Tiết 22
Bài 19. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
A- Mục tiêu:
- Hs nắm được:
+ Thể tích của chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
+ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
+ Tìm được các thí dụ thực tế về sự giãn nở của chất lỏng.
+ Giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
+ Hs làm được các TN chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong thu thập thông tin.
B- Chuẩn bị:
- Đồ dùng:
+ Cho mỗi nhóm: - 1 bình thuỷ tinh có nút cao su đục lỗ.
- 1 ống thuỷ tinh thẳng có thành dày, gắn băng chia vạch.
- 1 phích nước nóng, cốc nước màu, chậu nước lạnh.
+ Cho cả lớp: - Tranh vẽ hình 19.3 (SGK).
- 2 bình thuỷ tinh giống nhau có xuyên ống thuỷ tinh nhỏ qua nút.
- 1 bình đựng nước màu, 1 bình đựng rượu màu.
Ngày soạn:...................
Ngày giảng:
6A:................................
6B:.................................
Tiết 22
Bài 19. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
A- Mục tiêu:
- Hs nắm được:
+ Thể tích của chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
+ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
+ Tìm được các thí dụ thực tế về sự giãn nở của chất lỏng.
+ Giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
+ Hs làm được các TN chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong thu thập thông tin.
B- Chuẩn bị:
- Đồ dùng:
+ Cho mỗi nhóm: - 1 bình thuỷ tinh có nút cao su đục lỗ.
- 1 ống thuỷ tinh thẳng có thành dày, gắn băng chia vạch.
- 1 phích nước nóng, cốc nước màu, chậu nước lạnh.
+ Cho cả lớp: - Tranh vẽ hình 19.3 (SGK).
- 2 bình thuỷ tinh giống nhau có xuyên ống thuỷ tinh nhỏ qua nút.
- 1 bình đựng nước màu, 1 bình đựng rượu màu.
- Những điểm cần lưu ý:
- Kiến thức bổ xung:
C- Các hoạt động trên lớp:
I- ổn định tổ chức:
+ lớp 6A có mặt:............................
+ lớp 6B có mặt:............................
II- Kiểm tra bài cũ:
H1: Phát biểu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn. Trả lời bài tập 18.1; 18.2 (SBT).
Gv: ĐVĐ: Khi đun nóng nước đầy ấm đến sôi ta thấy hiện tượng gì?
Hs:
Gv: Tại sao lại như vậy? ->
III- Bài mới
Phương pháp
Nội dung
Hs: Quan sát hình 19.1 – nghiên cứu TN.
- Cho biết các dụng cụ TN cần thiết? Cách tiến hành TN?
Gv: Phát đồ dùng cho các nhóm.
Hs: Hoạt động nhóm làm TN.
Yêu cầu quan sát kỹ hiện tượng xảy ra. Thảo luận nhóm trả lời C1; C2.
Hs: Quan sát hình 19.3.
- Em hãy mô tả TN về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau và rút ra nhận xét?
Trả lời C3.
Gv: Giới thiệu thiết bị và làm TN hình 19.3.
Hs: Quan sát – giải thích hiện tượng. Trả lời C4.
Hoàn chỉnh kết luận.
Gv: Chốt lại.
Hs: Nêu nội dung cần nắm trong bài.
Hs: Vận dụng kiến thức lần lượt trả lời C5; C6; C7.
1- Làm thí nghiệm
2- Trả lời câu hỏi
C1: Mực nước dâng lên vì nước nóng lên nở ra.
C2: Mực nước hạ xuống vì nước lạnh đi thì co lại.
* TN 2:
C3: - Các chất lỏng đều nở ra vì nhiệt.
- Các chất lỏng khác nhau có sự nở vì nhiệt khác nhau.
3- Rút ra kết luận
C4:
a, (1) - Tăng ; (2) - Giảm
b, (3) - Không giống nhau.
* Kết luận:
- Thể tích nước trong bình tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau.
4- Vận dụng
* Ghi nhớ:
* Vận dụng:
C5: Khi đun nước không nên đổ thật đầy ấm vì khi đun nóng nước trong ấm nở ra tràn ra ngoài.
C6: Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì để tránh lắp chai bị bật ra khi khi chất lỏng trong chai nở vì nhiệt.
C7: Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn.
IV- Củng cố:
Phát biểu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Trả lời bài tập 19.1. (C- đúng); Bài 19.2. (B- đúng).
V- Hướng dẫn học ở nhà:
Tìm thêm ví dụ trong thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Học thuộc kết luận. Làm bài tập 19.3 -> 19.5 (23; 24 – SBT).
Đọc trước bài “ Sự nở vì nhiệt của chất khí ”.
D- Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………