Tiết : 21
Bài 18 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
I/ Mục tiêu.
· Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ :Thể tích , chiều dài của vật rắn tăng khi nóng lên , giảm đi khi lạnh đi . Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau .
· Giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
· Biết đọc các biểu bảng để rút ra những kết luận cần thiết .
II/ Chuẩn bị của GV & HS :
- Một quả cầu kim loại và 1 vòng kim loại
- Một đèn cồn
- Một chậu nước
- Khăn lau khô , sạch
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 21: Sự nở vì nhiệt của chất rắn - Trường THCS Khánh Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Ngày soạn :
Chương II :
Nhiệt học
Tiết : 21
Bài 18 : sự nở vì nhiệt của chất rắn
I/ Mục tiêu.
Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ :Thể tích , chiều dài của vật rắn tăng khi nóng lên , giảm đi khi lạnh đi . Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau .
Giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
Biết đọc các biểu bảng để rút ra những kết luận cần thiết .
II/ Chuẩn bị của GV & HS :
Một quả cầu kim loại và 1 vòng kim loại
Một đèn cồn
Một chậu nước
Khăn lau khô , sạch
III/ Tiến trình lên lớp.
A.ổn định tổ chức .
B. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
C.Bài mới.
Phương pháp
Nội dung
*Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
-GV: Dựa vào phần mở bài trong sgk và kể 1 số hiểu biết về tháp Ep phen , cho Hs xem hình ảnh của tháp này để vào bài
*Hoạt động 2: Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn
-GV: Tiến hành làm thí nghiệm như ở Hình 18.1 - sgk / 58
-? Dự đoán hiện tượng gì sẽ xảy ra khi ta đốt nóng quả cầu bằng kim loại
-? Dự đoán hiện tượng gì sẽ xảy ra khi ta nhúng quả cầu được hơ nóng vào nước lạnh
-HS : Sau khi làm xong thí nghiệm , suy nghĩ để trả lời trên
-? Tại sao sau khi ta đốt nóng quả cầu bằng kim loại , quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại
-? Tại sao sau khi ta nhúng quả cầu được hơ nóng vào nước lạnh thì quả cầu lại lại lọt qua vòng kim loại
*Hoạt động 3: Rút ra kết luận :
-?C3: Chon từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống
-GV: Chú ý : sự nở vì nhiệt theo chiêù dài ( sự nở dài ) của vật rắn có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong kĩ thuật
*Hoạt động 4: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau :
-GV: Giới thiệu bảng ghi chiều dài của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu là 100 cm khi tăng thêm 500
-? Từ bảng trên có thể rút ra Nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau .
-? Lấy ví dụ về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhauảtong thực tế .
*Hoạt động 5: Vận dụng :
-?C5: ở đầu cán ( chuôi )dao , liềm bằng gỗ , thường có 1 cái đai bằng sắt - gọi là cái khâu ( H 18.2) dùng để giữ chặt lưỡi dao hay liềm
vậy tại sao khi lắp khâu người thợ rèn phải nung nóng khâu mới cho vào cán
-?C6: Hãy nghĩ cách làm cho quả cầu trong thí nghiệm ở H 18.1 dù đang nóng vẫn có thể lọt qua vòng kim loại ?
-?Hãy nghĩ cách kiểm chứng
-?C7: Hãy trả lời câu hỏi ở đầu bài
1-Thí nghiệm :
Hình 18.1 - sgk / 58
2-Kết luận:
-Thể tích quả cầu nở ra khi quả cầu nóng lên
- Thể tích quả cầu giảm đi khi quả cầu lạnh đi
-Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
3-Vận dụng:
*C5 - sgk
*C6 - sgk
*C7 - sgk
D. Củng cố.
-? Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn .
E. Hướng dẫn về nhà. Làm BT 18.1 ; 18.2 ; 18 . 3 / sgk
IV. Rút kinh nghiệm.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày tháng năm 200
File đính kèm:
- L6 T21doc.doc