Giáo án Vật lý 6 tiết 22 bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng - Trường THCS Lê Bình

Tiết 22. Bài 19: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG

 I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

HS nắm được:

- Thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

- Các chất lỏng khác nhau, dãn nở vì nhiệt khác nhau.

2. Kĩ năng:

- Làm được TN hình 19.1, 19.2 chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

- Tìm được ví dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

3. Thái độ:

Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong nhóm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4197 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 22 bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng - Trường THCS Lê Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/02/2013 Tiết 22. Bài 19: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: HS nắm được: - Thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. - Các chất lỏng khác nhau, dãn nở vì nhiệt khác nhau. 2. Kĩ năng: - Làm được TN hình 19.1, 19.2 chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng. - Tìm được ví dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong nhóm. II. CHUẨN BỊ. Các nhóm: - Một bình thuỷ tinh đáy bằng. - Một ống thuỷ tinh thẳng có thành dày - Một nút cao su có đục lỗ. - Một chậu thuỷ tinh hoặc nhựa. - Nước có pha màu. - Một phích nước nóng. - Một chậu nước thường hay nước lạnh. - Một miếng bìa trắng (4cm x 10cm) có vẽ vạch chia và được cắt ở hai chỗ để lồng vào ống thuỷ tinh. Cả lớp: Tranh vẽ hình 19.3. - Hai bình thuỷ tinh giống nhau có nút cao su gắn ống thuỷ tinh, một bình đựng nước pha màu, một bình đựng rượu pha màu ( khác màu nước). Lượng nước và rượu như nhau. - Chậu thuỷ tinh to chứa được hai bình trên. -Phích nước nóng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. HĐ1: KIỂM TRA BÀI CŨ - TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP Kiểm tra. -(HS1):Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn, chữa bài tập 18.4. -(HS2): Chữa bài tập 18.3. ĐVĐ: Chất rắn nóng nở ra, lạnh co vào → Đối với chất lỏng có xảy ra hiện tượng đó không? Nếu xảy ra thì có điểm gì giống và khác chất rắn không? HĐ2: LÀM TN XEM NƯỚC CÓ NỞ RA KHI NÓNG LÊN KHÔNG? -Yêu cầu HS đọc phần TN - Lưu ý: Khi TN cẩn thận với nước nóng -Yêu cầu HS quan sát kĩ hiện tượng xảy ra, thảo luận câu hỏi C1, C2. -GV chốt lại: Nước và chất lỏng nói chung đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Chuyển ý: Đối với các chất lỏng khác nhau, sự nở vì nhiệt có giống nhau không? 1. Làm thí nghiệm: -HS nhận đồ dùng TN. -Các nhóm tiến hành TN 2. Trả lời câu hỏi: C1: Mực nước dâng lên, vì nước nóng lên nở ra. C2: Mực nước hạ xuống, vì nước lạnh đi, co lại. Kết luận: Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. HĐ3: CHỨNG MINH CÁC CHẤT LỎNG KHÁC NHAU NỞ VÌ NHIỆT KHÁC NHAU - HD HS thảo luận phương án làm TN kiểm tra. - GV làm TN hình 19.3 với nước và rượu H: Tại sao cả ba bình lại phải nhúng vào cùng một chậu nước nóng? H: Các chất lỏng khác nhau, nở vì nhiệt có giống nhau hay không? -Gọi HS trả lời C4. C3: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 3. Rút ra kết luận. C4. (1)-tăng. (2)-giảm. (3)-không giống nhau. HĐ4: VẬN DỤNG -Yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ. Vận dụng các kiến thức đã biết, trả lời câu hỏi phần vận dụng C5, C6, C7. -Hướng dẫn HS làm bài 19.6 (SBT). 4. Vận dụng. C5: Vì khi đun nóng, nước trong ấm nở ra, tràn ra ngoài. C6: Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng trong chai nở vì nhiệt. C7: Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn. Vì thể tích chất lỏng ở hai bình tăng lên như nhau nên ở ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn. Bài 19.6: 1. ∆V0 = 0. ∆V1 = 11cm3. ∆V2 = 22cm3. ∆V3 = 33cm3 ∆V4 = 44cm3 2. Độ tăng thể tích cm3 a.Có. b.Có. Khoảng 27cm3. 44 Cách làm: 33 22 11 0 102030 40 Nhiệt độ(0C) IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Tìm thí dụ thực tế và giải thích một số hiện tượng liên quan đến sự nở vì nhiệt của chất lỏng. - Bài tập 19.1, 19.2, 19.3, 19.4, 19.5. - Đọc phần có thể em chưa biết tr 61.

File đính kèm:

  • doctiet 22.doc
Giáo án liên quan