Giáo án Vật lý 6 tiết 4 bài 5: Khối lượng, đo khối lượng - Trường THCS Đình Phong

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.

 2. Kĩ năng:

 - Đo được khối lượng bằng cân.

 - Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.

 - Rèn tính cẩn thận, trung thực khi đọc kết quả.

3. Kĩ năng

II. CHUẨN BỊ:

 - Chuẩn bị của giáo viên: PPCT (Tuần, tiết), SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng,.

 - Dụng cụ: Cân Rô bec van, vật để cân.

 - Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, SGK, SBT,.

 1 cái cân bất kì, vật để cân.

III. PHƯƠNG PHÁP

Vấn đáp + HS làm việc cá nhân

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2106 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 4 bài 5: Khối lượng, đo khối lượng - Trường THCS Đình Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 4. BÀI 5. KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG. Ngày soạn : 2 tháng 9 năm 2012 Lớp Ngày thực hiện H/S vắng Ghi chú 6A 6B 3-9-2012 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. 2. Kĩ năng: - Đo được khối lượng bằng cân. - Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn. - Rèn tính cẩn thận, trung thực khi đọc kết quả. 3. Kĩ năng II. CHUẨN BỊ: - Chuẩn bị của giáo viên: PPCT (Tuần, tiết), SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng,... - Dụng cụ: Cân Rô bec van, vật để cân. - Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, SGK, SBT,... 1 cái cân bất kì, vật để cân. III. PHƯƠNG PHÁP Vấn đáp + HS làm việc cá nhân IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Bước 1 + 2 :Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới: 5’ - Ổn định lớp - Kiểm tra sỉ số - Kiểm tra bài cũ: ? Để đo thể tích vật rắn không thấm nước ta dùng những phương pháp nào? ? Trình bày cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước? - Nhận xét, kết luận điểm. - Đặt vấn đề vào bài mới: Ở nhà để đo khối lượng của một vật thì các em có thể dùng dụng cụ gì? - Vậy cách dùng cân để đo như thế nào? Cách sử dụng ra sao? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Bài 5: KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG. - Lớp trưởng báo cáo sỉ số - HS trả lời: - Để đo thể tích vật rắn không thấm nước ta sử dụng bình chia độ hoặc bình tràn. - Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật. - Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật. - HS lắng nghe. - HS ghi tựa bài Bài 5: KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG. Bài 5: KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG. Bước3: Giảng bài mới * Hoạt động 1: Tìm hiểu khối lượng - đơn vị khối lượng:15’. - Thông báo: mọi vật dù to hay nhỏ đều có khối lượng. - Gọi HS đọc và hướng dẫn HS làm C1: ? Số đó chỉ sức nặng của hộp sữa hay lượng sữa chứa trong hộp? - Cho HS làm C2: ? Chỉ sức nặng của túi OMO hay lượng OMO chứa trong túi? - GV Lấy thêm một vài VD khác để HS hiểu được khối lượng là gì ? - Yêu cầu HS thảo luận điền vào chỗ trống trong các câu C3, C4, C5, C6. - Nhận xét, kết luận. - GV hỏi thêm: ? Nồi đồng được cấu tạo bằng chất gì? ? Khối lượng của nồi đồng chính là khối lượng của chất nào? ? Vậy khối lượng của một vật cho ta biết điều gì? - Yêu cầu HS nhớ lại và cho biết đơn vị đo khối lượng là những đơn vị nào? ? Trong đó đơn vị đo khối lượng thường dùng là đơn vị nào? - Nhận xét. - GV thông báo: Kílôgam là khối lượng của một quả cân mẫu đặt ở Viện đo lường Quốc Tế ở Pháp. - Cho HS đổi một số đơn vị: 1kg = g 1g = mg 1kg = mg - Nhận xét. - Lắng nghe. - C1: 379g chỉ lượng sữa trong hộp. - C2: 500g chỉ lượng bột giặt trong túi. - Thảo luận. + C3: 500g + C4: 397g + C5: khối lượng. + C6: lượng - Chất đồng. - Khối lượng của chất đồng. - Lượng chất chứa trong vật đó. - Kể tên một số đơn vị đo khối lượng : kg, tấn, tạ, yến, g - Đơn vị thường dùng là: kg - 1kg = 1000 g 1g = 1000 mg 1kg = 1000000 mg I. KHỐI LƯỢNG. ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG: 1. Khối lượng: Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng sữa trong hộp, khối lượng bột giặt trong túi,...chỉ lượng sữa trong hộp, lượng bột giặt trong túi,...Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó. 2. Đơn vị khối lượng: - Đơn vị của khối lượng là kí lô gam (kg). - Ngoài ra còn có các đơn vị đo khác như : + 1g = kg + 1hectôgam (hg) (còn gọi là lạng): 1lạng = 100 g + 1tấn (t) = 1000kg + 1miligam (mg) = g + 1 tạ = 100 kg * Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đo khối lượng: 15’. - Chúng ta đã tìm hiểu về khối lượng và đơn vị đo khối lượng. Vậy để biết được khối lượng của một vật (hoặc các em nặng bao nhiêu kí) người ta dùng gì? - Nhận xét. - Người ta thường đo khối lượng bằng cân. Trong phòng thí nghiệm ta dùng cân Robecvan để đo khối lượng. - Cho HS quan sát cân Robecvan, hình vẽ 5.2/sgk v yu cầu học sinh cho biết cấu tạo của cn Robecvan. - Nhận xét và giới thiệu lại cho HS. - Thông báo cho học sinh cách xác định GHĐ và ĐCNN của cn Robecvan - Yêu cầu học sinh của các nhóm xác định GHĐ và ĐCNN của cân ở nhóm mình. - Gọi học sinh đại diện các nhóm trả lời về GHĐ và ĐCNN của cân Robecvan ở nhóm mình. - Cho HS đọc sgk và thảo luận để tìm hiểu cách cân và tìm từ thích hợp điền vào chổ trống của câu C9 - Nhận xét. - Cho HS cân thử một vật bằng cân cân Rôbecvan. GV uốn nắng HS. - GV cho HS tìm hiểu các loại cân khác. Chú ý: Hình 5.6 SGK là ảnh chụp cảnh cân 1kg quả cam bằng cân đồng hồ có GHĐ 1000g. Vậy, GV phải lưu ý giải thích, nếu HS nào thắc mắc tại sao có cam trên đĩa cân, mà không nhìn thấy kim cân bị lệch. Bởi vì, trong trường hợp này kim cân đã quay đúng 1 vòng trên mặt số. - Dùng cân. - Quan sát. - Trả lời: C7: Cân Robecvan gồm các bộ phận: đòn cân, đĩa cân, kim cân, hộp quả cân, ốc điều chỉnh và con m. - HS thực hiện. C8: - GHĐ của cân Rô béc van là tổng khối lượng các quả cân có trong hộp. - ĐCNN của cân Rô béc van là khối lượng của quả cân nhỏ nhất có trong hộp. - Đọc sgk và thảo luận. Làm câu C9: điều chỉnh số 0 vật đem cân quả cân thăng bằng đúng giữa quả cân vật đem cân - HS thực hành cân 1 vật bằng cân Rô bec van. - HS tìm hiểu các loại cân khác: C11: 5.3 cân y tế. 5.4 cân đòn. 5.5 cân tạ 5.6 cân đồng hồ II. ĐO KHỐI LƯỢNG: Ngöôøi ta ño khoái löôïng baèng caân 1.Tìm hiểu cân Rôbecvan: Cân Robecvan gồm các bộ phận: đòn cân, đĩa cân, kim cân, hộp quả cân, ốc điều chỉnh và con mã. 2. Cách dùng cân Rôbecvan để cân một vật: Thoạt tiên, phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằn, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0. Đặt vật đem cân lên một đĩa cân. Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cộng với số chỉ của con mó sẽ bằng khối lượng của vật đem cân. 3. Các loại cân khác: Cân tạ, cân y tế, cân đòn, cân đồng hồ. * Hoạt động 3: Vận dụng:5’ - Hướng dẫn HS về nhà làm câu C12. - Cho HS làm câu C13 - GV nhận xét hoàn thiện. - Chú ý cho HS biển báo giao thông ở hình 5.7 là biển cắm. - HS nghe hướng dẫn. - HS làm câu C13: Số 5T (5 tấn) chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5T không được đi qua cầu. III. VẬN DỤNG: Bước 4 + 5: Củng cố, dặn dò: 5’ ? Khi cân cần ước lượng k/lg vật cần cân, điều này có ý nghĩa gì? ? Cân gạo có dùng cân tiểu li không? Cân 1 chiếc nhẫn vàng có dùng cân đòn được không? - Về nhà hoàn thành từ C1® C13, học ghi nhớ, làm BT và đọc phần “có thể em chưa biết”. Xem và chuẩn bị trước bài 6. - Nhận xét tiết học. V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTIET 4 LI 6.doc
Giáo án liên quan