Giáo án Vật lý 6 tiết 23 bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí

TIẾT 23 : BÀI 20 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

Tìm được những thí dụ trong thực tế về hiện tượng: Thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

2. Kỹ năng :

Làm được thí nghiệm như trong SGK, mô tả được hiện tượng xảy ra để rút ra các kết luận cần thiết. Biết cách đọc bảng biểu để so sánh sự nở vì nhiệt.

Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí.

3. Thái độ :

 Tạo hứng thú khám phá thế giới tự nhiên, hứng thú học tập bộ môn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3436 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 23 bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23 : Bài 20 : sự nở vì nhiệt của chất khí I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Tìm được những thí dụ trong thực tế về hiện tượng: Thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. 2. Kỹ năng : Làm được thí nghiệm như trong SGK, mô tả được hiện tượng xảy ra để rút ra các kết luận cần thiết. Biết cách đọc bảng biểu để so sánh sự nở vì nhiệt. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí. 3. Thái độ : Tạo hứng thú khám phá thế giới tự nhiên, hứng thú học tập bộ môn. II. Chuẩn bị của thầy và trò : 1. Thầy : Bảng phụ; 1 bình cầu thuỷ tinh; 1 ống mao dẫn; 1 nút cao su đục lỗ; nước màu.. 2. Trò : Thực hiện đầy đủ bước IV tiết 22. III. Tiến trình bài dạy : Hđ của thầy và trò Nd chính Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ + Tổ chức tình huống học tập. Tổ chức tình huống học tập : GV: Tổ chức mở bài như SGK. Cho 2 HS thể hiện như An và Bình. HS: Thực hiện. GV: Tại sao Bình trả lời như vậy ? Để trả lời câu hỏi đó ta nghiên cứu bài hôm nay. Hoạt động 2: Chất khí nóng lên thì nở ra. GV: Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. 1. Làm thí nghiệm: HS: Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV và trả lời câu hỏi. SGK GV: Điều khiển HS thảo luận các câu trả lời. Từ câu C1 đến câu C4. HS: Đại diện nhóm trả lời câu hỏi. Trình bày trước lớp những ý kiến nhận xét do giáo viên yêu cầu. 2. Trả lời câu hỏi: C1 Giọt nước màu đi lên chứng tỏ thể tích không khí trong tăng (nở ra). C2 Giọt nước màu đi xuống chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm (co lại). C3 Do không khí trong bình nóng lên. C4 Do không khí trong bình lạnh đi. 3. Rút ra kết luận: GV: Gọi 3 HS lên bảng tìm các từ trong khung để điền vào bảng phụ. HS: Cả lớp cùng điền vào vở theo HD của GV. Và thống nhất kết quả trả lời câu C6 . GV: Nhấn mạnh kết luận. C6 : SGK (1) tăng; (2) lạnh đi; (3) ít nhất; (4) nhiều nhất. Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức ở HĐ 2 để giải thích một số hiện tượng. 4. Vận dụng: GV: Nêu câu hỏi như SGK. HS: HĐ cá nhân để trả lời câu hỏi. Cả lớp cùng nhận xét và thống nhất câu trả lời. Với câu C7 . cần trình bày kỹ cấu tạo của dụng cụ vẽ ở hình 20.3 SGK. C7 . Không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ. C8 . Dựa vào công thức: . C9 . (HS tự giải thích) Hoạt động 4: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất khác nhau. HS hoạt động cá nhân câu C5 . HS đọc bảng 20.1 SGK. GV: Yêu cầu HS so sánh: Sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau ? Sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau ? Sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau ? Sự nở vì nhiệt của các chất: khí – lỏng – rắn ? C5 Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. So sánh: khí > lỏng > rắn. IV. Hướng dẫn học ở nhà : Học bài theo SGK + Vở ghi. Đọc mục ((Có thể em chưa biết)). SGK Làm các bài tập 20.1; 20.2; 20.3; 20.4 SBT - Tr 24, 25. Đọc trước bài 21 – SGK tr 65. Chuẩn bị: 1 bộ dụng cụ TN về lực xuất hiện do sự co dãn vì nhiệt; 1 băng kép; 1 đèn cồn; bông; chậu nước khăn lau khô.

File đính kèm:

  • docsu no vi nhiet cua chat khi.doc
Giáo án liên quan