Giáo án Vật lý 6 tiết 2 bài 3: Đo thể tích chất lỏng

 Bài 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng

- Biết cách xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ thích hợp.

2. Kỹ năng:

- Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.

- Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích của chất lỏng.

3. Thái độ:

- Rèn tính trung thực tỉ mỉ, thận trọng trong khi đo thể tích của chất lỏng.

II. CHUẨN BỊ:

- Một số vật dụng đựng chất lỏng, một số ca có để sẵn chất lỏng.

- Mỗi nhóm có từ 2 đến 3 loại bình chia độ.

- Mỗi nhóm một ít đá nhỏ và dây buộc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 2 bài 3: Đo thể tích chất lỏng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n:..................... Ngµy gi¶ng: 6A:................................. 6B:................................. TiÕt 2 Bài 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng - Biết cách xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ thích hợp. 2. Kỹ năng: - Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn. - Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích của chất lỏng. 3. Thái độ: - Rèn tính trung thực tỉ mỉ, thận trọng trong khi đo thể tích của chất lỏng. II. CHUẨN BỊ: - Một số vật dụng đựng chất lỏng, một số ca có để sẵn chất lỏng. - Mỗi nhóm có từ 2 đến 3 loại bình chia độ. - Mỗi nhóm một ít đá nhỏ và dây buộc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Ổn định tổ chức: Lớp 6A ............ ; Lớp 6B............. 2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) 1. GHĐ và ĐCNN của thước là gì ? Tại sao trước khi đo độ dài em thường ước lượng mới chọn thước?. 2. Trình bày cách đo độ dài ? * GV: Đặt vấn đề như trong SGK: 3.Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của học sinh Hoạt động1:Đơn vị thể tích (học sinh tự ôn tập) (5p) - GV: Yêu cầu HS đọc phần I GV: Một vật dù lớn hay nhỏ cũng chiếm một khoảng trong không gian gọi là thể tích. - Đơn vị đo thể tích nào thường dùng? - GV: Yêu cầu HS trả lời câu C1. I. ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH: HS: - Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l). 1 lít =1dm3; 1ml = 1cm3= 1cc. C1: + 1 m3 = 1000dm3 = 1000000cm3. + 1 m3 = 1000l = 1000000ml =1000000cc Hoạt động2: Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích chất lỏng(7p) - Giới thiệu cho HS quan sát các bình chia độ trong (hình 3.1 SGK) và cho biết GHĐ và ĐCNN của mỗi bình. (trả lời C2). - Ở nhà các em thường thấy dùng dụng cụ gì để đo thể tích chất lỏng (C3) -Giới thiệu các loại bình đo thể tích trong thí nghiệm. Cho các em quan sát các loại bình chia độ(Đổi nhóm 2 lần)C4 - Vậy có thể dùng những dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng? (C5) II. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG. 1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích chất lỏng. C2: + Ca to có GHĐ 1 lít; + Ca nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0,5lít. + Can nhựa có GHĐ là 5lít; và ĐCNN là 1lít. C3: Dùng chai lít, chai xị C4. HĐ nhóm: Quan sát & xác định GHĐ&ĐCNN của các bình chia độ C4: + Bình a: GHĐ là 100ml; ĐCNN là 2ml. + Bình b: GHĐ là 250ml; ĐCNN là 50ml. + Bình c: GHĐ là 300ml; ĐCNN là 50ml. (C5) - Dụng cụ đo thể tích chất lỏng bao gồm: bình chia độ, chai, lọ, ca đong…… Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích chất lỏng(10p) - GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C6, C7,C8. - GV: Gọi một vài HS phát biểu trước lớp, thảo luận thống nhất câu trả lời. - GV: Yêu cầu HS đọc câu C9 - GV: Gọi một HS đọc kết quả sau khi đã điền từ. Sau đó GV điều chỉnh câu trả lời ghi vào vở. 2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng. C6: b) Đặt bình chia độ thẳng đứng C7: b) Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng. C8: a) 70 cm3, b) 50 cm3, c) 40 cm3, C9: a) Thể tích b) GHĐ – ĐCNN c) Thẳng đứng d) ngang với e) gần nhất. Hoạt động 4: Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích chất lỏng(12p) - GV: Chọn một bình có lượng nước lớn hơn GHĐ của bình chia độ và một bình có lượng nước nhỏ hơn GHĐ. - GV: Cho HS thảo luận phương án tiến hành thí nghiệm. - GV: Yêu cầu HS thực hiện bài thực hành như trong SGK, ghi kết quả vào bảng 3.1. - GV: Yêu cầu ba HS trong một nhóm đọc bảng kết quả đo. Nếu khác nhau thì yêu cầu nhóm cho biết lí do. 3. Thực hành - HS: Đưa ra phương án tiến hành thí nghiệm của mình. Sau đó chọn dụng cụ đo. - HS: Đọc phần tiến hành đo phần tiến hành đo bằng bình chia độ và ghi vào bảng kết quả. - Mỗi HS trong nhóm thực hiện một lần đo, lập một bảng kết quả riêng. 4. Củng Cố: (3p) - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở đầu bài. - Để đo thể tích của chất lỏng người ta thường dùng dụng cụ nào? - Yêu cầu HS làm bài tập 3.1. 5.Hướng dẫn về nhà:(2P) 1. Bài vừa học: - Trả lời lại các C1 đến C9 vào vở. - Học thuộc phần ghi nhớ. - Làm bài tập 3.1 đến 3.7 SBT. 2. Bài sắp học: +Xem trước bài “Đo thể tích vật rắn không thấm nước” + Mỗi nhóm chuẩn bị vài vật rắn không thấm nước như viên đá, viên bi con ốc săt, dây cột D- Rót kinh nghiÖm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docT2.doc
Giáo án liên quan