Tiết 16
MẶT PHẲNG NGHIÊNG
I. MỤC TIÊU:
1, Về kiến thức:
Nêu được hai thí dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ rõ ích lợi của chúng.
Kiến thức trọng tâm: Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
2, Về kĩ năng:
Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lí trong từng trường hợp.
3, Về tư tưởng:
Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế.
II.PHƯƠNG PHÁP:
Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, thực hành.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Lực kế, vật nặng, mặt phẳng nghiêng, dây buộc, bảng 14.1.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 16 bài: Mặt phẳng nghiêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...................
Ngày giảng:
6A:................................
6B:.................................
Tiết 16
Mặt phẳng nghiêng
I. Mục tiêu:
1, Về kiến thức:
Nêu được hai thí dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ rõ ích lợi của chúng.
Kiến thức trọng tâm: Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
2, Về kĩ năng:
Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lí trong từng trường hợp.
3, Về tư tưởng:
Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế.
II.Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, thực hành.
III. đồ dùng dạy học:
Lực kế, vật nặng, mặt phẳng nghiêng, dây buộc, bảng 14.1.
IV. Tiến trình dạy học:
1.ổn định lớp: lớp 6A:.............. Lớp 6B.................
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
Câu 1: Khoanh tròn đáp án đúng trên bảng phụ :
a) Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau đây?
A. F < 20N
B. F = 20N
C. 20N < F < 200N
D. F = 200N
b) Khi kéo trực tiếp ống bê tông lên theo phương thẳng đứng thì gặp những khó khăn gì?
A. Tư thế đứng không vững chắc, dễ ngã.
B. Không lợi dụng được trọng lượng của cơ thể.
C. Phải cần nhiều người.
D. A, B, C đều đúng
Câu 2: Nêu các loại máy cơ đơn giản thường dùng?
Tác dụng của các loại máy cơ đơn giản?
Đáp án: Các máy cơ đơn giản thường dùng là Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
Chúng có tác dụng di chuyển các vật hoặc nâng các vật lên cao một cách dễ dàng.
3. Bài mới: *ĐVĐ:
- cho HS Hãy tìm hiểu những khó khăn trong cách kéo trực tiếp theo phương thẳng đứng ở hình 13.2 ?
- Dùng mặt phẳng nghiêng liệu có khắc phục được khó khăn trong cách kéo trực tiếp theo phương thẳng đứng ở hình 13. 2 hay không ? Ta nghiên cứu bài học hôm nay.
hoạt động của GV và HS
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
GV nêu vấn đề với câu hỏi sau:
? Dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng có thể làm giảm lực kéo vật lên hay không.
? Muốn làm giảm lực kéo thì phải tăng hay giảm độ nghiêng của tấm ván.
HS: Suy nghĩ và đưa ra một số cách giải quyết vấn đề.
GV: Để làm giảm lực kéo thì chúng ta phải tăng hay làm giảm độ nghiêng của tấm ván? Chúng ta cùng nhau đi làm thí nghiệm để có đáp án cho câu hỏi này.
1. Đặt vấn đề. (SGK - 44)
Hoạt động 2: (15’) Tiến hành thí nghiệm)
? Để tiến hành thí nghiệm này chúng ta cần những dụng cụ nào.
HS nêu dụng cụ thí nghiệm như SGK - 44.
GV: hướng dẫn cách lắp thí nghiệm theo hình 14.2. Sau đó hướng dẫn HS cách tiến hành đo và ghi tóm tắt các bước làm thí nghiệm lên bảng.
GV: giao thí nghiệm cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện đúng yêu cầu thực hành.
HS làm thí nghiệm theo nhóm trong 4 phút theo hướng dẫn câu C1. Sau đó đại diện các nhóm ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 14.1.
GV: Dưa vào thí nghiệm trên các em hãy nêu lại cách em làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
HS thảo luận theo nhóm với câu C2 sau đó đại diện các nhóm nêu ý kiến của mình.
GV: Tổng hợp ý kiến và chốt lại đáp án của câu hỏi C2.
GV: Qua thí nghiệm trên chúng ta rút ra kết luận gì?
2. Thí nghiệm.
a) Chuẩn bị: (SGK - 44)
b) Tiến hành đo:
- Đo trọng lượng F1 của vật.
- Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng lớn)
- Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng vừa)
- Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng nhỏ)
C1:
Lần đo
Mặt phẳng nghiêng
Trọng lượng của vật: P = F1
Cường độ của lực kéo vật F2
Lần 1
Độ nghiêng lớn
F1 = ... N
F2 = ... N
Lần 2
Độ nghiêng vừa
F2 = ... N
Lần 3
Độ nghiêng nhỏ
F2 = … N
C2: Làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách giảm độ cao của tấm ván.
Hoạt động 3: ( 5’) Rút ra kết luận.
? Dựa vào bảng kết quả thí nghiệm các em hãy trả lời vấn đề đặt ra ở phần 1.
HS: Suy nghĩ và rút ra kết luận.
GV nhận xét và đưa ra nội dung phần kết luận.
3. Rút ra kết luận.
- Dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng
có thể làm giảm lực kéo vật lên.
- Muốn làm giảm lực kéo thì phải giảm
độ nghiêng của tấm ván.
Hoạt động 4: (10’) Vận các kiến thức về mặt phẳng nghiêng vừa học để trả lời các câu hỏi phần vận dụng :
- Liên hệ với thực tế hãy nêu hai ví dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng trả lời câu C3.
GV: Yeõu caàu hoùc sinh hoaứn thaứnh C4? Tại sao đi lên dốc thoai thoải dễ hơn đi lên dốc đứng?
GV: Yeõu caàu hoùc sinh hoaứn thaứnh C5?
ở hình 14.3 chú Bình đã dùng một lực là 500N để đưa một thùng phuy nặng 2000N từ mặt đất lên xe ô tô. Nếu sử dụng tấm ván dài hơn thì chú Bình sẽ dùng lực nào thì có lợi nhất trong các lực sau:
a) F = 2000N b) F > 500N
c) F < 500N d) F = 500N
Hãy giải thích câu trả lời của em ?
4. Vận dụng.
C3:
- Đưa hàng lên xe ô tô.
- Đưa xe máy lên nhà.
C4: Vì dốc càng thoai thoải thì độ
nghiêng càng nhỏ nên lực bỏ ra càng ít (tức là càng đỡ mệt hơn)
C5: ý : C
Vì dùng tấm ván dài hơn thì độ nghiêng càng giảm nên lực bỏ ra phải nhỏ đi.
4. Củng cố: (3’)
- Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ những kiến thức nào?
- Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ + có thể em chưa biết.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2’)
- Học thuộc ghi nhớ SGK và làm các bài tập 14.1 - 14.13 (SBT - 45, 46, 47).
- Ôn tập trước toan bộ kiến thức từ bài 1 đến bài 15.
V. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- T16.doc