Bài 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG.
A/ Mục tiêu:
- Hs kể tên một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng.
- HS biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ thích hợp.
- Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm.
- Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc theo nhóm.
B/ Chuẩn bi:
1, Giáo viên: Tranh vẽ to hình 3.3 , 3.4 ,3.5(SGK)
1 xô đựng nước.
2, Học sinh: 1 bình đựng đầy nước - 1 bình đựng 1 ít nước - 1 bình chia độ - 1 vài loại ca đong.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 3 và 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết 3
Ngày giảng:
Bài 3: Đo thể tích chất lỏng.
A/ Mục tiêu:
- Hs kể tên một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng.
- HS biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ thích hợp.
- Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm.
- Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc theo nhóm.
B/ Chuẩn bi:
1, Giáo viên: Tranh vẽ to hình 3.3 , 3.4 ,3.5(SGK)
1 xô đựng nước.
2, Học sinh: 1 bình đựng đầy nước - 1 bình đựng 1 ít nước - 1 bình chia độ - 1 vài loại ca đong.
C/ Phương pháp dạy học:
Vấn đáp, thuyết minh, thực hành.
D/ Tiến trình bài dạy:
1,ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số.
6A:..................................
6B:..................................
6C:..................................
2, Kiểm tra bài cũ: (5’)Yêu cầu HS thực hiện:
HS1: Nêu các bước đo độ dài của vật cần đo? ( Gồm 5 ý, đúng mỗi ý được 2đ )
3, Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (4’)
Gv :đưa tình huống như SGK: làm sao để biết trong bình và siêu đựng bao nhiêu nước?
Điều khiển của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Ôn lại đơn vị đo thể tích. (5’)
- Giới thiệu:một vật dù to, nhỏ đều chiếm một thể tích trong không gian (chiếm chỗ).
- Yêu cầu HS nêu các đơn vị đo thể tích của vật mà HS biết?
- Khẳng định các đơn vị đo thể tích: mét khối, lít, đecimet khối, centimet khối, mi li lít, cc.
- Yêu cầu HS tìm hiểu mối quan hệ giữa các loại đơn vị trên?
- Hoàn thành câu C1; đổi đơn vị?
- Nghe giảng.
- Nhắc lại các đơn vị mà mình biết.
- Ghi lại các đơn vị đo thể tích.
- Thảo luận, nêu mối quan hệ các đơn vị.
- Hoàn thành câu C1.
I/ Đơn vị đo thể tích:
- Đơn vị chính: mét khối (m3 )và lít (l).
- Đơn vị khác: cm3 , dm3 , ml, cc,...
- C1:
1m3 = 1000dm3 = 1000 000cm3.
1m3 = 1000 lít = 1000 000 ml =
= 1000 000 cc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích chất lỏng. (5’)
- Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục II.1.
- ? Hãy trả lời các câu hỏi C2 -> C4?
? Nêu tên các dụng cụ ddo hình 3.1(SGK)?
? Xác định GHĐ và ĐCNN của các bình chia độ?
- Khẳng định các câu trả lời.
- Quab sát tranh.
- Đọc yêu cầu của các câu hỏi.
- Thảo luận, chọn hình đúng.
- Tại chỗ nêu độ dài ở hình 2.3.
II/ Đo thể tích chất lỏng:
1. Dụng cụ đo thể tích chất lỏng:
- Dùng bình chia độ: hình trụ, tam giác...; ca đong; can; chai nhựa biết thể tích...
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng. (8’)
-Treo tranh vẽ 3 hình 3.3 , 3.4 và 3.5 đã chuẩn bị.
- Trong các hình trên, cách đặt và đọc kết quả nào đúng?
- Khẳng định câu trả lời.
- Yêu cầu HS hoàn thành câu C9 ( SGK)?
- Nêu lại các bước đo thể tích chất lỏng.
- Quan sát tranh vẽ.
- Thảo luận, chọn cách đúng.
- Nghe giảng.
- Thảo luận hoàn thành câu C9.
- HS ghi.
2, Cách đo thể tích chất lỏng:
Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần:
- Ước lượng thể tích cần đo.
- Chọn bình chia đọ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
- Đặt bình chia độ thẳng đứng.
- Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
Hoạt động 5: Đo thể tích chất lỏng. (12’)
- Yêu cầu các nhóm chuẩn bị dụng cụ thực hành.
- Chia nước các nhóm.
- Hướng dẫn HS thực hành:
+ ước lượng thể tích.
+ Dùng bình chia độ đo.
+ Ghi các kết quả vào bảng.
- yêu cầu các nhóm báo cáo.
- Nhận xét.
- Chuẩn bị dụng cụ, phân công nhiệm vụ.
- Cử thành viên lấy nước.
- Thực hành theo hướng dẫn.
- Báo cáo kết quả.
3, Thực hành:
a, Dụng cụ:
- Bình chia độ, ca đong, bình đựng nước.
- Bảng ghi kết quả.
b, Tiến hành:
c, Kết quả:
Vật
Dụng cụ
ƯL
Đo
GHĐ
ĐCNN
1
2
4/ Củng cố: (3’)
?: Nhắc lại cách đo thể tích chất lỏng ?
?: Kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng ?
5/ Hướng dẫn về nhà: ( 2’)
- Học cách đo thể tích chất lỏng.
- BTVN: 3.3 đến 3.7 SBT.
E/ Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn:
Tiết 4
Ngày giảng:
Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước.
A/ Mục tiêu:
- Hs biết sử dụng các dụng cụ đo thể tích để đo được thể tích của vật rắn không thấm nước.
- Bồi dưỡng tư duy tổng hợp trong việc xây dựng phương án thí nghiệm.
- Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc theo nhóm.
B/ Chuẩn bi:
1, Giáo viên: Tranh vẽ to hình 4.2 ,4.3(SGK)
1 xô đựng nước .
2, Học sinh:
- 1 vật rắn không thấm nước - 1 bình chia độ - dây buộc - 1 bình tràn - 1 bình chứa - Bảng ghi kết quả thí nghiệm.
C/ Phương pháp dạy - học:
Vấn đáp, thuyết minh, thực hành.
D/ Tiến trình dạy - học:
1,ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số.
6A:..................................
6B:..................................
6C:..................................
2, Kiểm tra bài cũ: (5’)Yêu cầu HS thực hiện:
HS1: Hãy nêu các bước đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ?
( Gồm 5 ý, đúng mỗi ý được 2đ )
3, Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập: (2’)
GV: Đưa tình huống nư SGK: làm thế nào để đo được thể tích của một vật rắn không thấm nước?
Điều khiển của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Thảo luận cách đo thể tích vật rắn không thấm nước. (12’)
- Giới thiệu : hai vật rắn không thấm nước ( 1 vật cho lọt bình chia độ , 1 vật không lọt).
- Yêu cầu HS tìm hiểu hình 4.2 và 4.3 (SGK) về cách đo thể tích các vật rắn đã nêu trên?
- Yêu cầu Hs nêu lại các bước xác định với từng hình?
- Hướng dẫn HS thực hành. 1,Các bước:
- Cho nước vào bình chia độ, đánh dấu mực nước,ghi lại thể tích V1 nước.
- Buộc vật vào dây, nhúng chìm trong nước, đánh dấu mực nước dâng lên, ghi thể tích V2 khi đó.
- Thể tích vật rắn : V2 - V1
2,Các bước:
- Đổ nước đầy bình tràn.
- Nhúng chìm vật vào bình tràn.
- Hứng nước tràn ra.
- Đổ nước vừa hứng vào bình chia độ khô, đo thể tích V của lượng nước đó.Thể tích của vật rắn là V.
- Quan sát.
- Tìm hiểu thông tin về cách đo trong hình 4.2 và 4.3.
- Nêu lại các bước bằng lời.
- Theo dõi các bước hướng dẫn.Hoàn thành câu C3.
I/Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước:
1, Trường hợp vật cho lọt bình chia độ:
Hình 4.2
2, Trường hợp vật rắn không lọt bình chia độ:
Hình 4.3
Hoạt động 3: Thực hành đo thể tích vật rắn. (15’)
- Yêu cầu Hs nêu các dụng cụ cần thiết.
- Nêu các chú ý khi sử dụng các dụng cụ đo.
- Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm đo thể tích vật rắn theo 2 bước:
+ ước lương V của vật.
+ KT ước lượng = cách đo.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
- Nhận xét.
- Dựa vào phầnn I , nêu các dụng cụ cần thiết.
- Nghe giảng.
- Chia nhóm, phân công nhiệm vụ, tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn phần I.
- Báo cáo kết quả.
II/Thực hành:
1, Dụng cụ:
- 1 vật rắn không thấm nước - 1 bình chia độ - dây buộc - 1 bình tràn - 1 bình chứa - Bảng ghi kết quả thí nghiệm.
2, Tiến hành:
3, Kết quả:
Vật
Dụng cụ
ƯL
Đo
GHĐ
ĐCNN
1
2
Hoạt động 4: Vận dụng. (5’)
- Yêu cầu hS thực hiện các câu hỏi phần vận dụng SGK?
- Chú ý ; đổ nước phải đầy bình tràn, nhúng vật phải chìm hết.
- Yêu cầu HS về nhà thực hiện yêu cầu phần vận dụng?
- Cho HS làm BT 4.1; 4.2.
- HD hs làm C5; C6 và giao VN.
- Thảo luận, đưa ra các chú ý khi thí nghiệm như hình 4.4.
III/ Vận dụng:
4/ Củng cố: ( 3’)
- Nêu kết luận về cách đo thể tích những vật rắn không thấm nước ?
- GV thông báo về CT tính thể tích một số hình đặc biệt.
5/ Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Nắm cách đo thể tích vật rắn không thấm nước.
- VN: làm C5, C6, BT 4.3, 4.4/ SBT.
E/ Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 34.doc