Giáo án Vật lý 6 tiết 30: Sự bay hơi, sự ngưng tụ - Trường THCS Noọng Hẹt

Tiết 30: SỰ BAY HƠI – SỰ NGƯNG TỤ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - HS nắm được sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

 - Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố: Nhiệt độ, giá, diện tích mặt thoáng.

 2. Kỹ năng:

 - Biết vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng trong thực tế.

3. Thái độ:

 - Có ý thức liên hệ kiến thức vào thực tế.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

* Chuẩn bị cho mỗi nhóm:

- 2 đĩa nhôm; 1 đèn cồn; 1 1 cốc nước.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 30: Sự bay hơi, sự ngưng tụ - Trường THCS Noọng Hẹt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/04/2008 Ngày giảng: Tiết 30: sự bay hơi – sự ngưng tụ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nắm được sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. - Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố: Nhiệt độ, giá, diện tích mặt thoáng. 2. Kỹ năng: - Biết vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng trong thực tế. 3. Thái độ: - Có ý thức liên hệ kiến thức vào thực tế. II. Chuẩn bị: Chuẩn bị của giáo viên: * Chuẩn bị cho mỗi nhóm: - 2 đĩa nhôm; 1 đèn cồn; 1 1 cốc nước. Chuẩn bị của học sinh: - Nghiên cứu bài. III. Tổ chức các hoạt động của học sinh: ổn định tổ chức: ( 1 phút) Sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút) Câu hỏi: Sự nóng chảy là gì? Sự đông đặc? Nêu đặc điểm của 2 quá trình này? ? Nêu các quá rình xảy ra khi rèn 1 thanh thép thành 1 con dao? Bài mới: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh * ĐVĐ: Sau cơn mưa, nước mưa trên đường nhựa đã biến đi đâu? - yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 4 và trả lời: ? Em hiểu sự bay hơi là gì? ? Lấy ví dụ về sự bay hơi của nước? GV thông báo: Không phải chỉ có nước mới bay hơi mà các chất lỏng khác cũng bay hơi. ? Lấy 1 ví dụ về sự bay hơi của chất lỏng khác? GV chốt:Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Chuyển ý: Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? đ 2. Hoạt động 1 (10 phút) Tìm hiểu sự bay hơi của chất lỏng. - HS nhớ lại các thông tin đã học. HS: Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. - Lấy ví dụ về sự bay hơi của nước. - Lấy ví dụ về sự bay hơi của chất lỏng khác. - Yêu cầu HS quan sát hiện tượng ở hình 26.2/ SGK. - Yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi C1, C2, C3. ? Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? GV treo bảng phụ C4. - Yêu cầu HS thả luận nhóm đôi hoàn thành C4. GV chốt: Nội dung kết luận. Hoạt động (10 phút) Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào? a. Quan sát hiện tượng. - Quan sát hiện tượng và mô tả hiện tượng ở H26.2. +) Trả lời C1: A2 khô nhanh hơn vì trời nắng. đ Tốc độ bay hơi phụ thuọc vào nhiệt độ. +)Trả lời C2: B1 khô nhanh hơn vì có gió. +) Trả lời C3: C2 khô nhanh hơn vì quần áo được căng rađ diện tích mặt thoáng lớn. đ Kết luận: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. *Hoạt động nhóm đôi ( 2 phút). Hoàn thiện C4: - Nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng lớn. - Gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi càng lớn. - Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn thì tốc độ bay hơi lớn. - Yêu cầu HS đọc mục c/ SGK. ? Muốn kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi của nước ta làm thế nào? ? Nêu những dụng cụ cần thiết để tiến hành thí nghiệm? ? Tại sao phải dùng 2 đĩa có diện tích lòng đĩa giống nhau? ? Tại sao phải đặt 2 đĩa ở phòng không có gió? ? Nêu các bước tiến hành thí ngiệm? ? Tại sao chỉ hơ nóng 1 đĩa? GV thống nhất các bước tiến hành thí nghiệm như SGK. - Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm ( 5 phút). ? Nước ở đĩa nào bay hơi nhanh hơn? ? Điều đó chứng tỏ gì? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm ( 3 p/) vạch kế hoạch kiểm tra xem tốc độ bay hơi có phụ thuộc vào gió, diện tích mặt thoáng không. - Gọi 1-2 nhóm trình bày kế hoạch. GV: Nhận xét về độ chính xác và mức độ khả thi của kế hoạch đó . đ Giao HS về nhà tự thực hiện kế hoạch. Lưu ý đảm bảo an toàn. Hoạt động 3 (15 phút) Thí nghiệm kiểm tra. - Đọc thông tin mục c/ SGK. HS: TA làm cho nhiệt độ thay đổi,giữ nguyên diện tích mặt thoáng và không có gió. Nêu dụng cụ. HS: Để diện tích mặt thoáng bằng nhau. +) Để không chịu tác động của gió. - Nêu các bước tiến hành thí nghiệm như SGK. +) Chỉ hơ nóng 1 đĩa để kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi. *Tiến hành thí nghiệm theo nhóm: - Quan sát xem nước ở đĩa nào bay hơi nhanh hơn. đ Đĩa nóng bay hơi nhanh hơn. Chứng tỏ: nhiệt độ càng cao, tốc độ bay hơi càng lớn. * Thảo luận nhóm ( 3 phút). - Lên kế hoạch kiểm tra sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. - Cử đại diện nhóm trình bày kế hoạch. ? Nêu các đơn vị kiến thức cơ bản của bài? - Gọi HS đọc “ Ghi nhớ”. ? Tại sao khi trồng chuối người ta phải phạt bớt lá? - Trả lời C10? GV:Chuẩn lại các câu trả lời của HS. Hoạt động 4 (7 phút) Củng cố- vận dụng. HS: 2 vấn đề chính: +) Sự bay hơi là gì. +) Tốc độ bay hơi phụ thuộc 3 yếu tố * Trả lời C9: Để hạn chế sự bay hơi nước qua lá đ cây không bị mất nước sẽ dễ sống hơn. * Trả lời C10. Trời nắng sẽ thu hoạch được nhiều muối hơn vì nước sẽ bay hơi nhanh hơn. Hướng dẫn học ở nhà ( 2 phút) Học thuộc ghi nhớ. Thực hiện kế hoạch kiểm tra sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào gió và diện tích mặt thoáng. BTVN:26.1đ 26.4/ SBT. Đọc trước bài mới. IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docTIET 30.doc