Giáo án Vật lý 6 tiết 27 đến 31 - Trường THCS Lê Thánh Tông

Tiết 27: THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH ĐO NHIỆT ĐỘ.

I.MỤC TIÊU:

 * Kỹ năng:

 + Biết đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế.

 + Biết theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi này .

 * Thái độ :

 + Trung thực,tỉ mỉ,cẩn thận, và chính xác trong việc tiến hành thí nghiệm và viết báo cáo.

II. CHUẨN BỊ:

 * GV:

 +GV lắp sẵn cho mỗi nhóm HS thí nghiệm vẽ ở hình 23.1 SGK, nhưng chưa lắp nhiệt kế vào giá mà để nhiệt kế trong hộp.

 + Bảng phụ Hình 23.2 SGK.

 * HS:

 + Mẫu báo cáo thí nghiệm.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 27 đến 31 - Trường THCS Lê Thánh Tông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27: THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH ĐO NHIỆT ĐỘ. Ngày soạn:13/02/2009 I.MỤC TIÊU: Ngày dạy : 16/02/2009 * Kỹ năng: + Biết đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế. + Biết theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi này . * Thái độ : + Trung thực,tỉ mỉ,cẩn thận, và chính xác trong việc tiến hành thí nghiệm và viết báo cáo. II. CHUẨN BỊ: * GV: +GV lắp sẵn cho mỗi nhóm HS thí nghiệm vẽ ở hình 23.1 SGK, nhưng chưa lắp nhiệt kế vào giá mà để nhiệt kế trong hộp. + Bảng phụ Hình 23.2 SGK. * HS: + Mẫu báo cáo thí nghiệm. III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1) Ổn định tổ chức: Sĩ số. 2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. + Mẫu báo cáo thực hành của cá nhân. + Hình 23.2 của các nhóm. 3) Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Chuẩn bị thực hiện hoạt động thí nghiệm thưchành. Kiểm tra việc chuẩn bị của HS ở nhà. Kiểm tra các dụng cụ cần thiết để làm thí nghiệm ở mỗi nhóm. Nhắc nhở HS về thái độ cẩn thận trong khi làm thí nghiệm, đặc biệt là trong khi đun nước để tránh đổ vỡ và bị bỏng; về thái độ trung thực trong khi ghi chép và khai thác các kết quả thí nghiệm; về tinh thần hợp tác trong khi làm việc trong nhóm. Hoạt động 2: Tổ chức thực hiện hoạt động thí nghiệm thực hành. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm I như trong SGK. Hướng dẫn HS ghi kết quả vào báo cáo. Cho một số HS đọc kết quả.Hướng dẫn HS thảo luận về kết quả đo để rút ra nhận xét. Chốt lại: Nhiệt độ của người bình thường từ khoảng 36,50C đến 37,50C .Cho HS nhận xét và tìm nguyên nhân dẫn đến những kết quả đo nằm ngoài các giá trị trên. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm II. + Trước hết, cần hướng dẫn HS phân công người phụ trách từng việc: Nhóm trưởng chịu trách nhiệm điều hành chung và vấn đề an toàn khi làm thí nghiệm, một người theo dõi đồng hồ để đếm phút, một người theo dõi nhiệt kế để đọc nhiệt độ tương ứng với từng phút, một người ghi kết quả vào bảng.Những người còn lại chịu trách nhiệm theo dõi những hoạt động trên để phát hiện sai lầm nếu có. + Hướng dẫn HS làm thí nghiệm II như trong SGK. + Hướng dẫn HS cách ghi kết quả vào bảng theo dõi nhiệt độ trong báo cáo và cách vẽ đồ thị .Nếu không đủ thời gian có thể cho HS về nhà vẽ đồ thị. Hoạt động 3: Thu dọn dụng cụ. Hướng dẫn HS xếp lại gọn gàng các dụng cụ . Chú ý: + Tháo nhiệt kế khỏi giá và để vào hộp. + Đậy nắp đèn cồn. + Đổ nước đã dùng trong bình vào xô đựng nước. + Lau khô bàn, ghế nếu có nước đổ ra. Hoạt động 4: Tổng kết bài. Nhận xét về hoạt động của các nhóm,đặc biệt chú ý đánh giá thái độ và kết quả làm việc .Biểu dương các nhóm làm việc tốt ,phê bình các nhóm và cá nhân chưa hoạt động tích cực .Đặc biệt lưu ý nhắc nhở các HS thờ ơ hoặc không tham gia các hoạt động của nhóm. Cho điểm các nhóm về khâu tổ chức hoạt động thực hành ở lớp ,điểm này sẽ cộng với điểm trong báo cáo cá nhân để thành điểm của mỗi HS về bài thực hành. Hoạt động 5: Kiểm tra thực hành. Nộp mẫu báo cáo. - Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV. + Quan sát nhiệt kế y tế, trả lời các câu từ C1 đến C5. + Phân công trong nhóm. + Tiến hành đo. + Ghi kết quả đo. + Thảo luận về kết quả đo -Tổ chức nhóm phân công người phụ trách từng việc. - Từng người tiến hành nhiệm vụ của mình. -Sau khi đã có kết quả đo của nhóm, mỗi HS ghi kết quả vào báo cáo của mình và xử lý cá nhân các kết quả này,không trao đổi ở nhóm. - Thu dọn dụng cụ dưới sự hướng dẫn của GV. 4) Hướng dẫn về nhà: 1) Bài vừa học: + Tiếp tục hoàn thành mẫu báo cáo thí nghiệm. 2) Bài sắp học: Tiết 28: KIỂM TRA + Xem lại từ tiết 21 đến tiết 26 + Chuẩn bị cho bài: Sự nóng chảy và sự đông đặc. Kẽ bảng 24.1 SGK và hình 23.2 SGK Tiết 28: KIỂM TRA. Ngày soạn:20/02/2009 Ngày kiểm tra:23/02/2009 I.MỤC TIÊU: * Kiến thức: + Kiểm tra lại các kiến thức đã học từ tiết 21 đến tiết 26. * Kỹ năng: + Rèn luyện kỹ năng giải bài tập * Thái độ: + Cẩn thận, trung thực. II.CHUẨN BỊ: * GV: + Chuẩn bị giấy A4 cho HS làm bài. III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1) Ổn định tổ chức: Sĩ số. 2) Đề ra: Nội dung: 3) Đáp án: Tiết 29: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC Ngày soạn:27/02/2009 Ngày dạy: 02/3/2009 I. Mục tiêu: * Kiến thức: - Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm của sự nóng chảy. - Vận dụng được kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản. * Kỹ năng: - Bước đầu biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm,cụ thể là từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn biết rút ra những kết luận cần thiết. * Thái độ: - Cẩn thận, nghiêm túc, trung thực với kết quả. II. Chuẩn bị: * Giáo viên: - Một bộ dụng cụ để làm thí nghiệm vẽ ở H.24.1 - Một bảng treo có kẻ ô vuông để hướng dẫn HS vẽ đồ thị . * Học sinh: - Mỗi HS một tờ giấy kẽ ô vuông để vẽ đường biểu diễn. - Mỗi nhóm HS một bộ dụng cụ để làm thí nghiệm vẽ ở H.24.1 SGK. III. Tiến trình giảng dạy: On định tổ chức: Sĩ số Kiểm tra bài cũ: * Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ ở nhà. 3) Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi Bảng Hoạt động 1: Tình huống Có thể dưa vào phần mở bài của SGK để tổ chức tình huống : - Kể về pho tượng đồng ở đền Quan Thánh. - Nêu vấn đề: Theo các em,để đúc một pho tượng đồng như pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ người ta phải làm những việc gì? - Hướng dẫn HS thảo luận để dẫn đến quy trình đúc tượng: làm khuôn,đun cho đồng nóng chảy rồi đổ vào khuôn,chờ cho đồng nguội đi đông đặc lại rồi tháo khuôn,hoàn chỉnh pho tượng. Như vậy, trong quy trình đúc tượng có việc làm cho đồng nóng chảy và làm cho đồng đông đặc.Vậy quá trình nóng chảy và đông đặc có những đặc điểm gì?Bài này và bài tiếp thễo giúp chúng ta nắm được những đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc. * Ghi tên bài lên bảng: Hoạt động 2: Giải quyết tình huống học tập. - Trước hết chúng ta tìm hiểu những đặc điểm của sự nóng chảy. - Ghi tên mục 1 lên bảng: - Giới thiệu dụng cụ để làm thí nghiệm,quy trình làm thí nghiệm và cách ghi nhiệt độ của băng phiến như SGK.Hỏi HS,tại sao không đun nóng trực tiếp băng phiến bằng đèn cồn mà lại để ống nghiệm chứa băng phiến vào nước rồi đun nước? - Giới thiệu bảng 24.1(chú ý cột thứ ba ghi kết quả theo dõi về sự chuyển thể của băng phiến).Để HS nắm vững nội dung của bảng ,có thể yêu cầu các em nêu thông tin thu thập từ ba hàng đặc trưng sau đây: Thời gian(pht) Nhiệt độ (0C) Thể 1 63 Rắn 8 80 Rắn và lỏng 12 84 Lỏng ( Hàng 1: Ở thời điểm 1 phút,nhiệt độ của băng phiến là 630C và băng phiến chưa nóng chảy Hàng 2: Ở thời điểm 8 phút,nhiệt độ của băng phiến là 800C và băng phiến đang nóng chảy Hàng 3: Ở thời điểm 12 phút,nhiệt độ của băng phiến là 840C và băng phiến đã nóng chảy hết) - Hướng dẫn HS vẽ đồ thị như trong SGK.( GV cần vẽ 2 điểm làm thí dụ để giúp các em nắm được cách vẽ một cách cụ thể ) - Hương dẫn HS rút ra kết luận bằng cách yêu cầu HS trả lời C1,C2,C3,C4, thảo luận về các câu trả lời và cuối cùng chọn từ thích hợp trong khung cho các chỗ trống của câu kết luận chung - Yêu cầu HS từ kết luận về sự nóng chảy của băng phiến suy ra đặc điểm của sự nóng chảy nói chung (C5). + Dự đoán và thảo luận về quy trình đúc đồng,nêu được ba giai đoạn chính: Nấu đồng chảy ra. Đổ đồng nóng chảy vào khuôn. Để nguội cho đồng đông đặc lại - Quan sát các dụng cụ và cách bố trí các dụng cụ này để làm thí nghiệm về sự nóng chảy. - Để toàn bộ khối băng phiếnnóng lên đều và chậm,thuận lợi cho việc theo dõi nhiệt độ của băng phiến - Quan sát bảng 24.1.Phát biểu và thảo luận về thông tin có thể thu thập được từ các số liệu trong một hàng. - Vẽ đồ thị dưới sự hướng dẫn của GV. - Trả lời và thảo luận các câu từ C1 đến C4. - Thực hiện yêu cầu của C5. -Phát biểu về đặc điểm của sự nóng chảy của băng phiến,từ đó rút ra đặc điểm của sự nóng chảy nói chung: * Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. *Trong thời gian nóng chảy,nhiệt độ không thay đổi. Tiết 28: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC I. Sự nóng chảy: 1) Phân tích kết quả thí nghiệm: *C1:Tăng dần,đoạn thẳng nằm nghiêng. *C2:800C . Rắn và lỏng. *C3: Không. Đoàn thẳng nằm ngang. *C4:Tăng.Đoạn thẳng nằm nghiêng. 2) Rút ra kết luận: * C5: a) (1):800C ( 2): không thay đổi. Thông báo cho HS biết không phải mọi chất đều nóng chảy ở nhiệt độ xác định.Chỉ có những chất rắn kết tinh mới có đặc điểm này,những chất rắn không kết tinh như nhựa đường ,thuỷ tinh,hắc ín…không có đặc điểm này.Vấn đề này sẽ được học kỹ hơn ở lớp 10. Nếu còn thời gian có thể thông báo cho HS biết các nghệ nhân đúc đồng ở Nam Định mới đúc xong một tượng đài bằng đồng lớn nhất ở nước ta từ xưa đến nay.Đó là tượng Đài chiến thắng Điện Biên Phủ,nặng 220 tấn,sẽ đặt tại đồi D1 thuộc khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ,nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử này. Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà: Bài vừa học: * Trình bày những nội dung có liên quan đến nóng chảy trong phần ghi nhớ ở trang 79 SGK. * Bài tập về nhà: 24-25.1; 24-25.3;24-25.4 sách BTVL6 2) Bài sắp học: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC ( TT) * Kẻ bảng 25.1và 25.2 SGK * Đọc trước phần thí nghiệm. Tiết 30: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC ( TT ) Ngày soạn:06/3/2009 Ngày dạy: 09/3/2009 I . Mục tiêu: * Kiến thức: - Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm của sự đông đặc. - Vận dụng được kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản. * Kỹ năng: - Bước đầu biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm,cụ thể là từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn biết rút ra những kết luận cần thiết. * Thái độ: - Cẩn thận, nghiêm túc, trung thực với kết quả. II. Chuẩn bị: * Giáo viên: - Một bộ dụng cụ để làm thí nghiệm vẽ ở H.24.1 - Một bảng treo có kẻ ô vuông để hướng dẫn HS vẽ đồ thị . * Học sinh: - Mỗi HS một tờ giấy kẽ ô vuông để vẽ đường biểu diễn. - Mỗi nhóm HS một bộ dụng cụ để làm thí nghiệm vẽ ở H.24.1 SGK. -Vẽ vào vở bảng 25.1 để ghi kết quả thí nghiệm. III. Tiến trình giảng dạy: 1)On định tổ chức: Sĩ số 2)Kiểm tra bài cũ: * Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ ở nhà. * Kiểm tra đồ thị và kết luận trong bài trước của một số HS. Đánh giá chung trình độ xử lí kết quả thí nghiệm của lớp? 3) Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi Bảng Vào bài mới: Bài trước chúng ta đã học về quá trình nóng chảy,bài này chúng ta sẽ khảo sát quá trình ngược lại của quá trình nóng chảy.Đó là quá trình đông đặc. Hoạt động 1:Tình huống Ghi tên bài và tên mục II lên bảng. Ở bài trước chúng ta đã dựa vào thí nghiệm để tìm hiểu đặc điểm của sự nóng chảy.Ở bài này,vì biết đặc điểm của sự nóng chảy nên chúng ta sẽ làm theo phương pháp khác.Đầu tiên chúng ta sẽ dự đoán đặc điểm của sự đông đặc,rồi sau đó dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đó.Bây giờ cũng dùng băng phiến để làm thí nghiệm.Ta có băng phiến đang ở thể lỏng,nghĩa là đang ở nhiệt độ 860C.Ta cho nhiệt độ thấp dần thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Ghi tên mục I lên bảng - Trình bày nội dung của phần dự đoán và yêu cầu mỗi HS viết dự đoán riêng của mình vào vở. - Cho một số HS phát biểu dự đoán của mình và hướng dẫn lớp thảo luận Nếu thấy có khác biệt.Không cần phải đi đến một dự đoán chung của lớp,mỗi HS có quyền giữ ý kiến riêng của mình.Cuối cùng chốt lại:Mỗi em đều có dự đoán của mình, bây giờ các em xem kết quảthí nghiệm có phù hợp với dự đoán của mình không? Hoạt động 2: Giải quyết tình huống 1. Vẽ đồ thị: - Ghi tên mục 2 lên bảng. - Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm,cách bố trí thí nghiệm và cách tiến hành như trong SGK. Kiểm tra các HS kém xem các em đã nắm vững được ý nghĩa thông tin thu được của các số liệu ghi trong mỗi hàng chưa .Yêu cầu các em diễn đạt chính xác và bảng các thuật ngữ Vật lý,nhất là các cụm từ như> ; >; > - Yêu cầu HS trung bình trình bày trước lớp cách vẽ đường biểu diễn thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình băng phiến đông đặc dựa vào bảng số liệu 28.1SGK ,với yêu cầu các em phải diễn đạt ngắn,gọn,rõ ràng,sử dụng các thuật ngữ khoa học đặc biệt là các cụm từ:> ; >; >… Cho HS thảo luận nếu thấy cần thiết. - Yêu cầu HS vẽ đồ thị vào giấy kẻ Ô li theo dõi và giúp đỡ HS vẽ đồ thị 2. Rút ra kết luận: - Hướng dẫn HS rút ra nhận xét từ đồ thị bằng cách trả lời C1,C2,C3.Tổ chức thảo luận ở lớp nếu thấy có ý kiến khác biệt. - Hướng dẫn HS rút ra kết luận về sự đông đặc bằng cách thực hiện lệnh trong câu C4.Yêu cầu Hs không nhìn vào sách,phát biểu đầy đủ kết luận rút ra được từ việc xử lý kết quả thí nghiệm về sự đông đặc. - Yêu cầu HS nhận xét về dự đoán của mình nêu ra ở đầu giờ học. 3. Vận dụng: -Hướng dẫn HS trả lời và thảo luận về C5,C6 - Dự đoán đặc điểm của sự đông đặc và ghi dự đoán vào vở. - Trình bày về thông tin thu được qua số liệu ghi trong mỗi hàng khi được GV yêu cầu. - Trình bày cách vẽ đồ thị khi được GV yêu cầu - Vẽ đồ thị vào giấy kẻ ô li. - Trả lời C1,C2,C3 và thảo luận trên lớp theo sự hướng dẫn của GV. -Thực hiện lệnh trong C4.Nhớ và phát biểu kết luận rút ra được Trả lời C5,C6 và thảo luận trên lớp theo sự hướng dẫn của GV. + Do sự nóng lên của trái đất mà băng ở 2 địa cực tan ra làm mực nước biển dâng cao lên. Khi mực nước biển dâng cao có nguy cơ nhấn chim nhiều khu vực đồng bằng ven biển,trong đó có đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cữu long của Việt Nam. Để giảm thiểu tác hại của việc mực nước biển dâng cao ,các nước trên thế giới( đặc biệt là các nước phát triển )cần có kế hoạch cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (là nguyên nhân gây ra tình trạng trái đất nóng lên). + Và mùa đông, ở các xứ lạnh khi lớp nước phía trên mặt đóng băng có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của lớp nước phía dưới, vì vậy lớp băng ở phía trên tạo ra lớp cách nhiệt, cá và các sinh vật khác vẫn có thể sống được ở lớp nước phía dưới lớp băng. + Ở các xứ lạnh, vào mùa đông thường có băng tuyết. Khi băng tan thu nhiệt làm cho nhiệt độ môi trường giảm xuống. Khi gặp thời tiết như vậy thì cần có biện pháp giữ ấm cho cơ thể. II. SỰ ĐÔNG ĐẶC: 1.Dự đoán: 2.Phân tích kết quả thí nghiệm: * C1:800C * C2: - 0 đến phút thứ 4 là đoạn thẳng nằm nghiêng. - 4 đến phút thứ 7 là đoạn thẳng nằm ngang. - 7 đến phút thứ 15 là đoạn thẳng nằm nghiêng. * C3: -Giảm - Không thay đổi. - Giảm. 3)Rút ra kết luận: *C4: (1):800C (2):bằng (3):không thay đổi. III.VẬN DỤNG: *C5:Nước đá. -Từ phút 0 đến phút thứ 1 nhiệt độ của nước đá tăng dần từ -40C đến 00C.Từ phút 1 đến phút thứ 4,nước đá nóng chảy,nhiệt độ không thay đổi.Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7,nhiệt độ của nước tăng dần. *C6:-Đồng nóng chảy:Từ thể rắn sang thể lỏng,khi nung trong lò đúc. - Đồng lỏng đông đặc:từ thể lỏng sang thể rắn,khi nguội trong khuôn đúc C7:Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đá đang tan. 4. Hướng dẫn về nhà: 1) Bài vừa học: Tiết 31: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ Ngày soạn: 12/3/2009 I.Mục tiêu: Ngày dạy: 16/3/2009 * Kiến thức: - Nhận biết được hiện tượng bay hơi,sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng. - Vận dụng được những nội dung trên để giải thích một số hiện tượng liên quan thường gặp. - Hiểu phương pháp tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi có nhiều yếu tố cùng tác động một lúc. * Kỹ năng: - Thiết kế được phương án thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào gió và diện tích mặt thoáng,sau khi đã nghe trình bày phương án thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của tộc độ bay hơi vào nhiệt độ. II. Chuẩn bị: * HS: -Một giá đỡ thí nghiệm. -Một kẹp vạn năng. -Hai đĩa nhôm nhỏ giống hệt nhau. -Giá có đặt lưới để đun nóng. - Một cốc nước ,một đèn cồn,một chai cồn nhỏ. III. Tiến trình giảng dạy: 1) On định tổ chức: Sĩ số. 2) Kiểm tra bài cũ: * Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc? Nêu đặc điểm của nó? * Giải bài tập: 24-25.1 3) Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi Bảng Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. * Trước đây khi khoa học chưa phát triển,con người không hiểu và cho rằng đó là do một sức mạnh huyền bí mà họ cho là của các vị thần linh,đã không ngừng lấy nước từ một nguồn dự trữ không bao giờ cạn,tạo ra mưa,làm cho nước sông,nước suối không ngừng chảy và cũng gây ra bao nỗi kinh hoàng như hạn hán lũ lụt. Bây giờ đã biết nghĩ thế là sai.Theo em thì nước mưa do đâu mà có? Nước sông,hồ,biển từ xưa đến nay cứ cạn rồi lại đầy,không bao giờ hết ,vì sao? Chúng ta thấy ngay là chính sự bay hơi và sự ngưng tụ đã làm cho vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên diễn ra liên tục,duy trì được sự sống của muôn loài trên Trái đất.Bài này và bài sau sẽ giúp chúng ta hiểu được những đặc điểm của sự bay hơi và sự ngưng tụ ,nhờ đó sẽ giải thích được nhiều hiện tượng của tự nhiên và ứng dụng chúng để làm lợi cho cuộc sống của con người. Ngay từ lớp 4,chúng ta đã bước đầu làm quen với sự bay hơi,tuy nhiên sự bay hơi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào thì chúng ta chưa biết.Đó chính là nội dung chính của bài học hôm nay. Hoạt động 2: Giải quyết tình huống học tập. 1. Quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét. - Hướng dẫn HS quan sát hình 26.2SGK để rút ra dự đoán về các yếu tố tác động lên tốc độ bay hơi.Lưu ý HS,khi quan sát phải nghĩ cách mô tả lại hiện tượng vẽ trong hình,so sánh hình A1 với A2,B1 với B2, C1 với C2 và dùng các thuật ngữ như tốc độ bay hơi,nhiệt độ ,gió,mặt thoáng để mô tả,so sánh các hiện tượng và rút ra nhận xét bằng cách trả lời C1,C2,C3. -Hướng dẫn Hs thảo luận về các nhận xét và thực hiện C4. -Nêu câu hỏi để chốt vấn đề: Tóm lại các hiện tượng quan sát được chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc những yếu tố nào? ( Yêu cầu HS khi trả lời phải dùng đúng các thuật ngữ khoa học đã nêu trên) 2. Thí nghiệm kiểm tra: - Nhận xét trên chỉ là dự đoán.Cần tiến hành thí nghiệm để kiểm tra lại.Phải làm thí nghiệm như thế nào mới có thể kiểm tra dự đoán của chúng ta? -Vì đây là lần đầu tiên HS làm quen với việc tìm hiểu tác động của từng yếu tố lên một hiện tượng khi có nhiều yếu tố cùng tác động một lúc,nên GV cần giải thích rõ ràng cách làm.Có thể theo các bước sau đây: * Có 3 yếu tố là nhiệt độ,gió,mặt thoáng đồng thời tác động lên tốc độ bay hơi.Ta không thể tìm hiểu tác động đồng thời của 3 yếu tố này mà phải tìm hiểu tác động của từng yếu tố một,còn 2 yếu tố khác giữ nguyên. * Muốn kiểm tra tác động của từng yếu tố một thì phải làm thế nào? Ví dụ,muốn kiểm tra tác động của nhiệt độ thì ta làm thế nào? * Giới thiệu cách tiến hành thí nghiệm theo ba bước như trong SGK.Nên chuyển bước thứ hai (hơ nóng một đĩa) thành bước cuối cùng và ghi nội dung các bước này lên bảng. * Yêu cầu HS trả lời và thảo luận C5,C6,C7,C8. * Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm ở nhóm theo đúng quy trình đã ghi trên bảng. - Yêu cầu Hs thảo luận về kết quả thí nghiệm. - Câu hỏi bổ sung: Muốn tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi có nhiều yếu tố cùng tác động một lúc thì làm thế nào? - Hướng dẫn HS về nhà vạch kế hoạch thí nghiệm kiểm tra tác động của 2 yếu tố còn lại là gió và diện tích mặt thoáng như trình bày trong SGK. Nhắc HS chỉ vạch kế hoạch thí nghiệm vào vở,chưa thực hiện thí nghiệm.Chỉ sau khi GV cho biết kế hoạch nào là đúng và khả thi mới được làm thí nghiệm. Hoạt đông 3: Vận dụng -Hướng dẫn HS trả lời C9 và C10. - Nước Sông,Biển bốc hơi thành mây,hơi nước ngưng tụ lại tạo ra mưa rơi xuống,dưới ánh nắng mặt trời nước lại bốc hơi lên thành mây rồi lại tạo ra mưa ,cứ như vậy không bao giờ hết. - Quan sát Hình 26.2; dùng các thuật ngữ khoa học mô tả các hiện tượng vẽ trong hình,so sánh các hiện tượng để rút ra nhận xét và thảo luận thông qua C1,C2 và C3. - Thực hiện C4.Thảo luận . - Tốc độ bay hơi có thể phụ thuộc vào: nhiệt độ xung quanh,diện tích mặt thoáng,gió mạnh hay yếu. - Cho nhiệt độ thay đổi còn giữ nguyên các yếu tố mạt thoáng và gió. - Tìm hiểu phương án thí nghiệm dựa vào việc trả lời và thảo luận C5,C6,C7. - Tiến hành thí nghiệm theo đúng quy trình ghi trên bảng dưới sự hướng dẫn của GV - Thảo luận về kết quả thí nghiệm. + Tốc độ bay hơi càng lớn (bay hơi càng nhanh,khi nhiệt độ càng cao) - Cho yếu tố thay đổi,còn giữ các yếu tố khác không thay đổi Tiết 30: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ I. SỰ BAY HƠI: 1.Nhớ lại những điều đã học từ lớp 4 về sự bay hơi: 2. Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào? a) Quan sát hiện tượng: *C1: Nhiệt độ *C2: Gió *C3: Mặt thoáng. b) Rút ra nhận xét: * C4: (1)-Cao hoặc thấp (2)-lớn hoặc nhỏ (3)-mạnh hoặc yếu (4)- lớn hoặc nhỏ (5)- lớn hoặc mhỏ (6)-lớn hoặc nhỏ c)Thí nghiệm kiểm tra: *C5:Để diện tích mặt thoáng của nước ở 2 đĩa như nhau(có cùng diện tích mặt thoáng) *C6:Để loại trừ tác động của gió. *C7: Để kiểm tra tác động của nhiệt độ. *C8 :Nước ở đĩa được hơ nóng bay hơi nhanh hơn ở đĩa đối chứng d) Vận dụng: *C9: Để giảm bớt sự bay hơi,làm cây ít bị mất nước hơn. *C10: Nắng nóng và có gió. 4)Hướng dẫn về nhà: 1) Bài vừa học: * Thế nào là sự bay hơi? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào? * Bài tập về nhà: 26-27.1; 26-27.2và 26-27.6 SBT 2) Bài sắp học: Tiết 31: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (TT) * Đọc trước phần thí nghiệm kiểm tra trang 83 SGK

File đính kèm:

  • docVat ly 6 Tiet 26 den Tiet 30.doc