Giáo án Vật lý 6 tiết 21 bài: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Tiết 21

SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN

A- MỤC TIÊU:

- Hs nắm được thể tích, chiều dài của 1 vật rắn tăng lên khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.

- Biết đọc các biểu, bảng để rút ra kết luận cần thiết.

- Rèn luyện kỹ năng làm TN, tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể.

B- CHUẨN BỊ:

- Đồ dùng:

 + Quả cầu kim loại, vòng kim loại, đèn cồn, chậu nước.

+ Bảng phụ ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu 100cm. Khi nhiệt độ tăng thêm 500C.

 + Tranh vẽ tháp Ép Phen.

-Những điểm cần lưu ý:

+ Khi thay đổi nhiệt độ, vật rắn có sự nở dài và sự nở khối. Trong bài này đề cập đến sự nở khối của vật rắn.

+ Chú ý: Trong các bảng hằng số vật lý người ta ghi hệ số nở dài của chất rắn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1946 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 21 bài: Sự nở vì nhiệt của chất rắn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:................... Ngày giảng: 6A:................................ 6B:................................. Chương II: Nhiệt học Tiết 21 Sự nở vì nhiệt của chất rắn A- Mục tiêu: - Hs nắm được thể tích, chiều dài của 1 vật rắn tăng lên khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn. - Biết đọc các biểu, bảng để rút ra kết luận cần thiết. - Rèn luyện kỹ năng làm TN, tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể. B- Chuẩn bị: - Đồ dùng: + Quả cầu kim loại, vòng kim loại, đèn cồn, chậu nước. + Bảng phụ ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu 100cm. Khi nhiệt độ tăng thêm 500C. + Tranh vẽ tháp ép Phen. -Những điểm cần lưu ý: + Khi thay đổi nhiệt độ, vật rắn có sự nở dài và sự nở khối. Trong bài này đề cập đến sự nở khối của vật rắn. + Chú ý: Trong các bảng hằng số vật lý người ta ghi hệ số nở dài của chất rắn. + Gv: Làm TN cho Hs quan sát. Tránh gây bỏng cho Hs. - Kiến thức bổ xung: C- Các hoạt động trên lớp: I- ổn định tổ chức: + lớp 6A có mặt:................................ + lớp 6B có mặt:............................... II- KIểm tra bài cũ: Không. Gv: ĐVĐ: Giới thiệu chương II: Nhiệt học qua các tiêu đề ( 57 - SGK). Treo tranh vẽ tháp ép Phen cho Hs quan sát , Các phép đo vào tháng 1 và tháng 7 cho thấy trong vòng 6 tháng tháp cao lên 10cm. Tại sao lại có hiện tượng kỳ lạ đó? -> vào bài. III- Bài mới: H/Đ của Thầy và Trò Nội dung Hs: Đọc - nghiên cứu TN – nêu dụng cụ cần có. Gv: Cho Hs quan sát dụng cụ. - Dự đoán: Quả cầu khi chưa hơ nóng có lọt qua vòng kim loại không? - Khi hơ nóng có lọt qua vòng kim loại không? Gv: Làm TN cho Hs quan sát. Dùng đèn cồn đốt quả cầu kim loại trong 3 phút. Đặt quả cầu lên vòng kim loại. Hs: Quan sát – nhận xét. - Nhúng quả cầu đang nóng vào chậu nước lạnh. Quả cầu có lọt qua vòng kim loại nữa không? Hs: Lần lượt trả lời C1, C2. Hs: Trả lời C3: CHọ từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống. - Phát biểu hoàn chỉnh kết luận. Gv: Các chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Vậy các chất rắn khác nhau có giãn nở vì nhiệt giống nhau không? Gv: Treo bảng phụ ghi độ tăng thể tích của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu 100cm khi nhiệt độ tăng thêm 500C. C4: từ bảng kết quả trên có thể rút ra kết luận gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau? - Qua các TN trên hãy rút ra nhận xét chung về sự nở vì nhiệt của chất rắn. Gv: Sự giãn nở vì nhiệt của chất rắn có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong kỹ thuật. Hs: Trả lpời C5; C6; C7. - Hãy nghĩ cách làm cho quả cầu đang nóng vẫn có thể lọt qua vòng kim loại. - Trả lời phần đặt vấn đề ở đầu bài. I- Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn 1. Làm thí nghiệm: 2- Trả lời câu hỏi C1: Quả cầu bị hơ nóng, không lọt qua vòng kim loại vì quả cầu nóng lên nở ra. C2: Quả cầu nóng nhúng vào nước lạnh -> quả cầu lọt qua vòng kim loại vì quả cầu co lại khi lạnh đi. 3- Rút ra kết luận C3: (1) - Tăng (2) - Lạnh đi. * Kết luận: - Thể tích quả cầu tăng khi quả cầu nóng lên. - Thể tích quả cầu giảm đi khi quả cầu lạnh đi. C4 * So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn Nhôm 1,15cm Đồng 0,85cm Sắt 0,60cm * Kết luận: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 4- Vận dụng * Ghi nhớ: *Vận dụng: C5: Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng khâu nở ra dễ lắp vào cán. Khi nguội khâu co lại xiết chặt vào cán. C6: Nung nóng vòng kim loại. C7: Vào mùa hè nhiệt độ tăng lên -> thép nở ra -> tháp cao lên. IV- Củng cố: + Phát biểu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn. + Trả lời: - Bài tập 18.1 (22 – SBT). (Kết quả: D - đúng). - Bài 18.2. ( B- đúng). - Bài 18.3. V- Hướng dẫn học ở nhà: + Học thuộc phần ghi nhớ – Làm bài 18.3 -> 18.5 (22 – SBT). + Mỗi nhóm chuẩn bị 2 khăn lau khô giờ sau mang theo. + Đọc trước bài “Sự nở vì nhiệt của chất lỏng”. D- Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docT21.doc
Giáo án liên quan