ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
I/ MỤC TIÊU
- Kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng
- Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dung5 cụ đo thích hợp.
- Đổi được một số đơn vị đo thể tích
II/ CHUẨN BỊ.
o Xô đựng nước.
o Bình chia độ.
o 1 vài loại ca đong
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 3: Đo thể tích chất lỏng - Trường THCS Long Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs LongTân
GV: Nguyễn Thị Diễm
Tuần : 3
Ngày soạn : 11/09/06
Tiết : 3
Ngày dạy:
ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
I/ MỤC TIÊU
Kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng
Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dung5 cụ đo thích hợp.
Đổi được một số đơn vị đo thể tích
II/ CHUẨN BỊ.
Xô đựng nước.
Bình chia độ.
1 vài loại ca đong
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ –Tổ chức tình huống học tập
Em hãy trình bày cách đo độ dài? Kể tên 1 vài loại thước.
Vào bài như SGK
Bài 3: ĐO THỂ TÍCH.
Hoạt động 2 : Ôn lại đơn vị đo thể tích.
Gv : Hướng dẫn Học Sinh ôn lại một số đơn vị đo thể tích.
Gv : Y/c nhóm Học Sinh làm C1.
Gv : Y/c các nhóm trình bày kết quả.
+ Học Sinh nhớ lại cáac đơn vị đo thể tích.
+ Làm C1:
1m3=1000dm3=1000000cm3
1m3=1000lit=1000000ml
=1000000cc
+ Các nhóm góp ý, bổ sung, rút ra kết luận.
I.ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối(m3) và lít (l)
1lit = 1dm3
1ml = 1cm3
Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
Yêu cầu Học Sinh làm C2,C3,C4,C5.
Theo dõi, hướng dẫn Học Sinh làm bài
Tổ chức cho Học Sinh lấy kết quả sau cùng
Học Sinh làm C2,C3,C4.C5
+ C2: Ca đong to có GHĐ 1 lit, ĐCNN ½ lit. Ca đong nhỏ có GHĐ 0,5 lit, ĐCNN 0,5 lit. Ca nhựa có GHĐ 5 lit, ĐCNN 1 lit
+C3 : Tuỳ Học Sinh lấy VD
+C4:
_ Bình a: GHĐ: 100ml, ĐCNN: 2ml
_ Bình b: GHĐ: 250ml, ĐCNN: 50ml
_ Bình c: GHĐ: 300ml, ĐCNN: 50ml
+ Chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích, các loại ca đong ( ca, xô, thùng) đã biết trước dung tích, bình chia độ, bơm tim…
II.ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG.
1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích chất lỏng
- Đo thể tích chất lỏng có thể dùng chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích, các loại ca đong ( ca, xô, thùng) đã biết trước dung tích, bình chia độ, bơm tim…
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng.
Yêu cầu Học Sinh làm C6,C7,C8,
Theo dõi, hướng dẫn Học Sinh làm bài
Y/c Học Sinh hoạt động nhóm làm C9
Tổ chức cho Học Sinh lấy kết quả đúng nhất
+ Làm C6,C7,C8
C6: b; C7: b.
C8: a:70cm3 b: 50cm3 c: 40cm3
+ Làm C9 để rút ra được kết luận.
2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng
_ Ước lượng thể tích cần đo.
_ Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
_ Đặt bình chia độ thẳng đứng.
_ Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
_ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
Hoạt động 4: Vận dụng –Củng cố.
Hướng dẫn Học Sinh đo thể tích chất lỏng như SGK
Thực hành đo
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
Làm hết các bài tập trong SGK và SBT.
Học bài cũ xem trước bài mới.
File đính kèm:
- bai3.doc