
III. CHUẨN BỊ:
1Chuẩn bị của giáo viên:
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
- 1 thước có ĐCNN 0,5 cm.
- 1 thước có ĐCNN là 1mm.
- 1 thước dây, 1 thước cuộn.
* Chuẩn bị cho cả lớp:
- Phóng to hình 2.1; 2.2; 2.3/ SGK.
- Bảng phụ ghi C6.
- Bảng phụ ghi bài tập 1-2.7/SBT.
2.Chuẩn bị của học sinh: Các loại thước HS có.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: GHĐ và ĐCNN của thước là gì? Tại sao khi đo độ dài cần ước lượng độ dài cần đo?
Bài tập: Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài lớp em?
A: Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
B: Thước có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
C: Thước có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
D: Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
* ĐVĐ: Chúng ta đã tiến hành đo độ dài trong một số trường hợp, nhưng để đo độ dài để có kết quả chính xác nhất ta làm như thế nào? ® vào bài
3. Bài mới:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
H Đ CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:
Thảo luận về cách đo độ dài.
- Yêu cầu HS nhớ lại phần thực hành đo độ dài ở tiết trước.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm Trả lời từ câu C1 đến câu C5 / SGK.
- Hướng dẫn HS thảo luận chung trên cơ sở kết quả của nhóm:
+) Gọi đại diện 1-2 nhóm trả lời C1.
GV đánh giá lại két quả ước lượng của 1-2 nhóm.
+) Yêu cầu đại diện nhóm HS trả lời C2.
? Tại sao em không dùng thước kẻ để đo chiều dài bàn học, dùng thước dây để đo bề dầy quyển sách vật lí?
GV chốt: Trên cơ sở ước lượng gần đúng độ dài cần đo đề chọn dụng cụ đo thích hợp.
+) Yêu cầu đại diện nhóm HS trả lời C3.
? Khi đầu thước có vạch số 0 bị gãy hoặc vạch số 0 bị mờ, ta làm thế nào để đo được độ dài cần đo?
GV lưu ý : Cách đo này chỉ sử dụng khi đầu thước bị gãy hoặc vạch số 0 bị mờ. Bình thường, ta nên đặt một đầu của vật trùng với vạch số 0 của thước.
+) Khi đo độ dài cần chú ý đặt thước dọc theo độ dài cần đo, không được đặt thước lệch ® Kết quả không chính xác.
+) Yêu cầu HS trả lời C4.
GV treo tranh vẽ minh hoạ 3 trường hợp đầu cuối của vật không trùng với vạch chia.
- Yêu cầu HS đọc độ dài đo được.
GV thống nhất cách đọc kết quả.
+) Yêu cầu HS trả lời C5.
- Thảo luận nhóm trả lời các câu từ C1 đến C5.
- Cử đại diện nhóm trả lời:
C1: So sánh độ dài ước lượng và độ dài đo được ở tiết trước xem độ chênh lệch là bao nhiêu.
C2: Chọn thước có GHĐ 20 cm, ĐCNN 1mm.
C3: Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang với 1 đầu của vật.
HS: Khi thước bị gãy đầu thước có vạch số 0 hoặc vạch số 0 bị mờ, ta có thể đặt đầu thứ nhất của chiều dài cần đo trùng với một vạch khác vạch số 0 của thước. Độ dài đo được chính là hiệu của 2 giá trị tương ứng với 2 đầu của chiều dài cần đo.
C4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
C5: Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Hoạt động 2: Rút ra kết luận.
GV treo bảng phụ ghi C6.
- Yêu cầu HS điền từ thích hợp vào chỗ trống theo yêu cầu C6.
- Gọi 1 HS trình bày C6 trước lớp.
- Gọi HS nhận xét, bổ xung.
- Thống nhất nội dung C6.
GV chốt: Nội dung C6 quy trình đo độ dài.® Nội dung kết luận.
*Rút ra kết luận.
* Hoạt động cá nhân:
- Đọc và xác định yêu cầu C6.
- Tự lực hoàn thiện C6.
- Trình bày C6 trước lớp.
a. Ước lượng độ dài cần đo.
b. Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
c. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
d. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
e. Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
- Ghi nội dung C6 vào vở.
Hoạt động 3:
Củng cố – Vận dụng.
GV ra bài tập ( Bảng phụ)
1. Trước khi đo độ dài của một vật ta nên ước lượng giá trị cần đo để:
A Chọn dụng cụ đo thích hợp nhằm tránh sai số trong khi đo.
B: Chọn dụng cụ có GHĐ lớn hơn độ dài cần đo để chỉ phải đo 1 lần.
C: Chọn dụng cụ đo có GHĐ nhỏ hơn độ dài cần đo để thực hiện nhiều lần đo.
D: Có thể chọn nhiều dụng cụ đo tuỳ ý khác nhau.
2. Để làm giảm sai số trong khi đo độ dài của 1 vật nên:
A: Đặt mép thước song song và vừa sát với vật cần đo.
B: Đặt mắt nhìn thẳng theo hướng vuông góc với cạnh thước.
C: Đặt một đầu vật trùng với vạch số 0 của thước.
D: Phải thực hiện cả 3 thao tác trên.
? Nhắc lại các thao tác cơ bản của quy trình đo độ dài?
- GV treo tranh hình 2.1; 2.2; 2.3/ SGK.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và lần lượt trả lời C7, C8, C9.
GV:Chuẩn lại câu trả lời của HS.
Nhấn mạnh: Khi đo độ dài trong thực tế, chúng ta nên thực hiện đúng các bước theo quy trình đo để có kết quả chính xác nhất.
- Yêu cầu HS tìm hiểu mục “ Có thể em chưa biết”
* Hoạt động cá nhân:
- Đọc và xác định yêu cầu của bài.
- Suy nghĩ lựa chọn phương án chính xác nhất.
1. Chọn A
2.Chọn D
- Nhắc lại 5 thao tác cơ bản trong quy trình đo độ dài.
* Quan sát tranh và trả lần lượt trả lời C7, C8, C9.
C7: Chọn C
C8: Chọn C
C9: 7 cm.
- Đọc mục “Có thể em chưa biết”
4. Hướng dẫn học ở nhà :
- Học, hiểu nội dung ghi nhớ.
- Thực hành theo yêu cầu C10/ SGK.
- BTVN: 1-2. 9 ® 1-2.13/ SBT.
- Gợi ý:
+) Bài 1-2.10: Để đo chu vi quả bóng bàn, có thể dùng thước dây quấn quanh quả bang bàn, hoặc dùng băng giấy quấn quanh quả bóng bàn rồi dùng thước thẳng đo chiều dài băng giấy đó.
+) Bài 1-2.11: Xác định đường kính sợi chỉ: Quấn 20 vòng sợi chỉ sát nhau quanh bút chì. Đánh dấu độ dài đã quấn trên bút chì, dùng thước thích hợp đo độ dài đã đánh dấu. Lấy kết quả đo được chia cho số vòng dây ® Được đường kính của sợi chỉ.
Đọc trước bài mới.
V. Rút kinh nghiêm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Nhận xét của tổ trưởng: Nhận xét của BGH:
-------------------------- @&? --------------------------
TUẦN 2:
Ngày soạn: 25/8/2013
Ngày giảng:29/8/2013
Ngày điều chỉnh: /9/2013
Tiết 2:
%3 : ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Kể tên một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng: ca, cốc, bình chia độ…..
- Biết cách xác định thể tích chất lỏng bằng dụng cụ đo phù hợp.
2. Kỹ năng:
- Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích để đo thể tích chất lỏng theo đúng quy trình.
- Biết đọc chính xác kết quả đo thể tích.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ khi đo thể tích chất lỏng.
II. PHƯƠNG PHÁP: trực quan, thảo luận nhóm HĐ nhóm.
III. CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên:
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
- 1 bình chia độ có GHĐ 250 ml, ĐCNN 5 ml đựng đầy nước.
- 1 bình chia độ có GHĐ 100 ml, ĐCNN 1 ml : đựng một ít nước.
- 1 số loại ca, cốc, can.
- Bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm.
Chuẩn bị của học sinh:
* Bảng nhóm kẻ sẵn bảng 3.1: Kết quả đo thể tích chất lỏng.
* Bút nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: ( Bảng phụ) Điền từ thích hợp vào chỗ (.......) để được phát biểu đúng?
Khi đo độ dài cần:
a. Ước lượng ( 1) ......................cần đo.
b. Chọn thước có (2).............và (3)..........thích hợp.
c. Đặt thước (4) ...............độ dài cần đo sao cho một đầu của vật
(5) .................vạch số 0 của thước.
d. Đặt mắt nhìn theo hướng (6)...............với cạnh thước ở đầu kia của vật.
e. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (7)......................với đầu kia
của vật.
GV nhấn mạnh các bước đo chiều dài, lưu lại trên bảng phụ.
2. Bài mới:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
H Đ CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:
Đơn vị đo thể tích.
ĐVĐ: Như SGK.
Thông báo: Mỗi vật dù to hay nhỏ đều chiếm một thể tích nhất định.
? Kể tên những đơn vị đo thể tích mà em biết?
GV thông báo: Đơn vị đo thể tích thường dùng là m3 và lít ( l).
1 lít = 1 dm3; 1ml = 1 cm3 ( cc).
- Yêu cầu cá nhân HS làm C1.
( Gọi 1 HS lên bảng làm).
GV: chuẩn lại C1.
Giới thiệu 1 cc; 1ml trên các dụng cụ đo thể tích.
* Hoạt động cá nhân:
- Kể tên các đơn vị đo thể tích đã biết.
- Ghi nhớ những đơn vị đo thể tích thường dùng: m3, l.
- Làm C1: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
+) 1 HS lên bảng làm bài.
+) Lớp cùng làm, nhận xét.
1m3 = 1000 dm3 = 1000000 cm3.
1m3 = 1000 lít = 1000000 ml = 1000000 cc.
Hoạt động 2 :
Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
? Làm thế nào đẻ biết chính xác cái bình, cái ấm chứa được bao nhiêu nước?
? Em dùng dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng?
- Yêu cầu HS quan sát hình 3.2.
? Cho biết tên và công dụng của các dụng cụ đó?
GV nhấn mạnh việc xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo để chon được dụng cụ đo là rất quan trong, giúp hạn giảm sai số trong phép đo.
* Hoạt động cá nhân:
® Ta phải đo thể tích lượng nước chứa trong cái bình, cái ấm đó.
+) Kể tên các dụng cụ đo thể tích chất lỏng đã biết: ca, cốc, chai, can….
+) Bình chia độ dùng để đo thể tích chất lỏng.
+)Xác định GHĐ và ĐCNN của các bình chia độ.
- Lần lượt treo các tranh hình 3.3;3.4;3.5.
- Yêu cầu HS quan sát tranh lần lượt trả lời các câu hỏi C6; C7, C8.
- Treo bảng phụ ghi đề bài C9.
- Yêu cầu HS điền từ thích hợp vào dấu (......) để hoàn thành kết luận.
- Chuẩn lại C9.
Chốt: Cách đo thể tích chất lỏng
( Nội dung C9)
Hoạt động 3 (10 phút)
Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng.
* Hoạt động cá nhân:
- Quan sát tranh.
- Trả lời:
C6: Cách b: Đặt bình chia độ thẳng đứng.
C7: Cách b: Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng trong bình..
C8: Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
- Hoàn thiện C9:
Khi đo thể tich chất lỏng bằng bình chia độ cần:
a. Ước lượng thể tích cần đo.
b. Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thíchhợp
c. Đặt bình chia độ thẳng đứng.
d. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
e. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
Hoạt động 4 :
Thực hành: Đo thể tích chất lỏng.
- Yêu cầu HS tìm hiểu nội dung thực hành / SGK.
? Tiến hành đo thể tích chất lỏng theo những bước nào?
GV hướng dẫn HS cách ghi kết quả đo vào bảng 3.1 .
- Yêu cầu hS thực hành theo nhóm.
- Theo dõi hoạt động và kiểm tra của các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm treo bảng kết quả thực hành.
- NX về hoạt động và kết quả của các nhóm thông qua độ chênh lệch giữa thể tích ước lượng và thể tích đo được của chất lỏng.
- Tìm hiểu nội dung thực hành: Đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ.
- Nêu các bước tiến hành : Như SGK.
- Tiến hành thực hành theo nhóm: đo thể tích nước trong bình 1 và bình 2.
- Ghi kết quả vào bảng 3.1.
Hoạt động 5 :
Củng cố – Vận dụng
? Kể tên các dụng cụ đo thể tích chất lỏng
Bài tập ( Bảng phụ )
Người ta đã đo thể tích chát lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN là 0,5 cm3 . Cách ghi kết quả nào sau đây là đúng?
A; V = 20,2 cm3
B: V = 20,50 cm3
C: V = 20,5 cm3
D: V = 20,05 cm3
GV lưu ý HS cách đọc kết quả đo thể tích theo đơn vị của ĐCNN.
HS: Kể tên các dụng cụ đo thể tích chất lỏng: ca, cốc, bình chia độ….
- Đọc đề bài trắc nghiệm.
Chọn phương án đúng: C.
3. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Ghi nhớ các dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
- Ghi nhớ cách đo thể tích chất lỏng và áp dụng vào thực tế ( Khi có điều kiện).
BTVN: 3.2 đến 3.6/SBT ( HS khá, giỏi làm thêm bài 3.7)
Đọc trước bài mới, tự tìm câu trả lời cho các câu hỏi:
Câu 1:Làm thế nào để đo thể tích vật rắn không thấm nước?
Câu 2: Ngoài cách làm đã được giới thiệu trong SGK, em có biết cách đo thể tích vật rắn không thấm nước nào khác không? Hãy nêu cách làm ( nếu có).
Câu 3: Chuẩn bị: Mỗi nhóm 1 vài vật rắn không thấm nước.
- Chuẩn bị 1 chậu nước.
- Kẻ sẵn bảng: 4.1: Kết quả đo thể tích vật rắn.
V. Rút kinh nghiêm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Nhận xét của tổ trưởng: Nhận xét của BGH:
-------------------------- @&? --------------------------
TUẦN 3:
Ngày soạn: 6/9/2013
Ngày giảng:8/9/2013
Ngày điều chỉnh: /9/2013
Tiết 3:
%4 : ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được cách đo thể tích vật rắn không thấm nước.
2. Kỹ năng:
- Biết đo thể tích vật rắn không thấm nước.
- Biết sử dụng thành thạo các dụng cụ đo thẻ tích chất lỏng để đo thể tích vật rắn không thấm nước.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, tỉ mỉ trung thực khi thu thập số liệu.
- Cẩn thận khi làm việc với dụng cụ thuỷ tinh dễ vỡ.
II. PHƯƠNG PHÁP: trực quan, thảo luận nhóm HĐ nhóm.
III. CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên:
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
- 1 bình chia độ có GHĐ 250 ml, ĐCNN 5 ml đựng đầy nước.
- 1 bình chứa; 1 bình tràn
- Bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm.
Chuẩn bị của học sinh:
* Bảng nhóm kẻ sẵn bảng 4.1: Kết quả đo thể tích chất lỏng.
* Bút nhóm.
* 1 chậu nước; 2 vật rắn không thấm nước.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: ( Bảng phụ)
Điền từ thích hợp vào chỗ (...) để được phát biểu đúng?
Khi đo thể cần:
a. Ước lượng ( 1) ......................cần đo.
b. Chọn bình chia độ có (2)............và (3)...............thích hợp.
c. Đặt bình chia độ (4) ...............
d. Đặt mắt nhìn theo hướng (5)....................với mực chất lỏng trong bình..
e. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (6)..............với mực chất lỏng trong bình
GV nhấn mạnh các bước đo thể tích chất lỏng, lưu lại trên bảng phụ.
2. Bài mới:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
H Đ CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 :
Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước.
ĐVĐ: Khi muốn đo thể tích của những vật rắn không thấm nước ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS quan sát H4.2 và trả lời C1.
GV: Cách làm này chỉ có thể thực hiện được khi hòn đá có thể bỏ lọt vào bình chia độ.
? Khi hòn đá không bỏ lọt bình chia độ ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS quan sát hình 4.3 và trả lời C2.
+) Lưu ý : yêu cầu HS nói rõ công việc của từng bước.
1.Dùng bình chia độ:
- Quan sát hình 4,.2.
- Mô tả lại cách đo thể tích hòn đá:
+) Thả chìm hòn đá vào bình nước.
+) Phần thể tích nước dâng lên trong bình là thể tích của hòn đá.
2. Dùng bình tràn.
- Quan sát H4.3.
- Mô tả phương pháp đo:
Khi hòn đá không bỏ lọt bình chia độ ta dùng bình tràn.
+) Thả vật đó vào bình tràn.
+) Hứng lượng nước tràn ra từ bình tràn.
+ ) Dùng bình chia độ để đo thể tích lượng nước đó. Đáy chính là thể tích hòn đá.
Hoạt động 2 : Rút ra kết luận
GV treo bảng phụ nội dung C3.
- Yêu cầu HS điền từ vào chỗ trống.
* Hoạt động cá nhân:
- Hoàn thiện nội dung kết luận C3.
+) Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích phần chất lỏng dâng lên trong bình bằng thể tích của vật.
+) Nếu vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào bình tràn. Thể tích phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật
Hoạt động 3 :
Thực hành: Đo thể tích vật rắn không thấm nước.
- Yêu cầu HS tìm hiểu nội dung thực hành ở SGK.
? Tiến hành đo thể tích vật rắn không thấm nước theo những bước nào?
Lưu ý: Khi tiến hành thí nghiệm tránh làm đổ nước, rơi vãi nước ra ngoài ® Kết quả không chính xác.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành và ghi kết quả vào bảng 4.1.
- Theo dõi thao tác của HS, kịp thời uốn nắn, sửa chữa những sai sót.
- Yêu cầu các nhóm treo bảng kết quả thực hành.
? Nhận xét xem nhóm nào có khả năng ước lượng tốt nhất.
- Nhận xét hoạt động của các nhóm.
- Xác định nội dung thực hành: Đo thể tích của vật rắn không thấm nước.
Nắm các bước tiến hành thí nghiệm như SGK
- Tiến hành thực hành: Đo thể tích 2 vật rắn đã chuẩn bị của nhóm.
- Ghi kết quả vào bảng 4.1/SGK.
- Treo bảng kết quả thực hành.
- Căn cứ vào độ chênh lệch giữa thể tích ước lượng và kết quả đo để đánh giá khả năng ước lượng của các nhóm.
Hoạt động 4 : Củng cố – Vận dụng.
Kể câu chuyện Acsimet tìm ra cách đo thể tích vương miện bằng vàng của nhà vua.
? Căn cứ vào đâu Acsi met có thể tiến hành như vậy?
- Yêu cầu HS trả lời C4..
Bài tập trắc nghiệm:
Bỏ các vật sau đây vào bình tràn thì thể tích phần chất lỏng tràn ra từ bình tràn sang bình chứa đúng bằng thể tích của:
A: Quả chanh nổi 1 nửa trên mặt nước.
B: Viên phấn.
C: Cái đinh ốc bằng sắt.
D: Chiếc cốc thuỷ tinh nổi 1 phần.
- Nghe câu chuyện Acsimet tìm ra cách đo thể tích vương miện của nhà vua.
Vì vương miện là vật rắn không thấm nước nên khi thả vương miện vào nước thì thể tích nước tràn ra đúng bằng thể tích của vương miện.
- Trả lời C4: Chú ý không để nước tràn ra ngoài ® Kết quả đo không chính xác.
- Đọc đề bài.
- Chọn phương án đúng: C
- Đọc nội dung “ Ghi nhớ”
3. Hướng dẫn học ở nhà.
- Học, hiểu ghi nhớ.
- Ghi nhớ cách đo thể tích vật rắn không thấm nước.
- Đọc trước bài mới.
- Chuẩn bị: 1 số vỏ bánh kẹo, bao bì có ghi khối lượng.
V. Rút kinh nghiêm:
....................
File đính kèm:
- LY 6 1213.doc