Giáo án Vật lý 6 tiết 10: Lực đàn hồi - Trường THCS Long Tân

LỰC ĐÀN HỒI

I/ MỤC TIÊU

- Nhận biết được thế nào là biến dạng đàn hồi của một lò xo.

- Trả lòi được câu hỏi về đặc điểm của lực đàn hồi.

- Dựa vào kết quả TN, rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo.

II/ CHUẨN BỊ.

o 1 lò xo

o 4 quả nặng giống nhau

o Thước.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 10: Lực đàn hồi - Trường THCS Long Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Đoàn Ngọc Lâm Tuần : 10 Ngày soạn : Tiết :10 Ngày dạy: LỰC ĐÀN HỒI I/ MỤC TIÊU Nhận biết được thế nào là biến dạng đàn hồi của một lò xo. Trả lòi được câu hỏi về đặc điểm của lực đàn hồi. Dựa vào kết quả TN, rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo. II/ CHUẨN BỊ. 1 lò xo 4 quả nặng giống nhau Thước. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Ghi bảng Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ –Tổ chức tình huống học tập Trọng lực là gì? Có phương và chiều như thế nào? Đơn vị lực là gì? Vào bài như SGK _ Cá nhân HS trả lời. Bài 9: LỰC ĐÀN HỒI Hoạt động 2: Hình thành khái niệm độ biến dạng và biến dạng đàn hồi. Gv : Y/c HS đọc phần TN. Gv : Y/c HS kẻ bảng 9.1 vào vở. Gv : Hướng dẫn các nhóm học sinh làm TN và ghi kết quả vào vở. Gv : Sau khi lắp vào yêu cầu HS bỏ từng quả nặng ra. Gv : Y/c HS làm C1 đẻ rút ra kết luận. Gv : Thông báo độ biến dạng của lò xo. Gv : Y/c Hs làm C2 vào bảng 9.1 + Đọc + Kẻ bảng 9.1 + Làm TN và ghi kết quả vào vở. + Rút từng quả nặng ra + Làm C1: ( 1) : Giãn ra ; (2): tăng lên ; (3): bằng + Theo dõi. + Làm C2 vào bảng. I.BIẾN DẠNG ĐÀN HỒI –ĐỘ BIẾN DẠNG 1/ Biến dạng của một lò xo. _ Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải nếu buông tay ra thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên 2/ Độ biến dạng của một lò xo. _ Độ biến dạng của một lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo. Hoạt động 3: Hình thành khái niệm lực đàn hồi và nêu đặc điểm của lực đàn hồi. Gv : Y/c HS đọc thông báo về lực đàn hồi. Gv : Y/c Hs trả lời C3, C4. _ Đọc _ Làm C3 Trọng lượng của quả nặng _ C4: câu C II/ LỰC ĐÀN HỒI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÓ 1/ Lực đàn hồi _ Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc ( hoặc gắn) với hai đầu của nó. 2/ Đặc điểm của lục đàn hồi. _ Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn. Hoạt động 4: Vận dụng- Củng cố Y/c Hs đọc phần ghi nhớ. Y/c Hs làm C5, C6. + Đọc + Làm C5: _Tăng gấp đôi _ Tăng gấp ba + C6: sợ dây cao su và chiếc lò xo có cùng tính chất đàn hồi. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: Làm hết các bài tập trong SGK và SBT. Học bài cũ xem trước bài mới.

File đính kèm:

  • docbai9.doc
Giáo án liên quan