LỰC KẾ – PHÉP ĐO LỰC – TRỌNG LƯỢNG
VÀ KHỐI LƯỢNG
1.MỤC TIÊU:
1.1. Về kiến thức:
Nhận biết được cấu tạo của 1 lực kế, GHĐ và ĐCNN của 1 lực kế
- Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng 1 vật để tính trọng lượng của vật, biết khối lượng của nó
1.2. Về kĩ năng:
Sử dụng được lực kế để đo lực
1.3. Về thái độ:
Rèn luyên tính cẩn thận, chính xác khi làm thí nghiệm
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Nắm được cấu tạo của lực kế
- Vận dụng công thức giả bài tập
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 10, 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10 –Tuần : 10
Ngày dạy: LỰC KẾ – PHÉP ĐO LỰC – TRỌNG LƯỢNG
VÀ KHỐI LƯỢNG
1.MỤC TIÊU:
1.1. Về kiến thức:
Nhận biết được cấu tạo của 1 lực kế, GHĐ và ĐCNN của 1 lực kế
- Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng 1 vật để tính trọng lượng của vật, biết khối lượng của nó
1.2. Về kĩ năng:
Sử dụng được lực kế để đo lực
1.3. Về thái độ:
Rèn luyên tính cẩn thận, chính xác khi làm thí nghiệm
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Nắm được cấu tạo của lực kế
Vận dụng công thức giả bài tập
3. CHUẨN BỊ
3.1.Giáo viên
1 cây cung, 1 mũi tên
3.2.Học sinh: (Cho mỗi nhóm HS)
mỗi nhóm 1 lực kế lò xo, 1 vài quả nặng, 1 sợi dây mảnh để buộc SGK
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện.
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1:Lực đàn hồi xuất hiện khi nào?
Lực đàn hồi xuất hiện khi 1 vật bị biến dạng (4đ)
Câu 2:Nêu phương , chiều, độ lớn của lực đàn hồi?
Lực đàn hồi có phương cùng phương với lực tác dụng, ngược chiều và cùng độ lớn với lưc tác dụng (6đ)
4.3.Tiến trình bi học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
*Họat động 1: tổ chức tình huống học tập (1phút)
Tại sao khi mua bán người ta có thể dùng lực kế để làm 1 cái cân?
Để biết được chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay. Bài mới
*Hoạt động 2: Tìm hiểu 1 lưc kế(6phút)
+Giới thiệu lực kế và công dụng của lực kế
- Lưc kế là gì?
-Lực kế ta đang dùng là lực kế gì?
-Có lực kế đo lực kéo, lực kế đo lực đẩy và lực kế đo cả lực kéo và lực đẩy
GV phát dụng cụ cho học sinh và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời câu C1 và C2
HS thảo luận nhóm trong 3 phút
Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả của nhóm mình
Chú ý:Khi trả lời phải cầm lực kế của nhóm mình
*Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế: (9phút)
Yêu cầu cá nhân HS trả lời C4
HS trả lời cá nhân C4
uHướng dẫn học sinh cách điều chỉnh kim về vị trí số 0
Hướng dẫn học sinh đo trọng lượng sách giáo khoa (cách cột dây )
Phát dụng cụ cho các nhóm làm thí nghiệm
GV yêu cầu các nhóm thảo luận nhóm làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi C4,C5
Các nhóm làm thí nghiệm và trả lời câu C4,C5
* Họat động 4: Xây dựng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng(12phút)
GV giới thiệu và giải thích các đại lượng
Yêu cầu HS làm câu C6
Vậy giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật có hệ thức P = 10m, Trong đó P là trọng lượng của vật đo bằng Newton còn m là khối lượng đo bằng kilôgam.
Số 10 trong hệ thức là gia tốc trong trườngg được lấy gần đúng là: g = 10/ N/m2.P = mg ( được học ở lớp cao hơn)
* Hoạt động 5: Vận dụng(7phút)
GV cho HS đọc câu C7
Gợi ý cách trả lời C7
HS trả lời C7
C8 về nhà
Yêu cầu HS đọc C9
GV hướng dẫn cách giải 1 bài tập vật lí đơn giản phải có tóm tắt, lời giải, công thức và cuối cùng thay số
HS giải bài tập theo hướng dẫn
*GDHN: Yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của những người làm công việc thiết kế rong các ngành nghề: chế tạo máy,; gia công vật liệu,…
I/ Tìm hiểu lực kế:
1/ Lực kế là gì?
-Lưc kế là dụng cụ dùng để đo lực
2/Mô tả 1 lưc kế lò xo đơn giản:
C1: Lực kế có 1 chiếc(1) lò xo 1 đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn 1 cái móc và 1 cái (2)kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên mặt một (3) bảng chia độ
C2: GHĐ:….
ĐCNN:…
II/ Đo một lực bằng lực kế:
1/Cách đo lực:
C3: (1)vạch 0
(2) lực cần đo
(3)phương
2/Thực hành đo lực:
C4: P= 1,5N
C5: Khi đo phải cầm lực kế thẳng đứng vì lực cần đo là trọng lực, có phương thẳng đứng
III/Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng:
Hệ thứcgiữa trọng lượng và khối lượng của cùng 1 vật:
P = 10. m
Trong đó:
P: trọng lượng (N)
m: khối lượng (kg)
C6:
a)1N
b)200g
c)10N
IV/Vận dụng:
C7:
Vì trọng lượng của 1 vật luôn tỉ lệ với khối lượng của nó , nên trên bảng chia độ của lực kế ta có thể không ghi trọng lượng mà ghi khối lượng của vật. Thực chất “cân bỏ túi” chính là 1 lực kế lò xo
C9:
Tóm tắt:
m = 3,2 tấn = 3200kg
P = ?N
Giải
Trọng lượng của xe:
P = 10.m =10.3200 = 32000(N)
Đ/S: P = 32000N
4.4.Tổng kết: (3phút)
Qua nội dung bài học hôm nay chúng ta cần nắm những nội dung sau:
Qua nội dung bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ điều gì?
Đáp án: Ghi nhớ sgk
Câu 2:Bạn An có khối lượng 35kg. Hỏi bạn An có trong lượng là bao nhiêu Niutơn?
Đáp án: Tóm tắt:
m = 35kg
P = ? N
Giải:
Trọng lượng của bạn An là
P = 10m = 10.35 = 350N
Đáp số: P = 350N
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : (2phút)
Đối với bài học ở tiết học này:
--Học thuộc ghi nhớ.
- Làm tất cả các bài tập VBT
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
-Đối với bài học ở tiết học này:
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
-Chuẩn bị: xem trước bài: “ Khối lượng riêng.”
- Xem trước nội dung phần I: Tính khối lượng theo khối lượng riêng như thế nào:
- Đơn vị thể tích là gì?
5. PHỤ LỤC
Tiết 11- Tuần:11
Ngày dạy: KHỐI LƯỢNG RIÊNG
1.MỤC TIÊU:
1.1. Về kiến thức:
-Trả lời được các câu hỏi: Khối lượng riêng của 1 chất là gì?
-Sử dụng được các công thức m = D . V để tính khối lượng của 1 vật.
1.2. Về kĩ năng:
-Sử dụng được bảng số liệu để tra cứu khối lượng riêng của các chất
-Đo được trọng lượng riêng của chất làm quả cân
1.3. Về thái độ:
Có thái độ cẩn thận khi phân tích đầu bài để sử dụng công thức thích hợp
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Khối lượng riêng là gì?
- Xác định khối lượng riêng của một vật
3. CHUẨN BỊ
3.1.Giáo viên
Bảng khối lượng riêng của 1 số chất
3.2.Học sinh: (Cho mỗi nhóm HS)
+1 lực kế có GHĐ 3N
+1 quả cân có móc treo và có dây buộc
+1 cốc có GHĐ 250ml
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện. (1phút)
4.2.Kiểm tra miệng: (5phút)
? Lực kế là gì?. Nêu hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng? (5đ)
Đáp án:- Lực kế là dụng cụ để đo lực
Hệ thức: P= 10m
Trong đó: P là trọng lượng(N)
m là khối lượng (kg)
?Một thùng hàng 20kg sẽ có trọng lượng là bao nhiêu? (5đ)
Đáp án: P= 10m = 10. 20 = 200N
4.3.Tiến trình bi học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập. (1phút)
Ở An Độ thời cổ xưa, người ta đã đúc được 1 cái cột bằng sắt nguyên chất có khối lượng đến gần 10 tấn. Làm thế nào để cân được chiếc cột đó?
HĐ2: Xây dựng khái niệm khối lượng riêng và công thức tính khối lượng của 1 vật theo khối lượng riêng: (32phút)
GV yêu cầu HS đọc câu C1, nắm vđ cần giải quyết
? Tính khối lượng của 1m3 sắt nguyên chất ?Tính khối lượng của chiếc cột sắt.
*Vậy khối lượng của 1 mét khối 1 chất gọi là khối lượng riêng của chất đó
GV: gợi ý cho HS:
V = 1m3 sắt có m= 7800kg
I/ Khối lượng riêng. Tính khối lượng của các vật theo khối lượng riêng:
1/Khối lượng riêng:
C1:
1dm3(0,001m3)sắt có khối lượng 7,8kg
1m3……………………………………………? kg
Khối lượng của 1 m3 sắt nguyên chất:
= 1. 7,8/ 0,001= 7800(kg/m3)
Khối lượng của chiếc cột sắt:
m= 7800. 0,9 =7020(kg)
7800kg của 1kg của 1m3 sắt là khối lượng riêng của sắt.
V = 1dm3 sắt có m = 7,8kg
V = 1m3 sắt có m = ? kg
V = 0.9m3 sắt có m=?kg
HS đọc các số ghi trong bảng
- Qua số liệu đó em có nhận xét gì?( cùng có thể tích V = 1m3 nhưng các chất khác nhau có khối lượng khác nhau)
+ Chính vì mỗi chất có khối lượng riêng khác nhau mà chúng ta có thể giải quyết câu hỏi đầu bài.
°Định nghĩa khối lượng riêng?
°Đơn vị khối lượng riêng?
Công thức tính khối lượng riêng là gì?
-Gọi HS đọc bảng khối lượng riêng của 1 số chất SGK/37
GV hướng dẫn HS tính khối lượng 1 vật theo khối lượng riêng
- Gọi 1 HS lên tóm tắt và giải câu C2
Gợi ý: vật cần tính là đá nên tra bảng khối lượng riêng là D =2600 kg/m3
Cá nhân HS tóm tắt và giải câu C2
Biết thể tích đá là 0.5m3, KLR của đá là 2600kg/m3. Vậy khối lượng của đá sẽ là: m= 0,5.2600 = 1300 (kg)
Theo bài toán này ta có công thức như thế nào? m = D.V. trong đó D,V, m là gì?
Gợi ý:
1m3 đá có m = ?
0,5 m3 đá có m = ? ( m = 0,5m3.800kg/m3 = 400kg)
- Muốn biết khối lượng của vật có nhất thiết phải cân không? ( không)
- Vậy không cần cân ta phải làm thế nào?
- Dựa vào phép tính toán của C2 trả lời C3.
m = D. V
©Yêu cầu HS điền vào ô trống câu C3
Cá nhân HS điền vào chỗ trống câu C3
* GV hướng dẫn HS từ công thức tính m suy ra công thức tính D =?, V =?
Yêu cầu tất cả học sinh cùng làm bài tập ngoài nháp sau đó gọi HS lên bảng chỉnh sữa
*GDHN: Yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của những người làm công việc thiết kế trong các ngành nghề: chế tạo máy, gia công vật liệu,…
-Khối lượng riêng của 1m3 1 chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.
Đơn vị KLR là kilogam/mét khối ( KH kg/m3 )
D = m / V
Công thức:
Trong đó
m: khối lượng (kg)
V: thể tích (m3)
D: khối lượng riêng (kg/m3)
2/Bảng khối lượng riêng của 1 số chất:
(SGK/37)
3/Tính khối lượng 1 vật theo khối lương riêng:
C2: Tóm tắt Giải
V=0,5 m3 Khối lượng của
D= 2600 kg/m3 khối đá:
m = V . D
m= ? kg = 0,5 . 2600
=13000(kg)
m = V. D
C3
*Bài tập:
BT 1:Hy tính khối lượng của một khối nước có thể tích là 1,5 m3(cho biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 )
Tóm tắt Giải
D = 1000kg/m3 khối lượng của nước là
V = 1.5m3 m = D.V = 1000.1.5
m = ? = 1500(kg)
Đáp số: 1500kg
BT 2: Hy tính khối lượng của một khối sắt có thể tích là 95 m3(cho biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 )
Tóm tắt Giải
D = 7800kg/m3 khối lượng của nước là
V = 95m3 m = D.V = 7800.95
m = ? = 741000(kg)
Đáp số: 741000kg
4.4.Tổng kết: (3phút)
Qua nội dung bài học hôm nay chúng ta cần nắm những nội dung sau:
Câu 1:Khối lượng riêng của một chấtlà gì? Công thức tính?
Đáp án: -Khối lượng riêng của 1 chất được xác định bằng khối lượng của 1 đơn vị thể tích(1m3) chất đó
D = m/ V
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : (3phút)
Đối với bài học ở tiết học này:
+Học bài phần ghi nhớ SGK
+Đọc phần có thể em chưa biết
+ Làm bài tập 11.1đến11.2 SBT
+ Chú ý cách giải bài tập đúng phương pháp( đọc kỹ đề, tóm tắt đề, giải…)
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Đối với bài học ở tiết học này:
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
-Chuẩn bị: Phần II Trọng lượng riêng của một chất là gì?
- Cách tính trọng lượng riêng từ khối lượng riêng như thế nào?
- Chú ý trước công thức d = 10D
5. PHỤ LỤC
File đính kèm:
- Vat ly 6 Tiet 1011.doc