Tiết 04 : ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG
THẤM NƯỚC
A.Mục tiêu:
1)Kiến thức:
-Biết sử dụng các bình tràn, bình chia độ để xác định thể tích vật rắn bất kỳ không thấm nước.
2)Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng làm các thí nghiệm theo SGK
-Kĩ năng sử dụng bình tràn, bình chia độ.
3)Thái độ:
-Tuân thủ các qui tắc đo và trung thực với các số liệu mà mình đo được, hợp tác trong mọi công việc của nhóm.
B.Chuẩn bị:
C.Tổ chức hoạt động dạy và học:
1)Ổn định lớp:
-Kiểm diện HS (1p)
2)Kiểm tra: (4p)
Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS:
+Hai vật rắn không thấm nước: 1 nhỏ lọt bình chia độ, 1 lớn để đo thể tích bằng bình tràn;1 bình chia độ, 1 ca đong có ghi sẵn dung tích, dây buộc.;1 bình tràn.; bình chứa.
Chuẩn bị cho cả lớp:
+1 xô đựng nước;1 chai đựng nước chưa biết thể tích, 1 chai nước khoáng 1.5 lít.
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước - Trường THCS Phước Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/9/2004
Tiết 04 : ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG
THẤM NƯỚC
A.Mục tiêu:
1)Kiến thức:
-Biết sử dụng các bình tràn, bình chia độ để xác định thể tích vật rắn bất kỳ không thấm nước.
2)Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng làm các thí nghiệm theo SGK
-Kĩ năng sử dụng bình tràn, bình chia độ.
3)Thái độ:
-Tuân thủ các qui tắc đo và trung thực với các số liệu mà mình đo được, hợp tác trong mọi công việc của nhóm.
B.Chuẩn bị:
C.Tổ chức hoạt động dạy và học:
1)Ổn định lớp:
-Kiểm diện HS (1p)
2)Kiểm tra: (4p)
Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS:
+Hai vật rắn không thấm nước: 1 nhỏ lọt bình chia độ, 1 lớn để đo thể tích bằng bình tràn;1 bình chia độ, 1 ca đong có ghi sẵn dung tích, dây buộc.;1 bình tràn.; bình chứa.
Chuẩn bị cho cả lớp:
+1 xô đựng nước;1 chai đựng nước chưa biết thể tích, 1 chai nước khoáng 1.5 lít.
3)Bài mới:
Thời
lượng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung chính
3p
12p
15p
5p
I.Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập:
-GV giới thiệu một hình hộp chữ nhật, một hình trụ tròn. Em hãy cho biết làm thế nào để tính thể tích?
-GV đưa ra 2 vật rắn không thấm nước có hình dạng bất kỳ cho HS thấy rồi đặt vấn đề: làm thế nào để tính thể tích?
II.Hoạt động 2: Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước:
1. Dùng bình chia độ:
-Yêu cầu HS quan sát hình 4.2 cho biết làm thế nào để đo thể tích vật rắn không thấm nước?
-Tại sao phải buộc vật vào dây?
-Phần nước dâng lên: chính là thể tích hòn đá
*Chuyển ý: Nếu hòn đá to không bỏ lọt bình chia độ thì làm thế nào?
2. Dùng bình tràn
-Yêu cầu HS quan sát hình 4.3 thu thập thông tin để trả lời câu hỏi trên (C2)
-GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ và trình bày tóm tắt được các bước làm thí nghiệm.
* Rút ra kết luận: GV treo câu C3 lên bảng yêu cầu HS “chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:…”
III.Hoạt động 3: Thực hành đo thể tích vật rắn
-Yêu cầu HS thảo luận làm thí nghiệm theo các bước để:
*Đo thể tích vật rắn nhỏ(lọt bình chia độ)
-Gọi 1 HS trả lời các bước đo – ghi kết quả
-Tiến hành đo thể tích viên đá
-Yêu cầu HS ghi kết quả theo phiếu học tập.
*Đo thể tích vật rắn(không lọt bình chia độ nhưng lọt vào bình tràn)
-Yêu cầu HS thảo luận các bước đo
-Tiến hành đo 3 lần
-Ghi kết quả và tính giá trị trung bình
-Học sinh báo cáo kết quả-chú ý cách đọc giá trị V theo ĐCNN của bình chia độ
IV.Hoạt động 4: . Vận dụng:
-Nếu dùng ca thay cho bình tràn và bát to thay cho bình chứa để đo thể tích của vật như hình 4.4 thì cần phải chú ý điều gì?
-Giáo viên nhấn mạnh trường hợp đo như hình 4.4 không được hoàn toàn chính xác, vì vậy phải lau sạch bát, đĩa, khoá(vật đo)
-HS suy nghĩ tìm cách tính của mình.
-HS nghiên cứu cá nhân để trả lời câu C1 (Quan sát hình 4.2 và mô tả cách đo thể tích hòn đá của bình chia độ?)
-HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi C2: Cách đo thể tích hòn đá to hơn vừa lọt bình tràn?
-HS trả lời phần KL và ghi vào vở
-Hoạt động theo nhóm
-HS hoạt động theo nhóm-ghi kết quả vào bảng cá nhân
-Tiến hành đo:bảng 4.1
-Tính giá trị trung bình:
Để đo thể tích vật rắn không thấm nước, có thể dùng bình chia độ, bình tràn
4)Củng cố-Hướng dẫn học ở nhà: (5p)
-Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:
Thể tích bình tràn.
Thể tích bình chứa.
Thể tích nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
Thể tích nước còn lại trong bình tràn.
-HS học câu C1,C2,C3 SGK.
-Làm bài tập thực hành C5,C6
-Bài tập 4.1 đến 4.6(SBT)
D.Rút kinh nghiệm,bổ sung:
File đính kèm:
- T04.doc