Giáo án Vật lý 6 tiết 6: Lực. Hai lực cân bằng - Trường THCS Noọng Hẹt

TIẾT 6: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Chỉ ra được lực đẩy, lực hút, lực kéo. Xác định được phương , chiều của các lực đó.

 - Lấy được ví dụ về 2 lực cân bằng.

 - Nhận xét được trạng thái của vật khi chịu tác dụng của 2 lực cân bằng.

2. Kỹ năng:

 - Biết nghiên cứu thông tin qua kênh hình trong SGK.

 - Bết làm thí nghiệm để nhận ra có lực tác dụng vào vật

3. Thái độ:

 - Nghiêm túc khi nghiên cứu các hiện tượng về lực.

 - Có ý thức quan sát các hiện tượng trong thực tế.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 6: Lực. Hai lực cân bằng - Trường THCS Noọng Hẹt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/10/2007 Ngày giảng:11/10/2007 Tiết 6: lực – hai lực cân bằng I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Chỉ ra được lực đẩy, lực hút, lực kéo. Xác định được phương , chiều của các lực đó. - Lấy được ví dụ về 2 lực cân bằng. - Nhận xét được trạng thái của vật khi chịu tác dụng của 2 lực cân bằng. 2. Kỹ năng: - Biết nghiên cứu thông tin qua kênh hình trong SGK. - Bết làm thí nghiệm để nhận ra có lực tác dụng vào vật 3. Thái độ: - Nghiêm túc khi nghiên cứu các hiện tượng về lực. - Có ý thức quan sát các hiện tượng trong thực tế. II. Chuẩn bị: Chuẩn bị của giáo viên: * Chuẩn bị cho mỗi nhóm: - 1 xe lăn; 1 lò xo lá tròn; 1 thanh nam châm. - 1 giá sát, 1 gia trọng bằng sắt. * Chuẩn bị cho cả lớp. - Bảng phụ ghi nội dung C4; C8 và bài tập trắc nghiệm. Chuẩn bị của học sinh: - Nghiên cứu trước nội dung bài. III. Tổ chức các hoạt động của học sinh: ổn định tổ chức: ( 1 phút) Sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút) Câu hỏi: ( HS yếu) Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là gì? Dụng cụ đo khối lượng? Bài tập ( bảng phụ): Trên vỏ hộp kẹo có ghi 500g. Số đó chỉ: A: Sức nặng của hộp kẹo. B: Thể tích của hộp kẹo. C: Sức nặng và khối lượng của hộp kẹo. D: Khối lượng của kẹo trong hộp. HS trả lời. GV: Đánh giá, cho điểm. 3. Bài mới: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐVĐ: Cho HS quan sát hình vẽ đầu bài. ? Trong 2 người, ai là người kéo cái tủ? Ai là người đang đẩy cái tủ? đ Lực kéo, lực đẩy. đ Vào bài. - Yêu cầu HS quan sát H6.1 và nêu các dụng cụ thí nghiệm cần thiết? ? Khi thực hiện thí nghiệm 1 ta cần trả lời được câu hỏi nào? - Yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện thí nghiệm ( 3 phút) Thông báo; Lực mà lò xo lá tròn tác dụng vào xe lăn là lực đẩy. - Yêu cầu các nhóm HS quan sát H6.2 và tự bố trí thí nghiệm như H6.2. +) Gv lưu ý, kiểm tra cách bố trí thí nghiệm của các nhóm. - Yêu cầu HS trả lời C2? GV chốt: Trong thí nghiệm trên xuất hiệnlực kéo giữa lò xo và xe lăn. - Yêu cầu HS bố trí; tiến hành thí nghiệm 3 ( H6.3) và rút ra nhận xét. Treo bảng phụ ghi nội dung C4. - Yêu cầu HS chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống. ? Khi nào ta nối : Vật này tác dụng lực lên vật kia? ? Lấy ví dụ chứng tỏ có sự tác dụng của lực? Hoạt động 1 ( 15 phút) Hình thành khái niệm lực. Thí nghiệm. a. Thí nghiệm 1: - Nêu dụng cụ thí nghiệm: Lò xo lá tròn; xe lăn, giá đỡ. - Mục đính thí nghiệm: Trả lời C1. - Hoạt động nhóm (3 phút). +) Tiến hành thí nghiệm. +) Nhận xét : khi ta đẩy xe ép lò xo lá tròn, lò xo tác dụng vào xe lăn 1 lực đẩy. b. Thí nghiệm 2: - Quan sát H6.2. - Bố trí thí nghiệm như hình 6.2 và tiến hành thí ngiệm. - Rút ra nhận xét: Lò xo tác dụng lên xe 1 lực kéo, xe cũng tác dụng ngược lại lên lò xo 1 lực kéo. c. Thí nghiệm 3: - Bố trí và tiến hành thí nghiệm H6.3. - Nhận xét: Nam châm tác dụng lên quả nặng 1 lực hút. - Hoàn thiện C4: Các từ cần điền: (1) Lực đẩy; (2) Lực ép (3) Lực kéo; (4)Lực kéo; (5) Lực hút. 2. Kết luận. Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này có tác dụng lực lên vật kia. - Lấy ví dụ về lực. - Yêu cầu các nhóm HS làm lại 2 thí nghiệm 1,2. - Xác định phương, chiều của các lực trong các thí nghiệm trên? ? Có nhận xét gì về phương, chiều của lực? - Yêu cầu HS xác định phương, chiều của lực do thanh nam châm tác dụng lên quả nặng ở thí nghiệm 3? Nhấn mạnh: Mỗi lực có phương, chiều nhất định. Hoạt động 2 ( 10 phút) Phương và chiều của lực. - Các nhóm làm lại thí nghiệm 1,2 . - Kết hợp với thông tin SGK để xác định phương, chiều của các lực đó. Nhận xét: Mỗi lực có phương và chiều nhất định. Trả lời: Lực đó có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái. - Yêu cầu HS quan sát H6.4 và trả lời C6; C7. Thông báo: Nếu 2 đội tác dụng 2 lực vào sợi dây mà sợi dây vẫn đứng yên thì 2 lực đó là 2 lực cân bằng. ? 2 lực cân bằng có đặc điểm gì? - Yêu cầu HS trả lời C8 ( bảng phụ) ? Lấy ví dụ về 2 lực cân bằng? Gv chốt: Đặc điểm của 2 lực cân bằng. Hoạt động 3 (7 phút) Hai lực cân bằng. - Cá nhân HS quan sát H6.4. - Trả lời: +) C6: Đội nào kéo mạnh hơn, dây sẽ chuyển động về bên đó. Nếu 2 đội ngang bằng nhau, sợi dây sẽ đứng yên. +) C7: Hai lực đó có cùng phương nhưng ngược chiều. Trả lời C8: Các từ cần điền: cân bằng; (2) đứng yên; (3) Chiều (4) Phương; (5) Chiều. - Lấy ví dụ về 2 lực cân bằng. ? Lấy ví dụ về 2 lực cân bằng? ? Qua bài cần ghi nhớ nội dung nào? Chốt: Nội dung ghi nhớ. Thông báo nội dung mục “ Có thể em chưa biết” Hoạt động 4 (6 phút) Củng cố- Vận dụng. - Cá nhân HS trả lời C9: +) Gió tác dụng vào cánh buồm 1 lực đẩy. +) Đầu tàu tác dụng vào toa tàu 1 lực kéo. - Lấy ví dụ về 2 lực cân bằng. - Tóm tắt nội dung chính của bài. - Đọc phần “ Ghi nhớ” ( SGK/ T23) 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: ( 2 phút) - Học, hiểu ghi nhớ. - Tìm hiểu thêm về các lực trong thực tế, xác định phương, chiều của các lực đó. - BTVN: 6.1 đ6.4/ SBT ( HS khá, giỏi làm thêm bài 6.5) - Đọc trước nội dung bài mới, tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau: 1. Em hiểu thế nào là “ Sự biển đổi chuyển động”, “ Sự biến dạng”? 2. Khi lực tác dụng lên vật có thể gây ra những kết quả nào? IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 6.doc
Giáo án liên quan