Tiết 27: Thực hành: Đo nhiệt độ
I- MỤC TIÊU:
1.Kiến Thức
- Biết đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế
- Biết theo dõi sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian và vẽ được đường biểu diễn, sự thay đổi nhiệt độ này
2.Kỹ Năng
Có kỹ năng thưc hành
3.Thái Độ
Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác.
II- CHUẨN BỊ:
1.GV: mỗi nhóm : 1 nhiệt kế y tế ;1 nhiệt kế thuỷ ngân ;1 đồng hồ ; Bông y tế
2.HS: Chép sẵn mẫu báo cáo thực hành.
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp thuyết trình
Phương pháp nhóm
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3340 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 27: Thực hành: đo nhiệt độ - Trường THCS & THPT Chi Lăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CĐSP ĐÀ LẠT
Đoàn TTSP năm 3:
Trường THCS & THPT Chi Lăng.
Tên giáo sinh: K’ Mãi
Lớp: SP LÝ-KTCN-K35
Khoa : Tự nhiên.
GVHD: CÔ MAI THỊ NGA.
Tuần: 26 Ngày soạn: 28/02/2013
Tiết: 25 Ngày dạy: 05/03/2013
Lớp: 6/6
Tên bài học: Thực hành: Đo nhiệt độ.
Tiết 27: Thực hành: Đo nhiệt độ
I- MỤC TIÊU:
1.Kiến Thức
- Biết đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế
- Biết theo dõi sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian và vẽ được đường biểu diễn, sự thay đổi nhiệt độ này
2.Kỹ Năng
Có kỹ năng thưc hành
3.Thái Độ
Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác.
II- CHUẨN BỊ:
1.GV: mỗi nhóm : 1 nhiệt kế y tế ;1 nhiệt kế thuỷ ngân ;1 đồng hồ ; Bông y tế
2.HS: Chép sẵn mẫu báo cáo thực hành.
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp thuyết trình
Phương pháp nhóm
IV- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1)Kiểm tra bài cũ:
Nhiệt kế dùng để làm gì ?
các loại nhiệt kế?
hoạt động của nhiệt kế dựa trên hiện tượng nào?
2)Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1. dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể
GV: giới thiệu mục đích của bài thực hành
+ dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể
+ theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước
+ hoàn thành mẫu báo cáo
Nội quy của tiết thực hành
+ ý thức tham gia hoạt của từng cá nhân
+ có kỹ năng thực hành tốt
+ bản báo cáo thực hành có kết quả
? yêu cầu học sinh cho biết
dụng cụ để tiến hành đo nhiệt độ cơ thể là gì?
Yêu cầu một học sinh đọc phần 1 SGK cả lớp theo dõi
Cho học sinh quan sát hình ảnh về nhiệt kế y tế. nhắc một số lưu ý khi sử dụng nhiệt kế
Phát nhiệt kế cho HS yêu cầu thảo luận nhóm câu C1 đến C5 và hoàn thành vào mẫu báo cáo thực hành
GV chốt lại câu trả lời của học sinh 5 câu lệnh trên cũng chính là 5 đặc điểm chính của nhiệt kế
Thông Báo nhiệt độ 37 độ C chính là nhiệt độ chuẩn của cơ thể
? Vì sao nhiệt kế y tế chỉ có giới hạn đo từ 35oC đến 42oC ?
GV chốt lại
Vì nhiệt độ của cơ thể con người chỉ từ khoảng 35oC đến 42oC. nếu nhiệt độ cơ thể mà dưới 35 và trên 37 độ C là cơ thể không bình thường nên đi khám theo dõi tình hình sức khỏe
GV hướng dẫn cách đo nhiệt độ cơ thể và một số lưu ý khi đo
+ trước khi đo: -Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu chưa, nếu còn trên ống quản thì cầm vào phần thân nhiệt kế, vẩy mạnh cho thủy ngân tụt xuống bầu.→ mục đích nhằm lấy chính xác nhiệt độ cơ thể
GV chú ý cho HS:
Khi vẩy, tay cầm chặt nhiệt kế để khỏi bị văng ra và chú ý không để nhiệt kế va đập vào vật khác.
Vì thủy ngân chứa trong nhiệt kế rất đọc ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường
+ Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế -Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế -Chờ chừng 3 phút, rồi lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.
Chú ý: Không cầm vào bầu nhiệt kế khi đọc nhiệt độ → dẫn đến kết quả sai.
GV cho HS tiến hành đo nhiệt độ thực hiên đúng các tiến trình trên và điền vào mẫu báo cáo thực hành
GV: hướng dẫn cách đọc kết quả đo cho học sinh
Hoạt động 2: theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước
Yêu cầu HS đọc thông tin SGK phần 1
? cho biết dụng cụ có trong thí nghiệm
Phát cho mỗi nhóm 1 nhiệt kế dầu yêu cầu học sinh tiến hành làm câu lệnh từ C6 đến C9. điền vào mẫu báo cáo thực hành.
Hướng dẫn học sinh lắp dụng cụ thí nghiệm như SGK.
? cho biết công dụng của từng dụng cụ có trong thí nghiệm
Trước khi đun cho kiểm tra lại
+ xác định nhiệt độ của nước trước khi đun
GV nhắc nhở HS
+ theo dõi chính xác thời gian để đọc kết quả trên nhiệt kế
+ hết sức cẩn thận khi nước đươc đun nóng.
- cứ 1 phút ghi vào bảng theo dõi nhiệt độ , tới phút thứ 10 thì tắt đèn cồn
Hướng dẫn HS vẽ đồ thị
Vẽ hai trục vuông góc
+ trục nằm ngang ghi giá trị thời gian ( mỗi cạnh ô vuông biểu thị 1 phút)
+ trục thẳng đứng ghi giá trị nhiệt độ ( mỗi cạnh biểu thị 2 oC)
- nối các điểm xác định được ứng với thời gian đun ta được đường biểu diễn
Gv : cho tiến hành thí nghiệm và hoàn thành mẫu báo cáo thực hành
Sau khi tiến hành thí nghiệm xong yêu cầu HS cất dụng cụ thí nghiệm
Lắng nghe
Nhiệt kế y tế
Đọc
Quan sát lắng nghe
C1: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế : 35oCC2: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế : 42oC.C3: Phạm vi đo của nhiệt kế : Từ 35 độ C đến 42 độ C
C4: Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế : 0,1oC
C5: Nhiệt độ được ghi màu đỏ: 37oC
Vì nhiệt độ của cơ thể con người chỉ từ khoảng 35oC đến 42oC.
Lắng nghe
Tiến hành đo nhiệt độ cơ thể
Nhiệt kế dầu, cố đựng nước( loại cóc bằng thủy tinh chụi nhiệt), đèn cồn, giá đỡ
C6. 0 oC
C7. 100 oC
C8. từ 0 oC đến 100 oC
C9. 1 oC
Chú ý lắng nghe
Phân công tháo dụng cụ
Bài 23: THỰC HÀNH ĐO NHIỆT ĐỘ
I. Dùng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ cơ thể
1. dụng cụ
2. Tiến trình đo
SGK
II. Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước
dụng cụ
Nhiệt kế dầu, cố đựng nước( loại cóc bằng thủy tinh chụi nhiệt), đèn cồn, giá đỡ
2. Tiến trình đo
SGK
V. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
1. CỦNG CỐ
Nhắc lại 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế
4 đặc điểm của nhiệt kế dầu
2. DẶN DÒ
Hoàn thành nốt mẫu báo cóa thực hành
Chuẩn bị bài sau: mỗi em một thước kể 1 bút chì, vở ghi để vẽ đường biểu diễn
RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
.........../…………….
Điểm:
.................................
Xếp loại:
Đà Lạt, ngày ….tháng….năm 2013
CHỮ KÍ CỦA GIÁO SINH GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)
File đính kèm:
- nhiet ke nhiet giai.doc