Giáo án Vật lý 6 tiết 20 Tổng kết chương I: Cơ học

Tiết 20 TỔNG KẾT CHƯƠNG I : CƠ HỌC

I./ Mục đích , yêu cầu :

 Kiến thức : Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương .

 Củng cố và đánh giá sự nắm vững các kiến thức và kĩ năng .

 Kỹ năng : Vận dụng những kiến thức vào thực tế, giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế

 Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực trong hợp tác nghiên cứu .

II./ Đồ dùng dạy học :

 Mỗi nhóm : 2 bảng phụ vẽ sẵn trò chơi ô chữ và 2 cây bút lông .

 Cả lớp : Nhãn ghi khối lượng tịnh của kem giặt, kéo cắt tóc, kéo cắt kim loại

 Bảng phụ ghi câu hỏi

III./ Các bước lên lớp :

1./ Kiểm tra bài cũ : (5’)

 Các tác dụng khi sử dụng ròng rọc cố định , ròng rọc động ?

 Sửa bài tập : Máy cơ đơn giản nào sau đây không làm thay đổi đồng thời cả hướng và độ lớn của lực

 A. Ròng rọc cố định B. Ròng rọc động

 C. Mặt phẳng nghiêng D. Đòn bẩy

2./ Bài mới .

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 20 Tổng kết chương I: Cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20 TỔNG KẾT CHƯƠNG I : CƠ HỌC I./ Mục đích , yêu cầu : Kiến thức : Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương . Củng cố và đánh giá sự nắm vững các kiến thức và kĩ năng . Kỹ năng : Vận dụng những kiến thức vào thực tế, giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực trong hợp tác nghiên cứu . II./ Đồ dùng dạy học : Mỗi nhóm : 2 bảng phụ vẽ sẵn trò chơi ô chữ và 2 cây bút lông . Cả lớp : Nhãn ghi khối lượng tịnh của kem giặt, kéo cắt tóc, kéo cắt kim loại … Bảng phụ ghi câu hỏi III./ Các bước lên lớp : 1./ Kiểm tra bài cũ : (5’) Các tác dụng khi sử dụng ròng rọc cố định , ròng rọc động ? Sửa bài tập : Máy cơ đơn giản nào sau đây không làm thay đổi đồng thời cả hướng và độ lớn của lực A. Ròng rọc cố định B. Ròng rọc động C. Mặt phẳng nghiêng D. Đòn bẩy 2./ Bài mới . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 : Ôn tập kiến thức trong chương I (10’) - GV có thể tổ chức cho HS chia thành 4 nhóm (theo 4 tổ) thi đấu với nhau. Mỗi tổ lần lượt cử đại diện trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập - GV điều khiển cho các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi. Khuyến khích những nhóm khác nhận xét, tìm ra chổ sai, chổ thiếu trong từng câu trả lời của đội bạn . - Đối với câu 10 và 11, GV yêu cầu HS phải nói rõ ý nghĩa của từng đại lượng vật lý có trong công thức và đơn vị của chúng . - Đối với câu 13, GV có thể cho HS xung phong trả lời lấy điểm miệng (ưu tiên cho những HS yếu) Hoạt động 2 : Vận dụng (20’) - GV có thể tiếp tục cho HS thi đua giữa các nhóm trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng - GV hướng dẫn, điều khiển HS tham gia giải các bài tập vận dụng, nhận xét, bổ sung và giải thích nếu đó là các bài tập khó . - Đối với câu 3*, GV có thể khuyến khích cho điểm HS nào có thể trả lời đúng cách và có thể giải thích rõ ràng - Đối với câu 6, GV có thể đưa ra vật mẫu (kéo cắt giấy và kéo cắt kim loại) cho HS quan sát . - GV điều khiển HS nhận xét, bổ xung, thống nhất câu trả lời và cho điểm - GV có thể đưa thêm vào 2 câu hỏi: 7. Khi bỏ vào nước 1 kg chì và 1 kg sắt thì trường hợp nào mực nước trong bình dâng cao hơn? 8. Một người muốn bán 1 lít nước mắm nhưng trong tay chỉ có hai cái ca , một ca loại 3 lít và 1 ca loại 5 lít không có vạch chia . làm thế nào để đong được 1 lít nước mắm bằng hai cái ca nói trên Hoạt động 3 : Trò chơi ô chữ (10’) - GV nêu thể lệ của trò chơi(mỗi nhóm sẽ được 2 bảng phụ đã vẽ sẵn ô chữ) các nhóm sẽ hoàn thành ô chữ trong 2 phút - GV thu các ô chữ của các nhóm và treo lên bảng - Yêu cầu các nhóm HS nhận xét chéo lẫn nhau. - GV tổng kết và cho điểm trong phần chơi ô chữ - GV tổng kết điểm của các nhóm, khen thưởng nhóm đã có số điểm cao nhất và nhóm tích cực hoạt động nhất - HS hoạt động theo nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập. - HS nhận xét, bổ sung các câu trả lời của bạn - HS phải nói rõ ý nghĩa và đơn vị của từng đại lượng vật lý có trong công thức trong câu 10 và 11 . - HS xung phong trả lời câu 13 để lấy điểm - HS tiếp tục thi đua giữa các nhóm trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng - HS dưới sự điều khiển của GV nhận xét các câu trả lời của bạn , bổ sung nếu có . - HS trả lời cách chọn của mình và giải thích tại sao lại chọn cách đó - HS đọc câu 6, quan sát vật mẫu và trả lời câu hỏi - HS nhận xét, bổ xung, thống nhất câu trả lời - Do khối lượng riêng của sắt > khối lượng riêng của chì. => Cùng một khối lượng thì thể tích của sắt sẽ lớn hơn. è Mực nước sẽ dâng cao hơn khi ta bỏ 1 kg sắt vào bình . - Đổ đầy nước mắm vào ca 3 lít rồi đổ sang ca 5 lít . Tiếp tục đổ đầy nước mắm vào ca 3lít rồi đỏ sang ca 5 lít. Khi ca 5 lít vừa đầy thì lượng nước mắm trong ca 3 lít sẽ là 1 lít . - Các nhóm HS nhận 2 bảng phụ đã vẽ sẵn ô chữ và giải theo yêu cầu trong SGK - Các nhóm HS nhận xét chéo lẫn nhau. I./ Ôn tập : SGK II./ Vận dụng 6. a) Để làm cho lực mà lưỡi kéo tác dụng vào tấm kim loại lớn hơn lực mà tay ta tác dụng vào tay cầm b) Vì để cắt tóc hoặc cắt giấy thì chỉ cần một lực nhỏ, nên tuy lười kéo dài hơn tay cầm mà lực của tay ta vẫn có thể cắt được . Bù lại ta được điều lợi là tay ta di chuyển ít mà có thể tạo ra vết cắt dài trên tờ giấy. III./ Trò chơi ô chữ SGK 3./ Cũng cố : + Chú ý với HS dựa vào công thức D = m/V ta có thể => Những hòn bi bằng nhau thì hòn bi nào làm bằng chất có trọng lượng riêng lớn hơn thì sẽ có khối lượng lớn hơn . 4./ Dặn dò : + Về nhà xem lại và làm lại các bài tập trong bài . + Xem trước Chương II . Bài 18. “SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN” IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docBAI 20.doc
Giáo án liên quan