Giáo án Vật lý 6 tiết 24 bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của chất rắn

TIẾT 24 : BÀI 21 : MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

Nhận biết được sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn. Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng này.

2. Kỹ năng :

Mô tả được cấu tạo và hoạt động của băng kép.

Giải thích được một số ứng dụng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.

3. Thái độ :

 Tạo hứng thú khám phá thế giới tự nhiên, hứng thú học tập bộ môn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 24 bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của chất rắn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24 : Bài 21 : một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của chất rắn I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Nhận biết được sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn. Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng này. 2. Kỹ năng : Mô tả được cấu tạo và hoạt động của băng kép. Giải thích được một số ứng dụng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn. 3. Thái độ : Tạo hứng thú khám phá thế giới tự nhiên, hứng thú học tập bộ môn. II. Chuẩn bị của thầy và trò : 1. Thầy : Bảng phụ; 1 bộ dụng cụ TN về lực xuất hiện do sự co dãn vì nhiệt; 1 băng kép; 1 đèn cồn; bông; chậu nước khăn lau khô. 2. Trò : Thực hiện đầy đủ bước IV tiết 23. III. Tiến trình bài dạy : Hđ của thầy và trò Nd chính Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ + Tổ chức tình huống học tập. Tổ chức tình huống học tập : GV: Tổ chức vào bài như SGK. Hoạt động 2: Chất khí nóng lên thì nở ra. I. Lực xuất hiện trong sự co giãn vì nhiệt: GV: Làm TN như SGK. Nếu không dùng bông tẩm cồn có thể dùng 3 đèn cồn để thay thế. Cần đốt nóng kim loại từ 4 phút trở lên. 1. Quan sát thí nghiệm: SGK 2. Trả lời câu hỏi: HS: Quan sát và trả lời câu hỏi C1 và C2. C1 Thanh thép nở ra. C2 Khi giãn nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn. GV: Hướng dẫn HS đọc câu hỏi và quan sát hình vẽ 21.1b để dự đoán hiện tượng xảy ra. Làm TN kiểm chứng. C3 Khi co lại vì nhiệt nếu gặp vật cản thanh thép cũng gây ra lực rất lớn. 3. Rút ra kết luận: GV: Gọi 3 HS lên bảng tìm các từ trong khung để điền vào bảng phụ. HS: Cả lớp cùng điền vào vở theo HD của GV. Và thống nhất kết quả trả lời câu C4 . GV: Nhấn mạnh kết luận. C4 : SGK (1) nở ra; (2) lực; (3) vì nhiệt; (4) lực. Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức ở HĐ 2 để giải thích một số hiện tượng. 4. Vận dụng: GV: Nêu từng câu hỏi trong phần vận dụng. HS: Suy nghĩ, thảo luận rồi trả lời. GV: Lưu ý cho HS sử dụng đúng thuật ngữ. C5 Khi nhiệt độ ngoài trời cao làm đường ray dãn nở => cong đường ray. C6 Không giống nhau. Đặt trên con lăn để cho cầu dãn nở. Hoạt động 4: Nghiên cứu hoạt động của băng kép. II. Băng kép: GV: Giới thiệu cấu tạo của băng kép. Hướng dẫn HS lắp ráp thí nghiệm, chú ý vị trí của băng kép với ngọn lửa đèn cồn. HS: Tiến hành TN như trong SGK. 1. Quan sát TN: SGK. GV: Hướng dẫn HS thảo luận các câu trả lời. HS: Trả lời các câu hỏi để hoàn thành báo cáo TN. 2. Trả lời câu hỏi: C7. Khác nhau. C8. Cong về phía thanh thép. Vì đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thép. C9. Có, cong về phía thanh đồng. Vì đồng co lại nhiều hơn thép. Hoạt động 5: Vận dụng. GV: Hãy giải thích hoạt động của băng kép ở bàn là. HS: Trả lời câu C10 SGK. 3. Vận dụng: C10 SGK. Khi bàn là đủ nóng, băng kép bị cong lên phía trên đẩy rời điểm tiếp xúc giữa hai đầu dây dẫn ngắt điện cho bàn là. Thanh đồng của băng kép nằm phía trên. IV. Hướng dẫn học ở nhà : Học bài theo SGK + Vở ghi. Đọc mục ((Có thể em chưa biết)). SGK Làm các bài tập 21.1; 21.2; 21.3; 21.4; 21.5 SBT - Tr 26, 27. Đọc trước bài 22 – SGK tr 68. Chuẩn bị: 3 chậu thuỷ tinh, mỗi chậu đựng một ít nước; 1 ít nước đá; 1 phích nước nóng; 1 nhiệt kế rượu; 1 nhiệt kế thuỷ ngân; 1 nhiệt kế y tế; kẻ sẵn bảng 22.1 SGK.

File đính kèm:

  • docmot so ung dung cua su no vi nhiet.doc
Giáo án liên quan