Tiết 23: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
I./ Mục đích , yêu cầu :
Kiến thức : + Thể tích của một số chất khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi
+ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
+Tìm được ví dụ thực tế về hiện tượng thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi
Kỹ năng :
+ Làm được TN ở hình 20.1 và 20.2 SGK, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận cần thiết.
+ HS giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng
+ Biết cách đọc bảng biểu để rút ra kết luận cần thiết.
Thái độ : + Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực trong hợp tác nghiên cứu .
II./ Đồ dùng dạy học :
Mỗi nhóm :
Một bình thủy tinh đáy bằng
Một ống thủy tinh thẳng có thành dày
Một nút cao su có đục lỗ
Một cốc nước có pha màu
Một phích đựng nước nóng
Một cây viết lông
Một khăn lau khô
Bảng phụ
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 23: Sự nở vì nhiệt của chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
I./ Mục đích , yêu cầu :
Kiến thức : + Thể tích của một số chất khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi
+ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
+Tìm được ví dụ thực tế về hiện tượng thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi
Kỹ năng :
+ Làm được TN ở hình 20.1 và 20.2 SGK, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận cần thiết.
+ HS giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng
+ Biết cách đọc bảng biểu để rút ra kết luận cần thiết.
Thái độ : + Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực trong hợp tác nghiên cứu .
II./ Đồ dùng dạy học :
Mỗi nhóm :
Một bình thủy tinh đáy bằng
Một ống thủy tinh thẳng có thành dày
Một nút cao su có đục lỗ
Một cốc nước có pha màu
Một phích đựng nước nóng
Một cây viết lông
Một khăn lau khô
Bảng phụ
Giáo viên :
+ Một quả bóng bàn bị bẹp không thủng
+ Một cốc đựng nước
+ Một phích đựng nước nóng
III./ Các hoạt động dạy và học:
1./ Kiểm tra bài cũ : (5’)
Em hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng
So sánh sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất rắn
2./ Bài mới .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Đặt vấn đề (5’)
Như SGK
GV làm TN kiểm tra
Hoạt động 2 : Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất khí (10’)
- Yêu cầu HS làm TN theo nhóm, quan sát hiện tựơng
- Yêu cầu HS đọc phần 1. Làm thí nghiệm
- GV giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm, và phát dụng cụ TN
- GV hướng dẫn và theo dõi HS làm TN.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận từ câu C1 đến C4, viết vào bảng phụ
- GV hướng dẫn HS thảo luận, thống nhất câu trả lời.
- Qua TN yêu cầu HS rút ra kết luận
Hoạt động 3 : So sánh sự nở vì nhiệt của các chất khác nhau (5’)
- Yêu cầu HS đọc C5
- GV treo bảng phụ và đặt câu hỏi:
+ Có 3 chất khí có thể tích bằng nhau: em có nhận xét gì về độ tăng thể tích của 3 chất khí này sau khi tăng nhiệt độ thêm 500C
+Tương tự ở cột chất lỏng và chất rắn
+So sánh 3 chất khí, lỏng, rắn: chất nào nở ra vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở ra vì nhiệt ít nhất
-Từ bảng 20.1 em có nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất khác nhau
-Yêu cầu Hs viết kết luận
Hoạt động 4 : Rút ra kết luận (5’)
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm phần rút ra kết luận
- HS nhận xét, GV nhận xét, HS ghi vở
Hoạt động 5 : Vận dụng (10’)
- Yêu cầu HS đọc câu C7 và giải thích
- Gọi HS đọc và trả lời câu C8
- Gọi HS đọc câu C9
- GV giới thịêu về dụng cụ đo độ nóng
- GV hướng dẫn, HS giải thích
- HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK
- HS đọc phần làm thí nghiệm
- HS quan sát GV giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm, HS nhận dụng cụ TN
- HS quan sát và trả lời câu hỏi C1
- HS đọc C2, dự đoán và làm TN kiểm chứng
- Hs đọc và quan sát bảng phụ, trả lời câu hỏi của giáo viên
- HS làm việc theo nhóm phần rút ra kết luận
- HS ghi vở
- HS đọc và trả lời C5, C6, C7
1. Thí nghiệm :
SGK
Kết luận 1: Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
Kết luận 2:
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.
3.Rút ra kết luận:
(1) tăng
(2) lạnh đi
(3) ít nhất
(4) nhiều nhất
4./ Vận dụng
C5 : Vì khi đun nước tong ấm nở ra và tràn ra ngoài
C6: Để tránh tình trạng nước bật ra khi chất lỏng trong chai nở vì nhiệt
C7 : Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn vì thể tích chất lỏng ở 2 ống tăng lên như nhau, thể tích 2 ống khác nhau. Do đó ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn
3./ Cũng cố : (3’)
+ Gọi HS đọc phần có thể em chưa biết
+ Yêu cầu HS đọc lại các kết luận trong bài .
4./ Dặn dò : (2’)
+ Về nhà xem lại bài, học thuộc phần ghi chú
+ Làm các bài tập 19.1 ; 19.2 ; 19.3 ; 19.4 và 19.5trong SBT
+ Soạn trước bài 20 : “SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ”
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- bai 23.doc