Tiết 17: ÔNTẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hệ thống hóa lại các kiến thức cơ bản đã học trong chương I theo trình tự.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài tập thực
tế.
- Rèn luyện cho Hs kĩ năng sử dụng ngôn ngữ vật lí.
3. Thái độ: Tính cẩn thận, nghiêm túc và thái độ trung thực khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ;
1. Giáo viên: bảng phụ, phiếu học tập, máy chiếu ghi nội dung bài tập.
2. Học sinh: học bài và làm bài tập.
III. PHƯƠNG PHÁP: hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1).
2. Kiểm tra: kết hợp trong giờ.
3. Bài mới(40):
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2330 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 17: Ôn tập - Trường THCS Tiến Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 12/ 12/ 2013.
Lớp: 6C.
Tiết 17: ÔNTẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hệ thống hóa lại các kiến thức cơ bản đã học trong chương I theo trình tự.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài tập thực
tế.
- Rèn luyện cho Hs kĩ năng sử dụng ngôn ngữ vật lí.
3. Thái độ: Tính cẩn thận, nghiêm túc và thái độ trung thực khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ;
1. Giáo viên: bảng phụ, phiếu học tập, máy chiếu ghi nội dung bài tập.
2. Học sinh: học bài và làm bài tập.
III. PHƯƠNG PHÁP: hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1).
2. Kiểm tra: kết hợp trong giờ.
3. Bài mới(40):
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức.
? Trong chương ta đã được nghiên cứu các kiến thức cơ bản nào, nhóm 2 bạn sẽ hoàn thành vào phiếu học tập.
? Nêu tên, đơn vị chính và dụng cụ để thực hiện các phép đo mà em đã được học?
HS hoạt động và hoàn thành vào
phiếu học tâp ⇒ Đại diện lên bảng trả lời.
Gv chốt lại các phép đo.
Lực là gì? Đơn vị của lực? Lực tác dụng lên vật dẫn đến những kết quả gì?
Làm thế nào để nhận biết có lực tác dụng lên vật?
Lực đàn hồi là gì?
Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực?
Thế nào là hai lực cân bằng? Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì như thế nào?
HĐ cá nhân trả lời câu hỏi theo sự chuẩn bị.
Tương tự với khái niệm khối lượng, khối lượng riêng, trọng lượng riêng:
Kí hiệu, đơn vị và công thức tính?
? Kể tên các loại máy cơ đơn giản đã biết?
? Chúng giúp ích gì cho hoạt động của con người?
? Nêu lợi ích của mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy?
Gv: Chốt các kiến thức liên quan.
I. Lí thuyết.
1. Đo lường.
STT
Phép đo
Dụng cụ
Đơn vị
1
Độdài
Thước
m
2
Thể tích
Bình chia độ
m3và lít
3
Khối lượng
Cân
Kg
4
Lực
Lực kế
N
2. Lực, khối lượng và trọng lượng.
Lực- F (N)
Lực đàn hồi
Trọng lực
Hai lực cân bằng
a. Lực:
b. Khối lượng và trọng lượng:
Trọng lượng riêng
d (N/m3)
d=
Trọng lượng- P (N)
Khối lượng- m (kg)
Khối lượng riêng
D (kg/m3)
D=
Ta có: P = 10. m.
d = 10. D.
3. Máy cơ đơn giản.
- Máy cơ đơn giản thường dùng: mặt
phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
- Giúp con người làm việc dễ dàng
hơn.
- Mặt phẳng nghiêng có thể kéo (đẩy ) vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng vật.
- Đòn bẩy: OO2 > OO1 thì F2 < F1.
* Hoạt động 2: Bài tập vận dụng
Bài 1: Đổi đơn vị
Gv: Yêu cầu cá nhân học sinh tự thực hiện các phép đổi đơn vị đo.
Hs: Cá nhân hoàn thành.
Bài 2: Dạng bài toán xác định khối lượng, trọng lượng vật.
Em hãy tính trọng lượng của 2 lít dầu ăn? Biết rằng khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800kg/m3.
? Em hãy nêu các bước giải một bài toán vật lý
? Bài toán cho biết đại lượng vật lý nào, yêu cầu tính toán đại lượng vật lý nào.
? Vận dụng công thức nào để tính toán theo yêu cầu.
Phương pháp:
- Tóm tắt, đổi đơn vị (nếu có).
- Áp dụng công thức.
- Thay số vào công thức.
- Kết luận.
Bài 3: Dạng bài toán xác định khối lượng riêng, trọng lượng riêng
Bài 3.1: Biết 10 dm3 cát có khối lượng 15 kg. Tính:
a. Trọng lượng của 10dm3 cát?
b. Khối lượng riêng của cát?
c. Trọng lượng riêng của cát?
Gv: Yêu cầu học sinh tự làm cá nhân rồi lên bảng hoàn thành.
Hs: một học sinh trình bày, dưới lớp làm vào vở, sau đó nhận xét bài.
? Nêu cách giải khác đối với ý c
Gv: Có thể ghi điểm cho bài làm của Hs.
Bài 3.2:
Một vật bằng sắt nguyên chất có trọng lượng 7,8 N.
a. Khi đặt vật đó vào đĩa cân đồng hồ thì kim chỉ thị chỉ bao nhiêu?
b. Khi thả vật đó vào bình chia độ đang chứa 80 ml nước, thì mực nước trong bình dâng lên ở mức bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/ m3.
Gv: ? Bản chất của câu hỏi a chính là việc chúng ta đi tìm đại lượng vật lý nào
? Bản chất của ý b là ta đi tìm đại lượng vật lý nào.
Hs: Trả lời và tự hoàn thành.
II. Bài tập
Bài 1:
0,5m = ………..dm = …………cm.
2mm= …………m = …………km.
0,04km = …………m = …………cm.
0,05m3= ………..dm3= ………… cm3.
2,5d m3= …………lít = ………ml.
0,05 kg = …………g = …………mg.
2 g = ……… …….kg = …………tạ.
0,3 tấn = ………… tạ = ………… kg.
Bài 2:
Lg:
Tóm tắt: V= 2 (l)= 0,002 (m3).
D= 800kg/m3
P= ?
Khối lượng của 2 lít dầu ăn là:
AD: m= D.V
Thay số ta được: m= 800. 0,002= 1,6 (kg).
Trọng lượng của 2 lít dầu ăn là:
ADCT: P= 10.m.
Thay số ta được: P= 1,6. 10= 16 (N).
Vậy trọng lượng của 2 lít dầu ăn là: 16 N.
Bài 3.1:
Tóm tắt: V= 10 dm3= 0,01 m3.
m= 15kg.
P= ?
D= ?
d= ?
Lg:
a. Trọng lượng của 10 dm3 cát là:
ADCT: P= 10. m.
Thay số: P= 10. 15= 150 (N).
b. Khối lượng riêng của cát là:
ADCT: D=
Thay số: D= (kg/m3)
c. Trọng lượng riêng của cát là:
ADCT: d= 10.D
Thay số: d= 10. 1500= 15000 (N).
Bài 3.2:
Tóm tắt: P= 7,8 (N).
D= 7800 (kg/m3).
m= ?
V’= ?
Lg:
a. Khối lượng của vật là:
ADCT: P= 10.m => m=
Thay số: m= (kg).
Khi đặt vật đó vào đĩa cân đồng hồ thì kim chỉ 0,78 kg.
b. Thể tích của vật là
AD: D= =>
Thay số: (m3)= 100 (ml).
Vậy khi thả vật vào bình chia độ thì mực nước dâng lên mức: V’= 100+ 80= 180 ml.
4. Củng cố(3):
- Giáo viên chốt lại kiến thức trọng tâm.
- Lưu ý học sinh trong quá trình làm bài toán vật lý cần chú ý đổi đơn vị cho các đại lượng nếu có ngay từ đầu.
5. Hướng dẫn về nhà(1):
- Ôn tập lý thuyết và làm lại các dạng bài tập đã chữa.
- Làm các bài tập tương tự trong sách bài tập, vở bài tập chuẩn bị tốt cho thi học kì I.
V. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………….................................
File đính kèm:
- ON TAP HKI LY 6.doc