Giáo án Vật lý 6 tiết 5: Khối lượng, đo khối lượng - Trường THCS Noọng Hẹt

TIẾT 5: KHỐI LƯỢNG - ĐO KHỐI LƯỢNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Biết được ý nghĩa của chỉ số ghi trên bao bì.

 - Nắm được đơn vị, dụng cụ, cách đo khối lượng của vật bằng cân Rôbecvan.

2. Kỹ năng:

 - Biết sử dụng cân Rôbecvan để đo khối lượng của 1 vật.

 3. Thái độ:

 - Trung thực khi đọc kết quả đo khối lượng.

 - Có ý thức liên hệ kiến thức của bài học với thực tế.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

* Chuẩn bị cho mỗi nhóm:

 - 1 cân Rôbecvan; 1 hộp quả cân.1 vật nặng để cân.

 * Chuẩn bị cho cả lớp: 1 số loại cân.

 - Bảng phụ ghi nội dung câu C3; C4; C5; C6; C9 và bài tập trắc nghiệm.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Mỗi HS chuẩn bị 1 số bao bì trên có ghi khối lượng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 5: Khối lượng, đo khối lượng - Trường THCS Noọng Hẹt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:29/9/2007 Ngày giảng:03/10/2007 Tiết 5: Khối lượng - đo khối lượng I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được ý nghĩa của chỉ số ghi trên bao bì. - Nắm được đơn vị, dụng cụ, cách đo khối lượng của vật bằng cân Rôbecvan. 2. Kỹ năng: - Biết sử dụng cân Rôbecvan để đo khối lượng của 1 vật. 3. Thái độ: - Trung thực khi đọc kết quả đo khối lượng. - Có ý thức liên hệ kiến thức của bài học với thực tế. II. Chuẩn bị: Chuẩn bị của giáo viên: * Chuẩn bị cho mỗi nhóm: - 1 cân Rôbecvan; 1 hộp quả cân.1 vật nặng để cân. * Chuẩn bị cho cả lớp: 1 số loại cân. - Bảng phụ ghi nội dung câu C3; C4; C5; C6; C9 và bài tập trắc nghiệm. Chuẩn bị của học sinh: - Mỗi HS chuẩn bị 1 số bao bì trên có ghi khối lượng. III. Tổ chức các hoạt động của học sinh: ổn định tổ chức: ( 1 phút) Sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) Câu hỏi: Để đo thể tích vật rắn không thấm nước ta làm thế nào? Bài tập ( Bảng phụ): Một bình chia độ có ĐCNN là 1 cm3 . Bình đang chứa 1 lượng nước là V1 = 100 cm3. Bỏ 1 vật nặng bằng sát vào bình, mực nước trong bình dâng lên đến thể tích 135 cm3. Thể tích của vật nặng đó là: A: 100 cm3; B: 135 cm3 ; C: 35 cm3; D: Cả A, B, C đều sai. GV: +) gọi HS trả lời. +) HS nhận xét. +) GV đánh giá cho điểm. * Đặt vấn đề: ? Bản thân em có biết mình nặng bao nhiêu không? Làm thế nào để biết được điều đó? GV: Khi nói đến 1 vật nặng bao nhiêu là nói đén khối lượng của vật đó. Dụng cụ, đơn vị, cách đo khối lượng như thế nào? đ Vào bài. 3. Bài mới: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS đọc và trả lời C1; C2. - Treo bảng phụ ghi nội dung C3; C4; C5. - Yêu cầu HS điền vào chỗ trống. - Gọi 2-3 HS trả lời hoàn thiện C3 đ C6. GV chốt: Mỗi vật đều có khối lượng. Khối lượng của vật đó là duy nhất. ? Kể tên những đơn vị đo khối lượng mà em biết? Thông báo: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp nước ta là Kg. - Giới thiệu: Kilôgam là khối lượng quả cân mẫu đặt ở viện đo lường quốc tế ở pháp. ? Ngoài Kilôgam còn đơn vị đo khối lượng nào khác thường được sử dụng? GV: Thông thường, ta hay sử dụng đơn vị Kg trong đo khối lượng Hoạt động 1 (15 phút) Khối lượng. Đơn vị khối lượng. 1. Khối lượng ( 7 phút) - Đọc và xác định yêu cầu C1; C2. Trả lời: C1: Khối lượng sữa trong hộp. C2: Chỉ lượng bột giặt trong túi. - Điền vào chỗ trống ở C3, C4, C5. (1) 397 g. (2) 500 g. (3) Khối lượng. (4) Lượng. Ghi nội dung GV chốt vào vở. 2. Đơn vị đo khối lượng. - Cá nhân HS kể tên các đơn vị đo khối lượng đã biết. +) Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp nước ta là Kg. +) Các đơn vị đo khối lượng khác: Gam; Hectôgam; Miligam….. ? Dụng cụ đo khối lượng là gì? Thông báo: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng cân Rôbec van. -Yêu cầu HS đối chiếu hình 5.2/SGk để nhận ra các bộ phận của cân? - Yêu cầu HS xác định GHĐ và ĐCNN của cân Rôbecvan ở nhóm. - Treo bảng phụ ghi nội dung C9. - Yêu cầu HS chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống. Chốt: Nội dung C9 chính là cách sử dụng cân Rôbecvan để cân 1 vật. - Yêu cầu các nhóm dùng cân Rôbecvan để cân khối lượng vật nặng đã chuẩn bị ở nhóm. ? Ngoài cân Rôbecvan, em biết nhứng loại cân nào khác? Giới thiệu 1 số loại cân đã chuẩn bị cho HS quan sát. Hoạt động 2 (10 phút) Đo khối lượng. 1. Tìm hiểu cân Rôbecvan. - Dụng cụ đo khối lượng là cân. - Đối chiếu cân Rôbec van với hình 5.2 để nhận biết: Đòn cân; đĩa cân; hộp quả cân; kim cân. - Xác định GHĐ và ĐCNN của cân Rôbecvan 2.Cách dùng cân Rôbec van để cân một vật * Hoàn thiện C9: Các từ cần điền: Điều chỉnh số 0. Vật đem cân Quả cân Thăng bằng Đúng giữa. quả cân vật đem cân. * Dùng cân Rôbecvan để thực hành cân khối lượng vật nặng đã chuẩn bị ở nhóm. 3. Các loại cân khác. - Kể tên các loại cân khác: Cân đĩa, cân đòn, cân đồng hồ…. - Quan sát các loại cân khácgiáo viên giới thiệu. ? Hãy đọc các chỉ số về khối lượng ở các bao bì các em đã chuẩn bị và cho biết ý nghĩa của các chỉ số đó? - Yêu cầu HS trả lời C13. Liên hệ thực tế: Khi gặp các biển báo giao thông có các chỉ số tương tự như trên phải hiểu ý nghĩa của các chỉ số đó để thực hiện cho đúng. - Giới thiệu 1 số đơn vị, dụng cụ đo khối lượng khác ở mục : Có thể em chưa biết”/ SGK( T20) Hoạt động 3 (10 phút) Củng cố- Vận dụng. - Cá nhân HS đọc các chỉ số ghi trên các bao bì đã chuẩn bị và cho biết ý nghĩa của các chỉ số đó. - Trả lời C13: Biển giao thông có ghi 5T trước chiếc cầu có nghĩa là: Chiếc cầu đó chỉ cho xe có khối lượng tối đa là 5 tấn đi qua. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: ( 3 phút). Học, hiểu ghi nhớ. BTVN: 5.1; 5.2; 5.3 / SBT. Cán bộ lớp làm thêm bài 5.4; 5.5 / SBT. Thực hiện C12. Đọc trước bài mới. IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTiet 5.doc
Giáo án liên quan