TRỌNG LỰC _ ĐƠN VỊ LỰC
1.MỤC TIÊU:
1.1. Về kiến thức:
HS biết: Câu hỏi trọng lực là lực hút trái đất tác dụng lên một vật và độ lớn của nó gọi là trọng lượng.
-Viết được công thức tính trọng lượng và nêu được ý nghĩa của các đơn vị đo.
HS hiểu:-Nêu được phương và chiều của trọng lực
1.2. Về kĩ năng:
Hs thực hiện được: công thức tính trọng lượng của một vật.
1.3. Về thái độ:
-Thói quen: Rèn luyện tính cẩn thận ,
-Tính cách: ý thức hợp tác làm việc trong nhóm
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Trọng lực là lực hút trái đất tác dụng lên một vật và độ lớn của nó gọi là trọng lượng.
-Nêu được phương và chiều của trọng lực
-Viết được công thức tính trọng lượng và nêu được ý nghĩa của các đơn vị đo.
Vận dụng được công thức tính trọng lượng của một vật.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 7, 8, 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy:7 TIẾT 7
Ngày dạy: TRỌNG LỰC _ ĐƠN VỊ LỰC
1.MỤC TIÊU:
1.1. Về kiến thức:
HS biết: Câu hỏi trọng lực là lực hút trái đất tác dụng lên một vật và độ lớn của nó gọi là trọng lượng.
-Viết được công thức tính trọng lượng và nêu được ý nghĩa của các đơn vị đo.
HS hiểu:-Nêu được phương và chiều của trọng lực
1.2. Về kĩ năng:
Hs thực hiện được: công thức tính trọng lượng của một vật.
1.3. Về thái độ:
-Thói quen: Rèn luyện tính cẩn thận ,
-Tính cách: ý thức hợp tác làm việc trong nhóm
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Trọng lực là lực hút trái đất tác dụng lên một vật và độ lớn của nó gọi là trọng lượng.
-Nêu được phương và chiều của trọng lực
-Viết được công thức tính trọng lượng và nêu được ý nghĩa của các đơn vị đo.
Vận dụng được công thức tính trọng lượng của một vật.
3. CHUẨN BỊ
3.1.Giáo viên
1 Giá treo ,1 Lò xo,1 Quả nặng 100g có móc treo
1 Dây dọi,1 khay nước, 1 Chiếc thước êke
3.2.Học sinh: (Cho mỗi nhóm HS)
- Lực kế lò xo, sợi dây mảnh nhẹ, 1 cung tên, 1 xe lăn, 1 vài quả nặng
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện.
4.2.Kiểm tra miệng:
4.3.Tiến trình bi học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY,TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: (1 phút)
GV:mơ phổng hình vẽ cho Hs quan st
Thông qua thắc mắc của người con và lời giải đáp của người bố để đưa học sinh đến nhận thức là trái đất hút tất cả vật .
HS: quan st trả lời
Hoạt động 2 : Phát hiện sự tồn tại của trọng lực (1 phút)
-GV Tổ chức học nhóm để trả lời câu C1,C2,C3
Hướng dẫn từng nhóm HS làm thí nghiệm , quan sát và nhận xét ,
- HS đại diện nhóm trả lời câu C1, C2,C3
* Chú ý : để thấy rõ tác dụng kéo dãn lò xo xủa
trọng lực , phải quan sát độ dài của lò xo trước và
sau khi treo quả nặng
C3: Tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau :
Qua quan sát các thí nghiệm trên gọi 1 vài HS rút ra kết luận
Hình 8.1
è GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP: đây là những kiến thức cơ bản cấn nắm vững của những người làm công việc thiết kế chế tạo máy, gia công vật liệu, giao thông vận tải, xây dựng, hóa …
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về phương và chiều của trọng lực (1 phút)
Hình 8.2
Gv:Hướng dẫn học sinh thí nghiệm với dây dọi, mục đích của dây dọi là xác định phương thẳng đứng.
Hs-Từ thí nghiệm này cho học sinh rút ra nhận xét về phương của trọng lực là phương thẳng đứng (phương của dây dọi).
Căn cứ vào các thí nghiệm, thấy được trọng lực có chiều từ trên xuống.
GV:Hướng dẫn HS làm thí nghiệm , quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét để chọn từ thích trong khung điền vào chỗ trống câu C4.
- HS rút ra kết luận
C5:Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau :
Hoạt động 4 : tìm hiểu về đơn vị lực (1 phút)
-Hướng dẫn HS đọc SGK và giải thích độ mạnh (cường độ )của lực.
-Giới thiệu: để đo độ lớn (cường độ) của lực, người ta sử dụng đơn vị Newton
.
* Mở rộng:Ix ac Newton - Nh bc học Vật lý người Anh đ cĩ nhiều cống hiến cho khoa học, đặc biệt có công trong việc xây dựng môn Cơ học. Ông là người tìm ra rất nhiều loại lực, để tưởng nhớ công lao của ông, người ta lấy tên ông làm đơn vị lực.
GV Hướng dẫn thực hành theo hướng dẫn của SGK để rút ra kết luận kiểm chứng lại phương của trọng lực là phương thẳng đứng (vuông góc với mặt phẳng nằm ngang).
I/.TRỌNG LỰC LÀ GÌ ?
1/.Thí nghiệm : SGK
a. Treo quả nặng vo lị xo, ta thấy lị xo bị dn ra.
Lúc đĩ lị xo tc dụng lực vo lị xo theo phương thẳng đứng, có chiều từ dưới lên trên.
b. Cầm một viên phấn trên cao, rồi đột nhiên buông tay ra.
Ta thấy viên phấn chuyển động nhanh dần, điều đó chứng tỏ có lực tác dụng vào viên phấn, lực đó có phương thẳng đứng và chiều hướng xuống đất
C1: Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng để giữ cho quả nặng không bị rơi
-Lực đó có phương thẳng thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất .Khi trọng lực
của quả nặng kéo vật xuống bằng với lực
đàn hồi của lò xo kéo vật lên thì quả nặng đứng yên.
C3: (1):cân bằng
(2): trái đất
(3):biến đổi
(4): lực hút
(5): trái đất
2/Kết luận : SGK a. Trái Đất tác dụng lực hút lên mọi vật. Lực này gọi là trọng lực.
b. Người ta cịn gọi cường độ (độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật.
II/.PHƯƠNGVÀ CHIỀU CỦA TRỌNG LỰC
Hình 8.2
1/.Phương và chiều của trọng lực
C4 : (1): cân bằng
(2) : dây dọi
(3): thẳng đứng
(4): từ trên xuống dưới
2/.Kết luận: SGK Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới.
C5: (1): thẳng đứng
(2): từ trên xuống dưới
III/.ĐƠN VỊ LỰC:
-Đơn vị lực là niutơn (ký hiệu : N)
Để đo độ mạnh (cường độ) của lực, trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam dùng đơn vị là Newton (N).
Trọng lượng quả nặng 100g được tính trịn l 1N, trọng lượng quả nặng 1kg tính trịn l 10N.
V/.VẬN DỤNG
C6 : HS tự làm
Treo dây dọi lên giá.
- Dùng eke để xác định góc tạo bởi phương của dây dọi và phương nằm ngang.
4.4.Tổng kết:
Qua nội dung bài học hôm nay chúng ta cần nắm những nội dung sau:
- Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
-Trọng lực là lực hút của Trái Đất.
-Trọng lực tc dụng ln một vật cịn gọi l trọng lượng của vật đó.
-Đơn vị lực là Newton (N). Trọng lượng của quả cân 100g là 1N.
CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT
Trọng lượng của một vật là lực hút của Trái Đất lên vật đó, do đó trọng lượng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật trên Trái Đất. Chẳng hạn, khi lên cao thì trọng lượng của vật sẽ giảm đi chút ít. Trái lại, khối lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật, vì khối lượng chỉ lượng chất chứa trong vật.
Thực ra, trọng lượng của quả cân 100g chỉ có 0.98N. Tuy nhiên, nếu không yêu cầu độ chính xác cao, ta có thể lấy trịn trọng lượng của quả cân 100g là 1N.
Khi đổ bộ lên Mặt Trăng thì trọng lượng của nhà du hành vũ trụ (tức là lực hút của Mặt Trăng lên người đó) chỉ bằng 1/6 trọng lượng của người đó trên Trái Đất, cịn khối lượng của người đó không đổi.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
Đối với bài học ở tiết học này:
-Học và tìm ví dụ minh hoạ trọng lực.
-Làm BT (8.1 đến 8.4 Sách BT
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Về nhà ôn tập lại các kiến thức và các bài tập đã học từ đầu năm để kiểm tra một tiết.
Chú ý các nội dung : + Cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ hoặc bình trn với nhiều cch khc nhau
+ Thế nào là hai lực cân bằng, phương và chiều của chúng.
5. PHỤ LỤC
Tuần: 9 – Tiết 9
Ngày dạy: LỰC ĐÀN HỒI
1.MỤC TIÊU:
1.1. Về kiến thức:
HS biết: - Nhận biết được thế nào là biến dạng đàn hồi của một lò xo.
- Dựa vào kết quả TN, rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo.
HS hiểu:-Nêu được phương và chiều của trọng lực
1.2. Về kĩ năng:
Hs thực hiện được: Trả lời câu hỏi về đặc điểm của lực đàn hồi.
1.3. Về thái độ:
-Thói quen: Rèn luyện tính cẩn thận ,
-Tính cách: - Rèn kĩ năng lắp thí nghiệm
- Có ý thức tìm tòi quy luật vật lí
2.NỘI DUNG HỌC TẬP
-Biết được thế nào là biến dạng đàn hồi của một lò xo.
- Sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo
3. Chuẩn bị
3.1.Giáo viên
-1 Giá treo ,1 Lò xo,1 Quả nặng 100g có móc treo
-1 Dây dọi,1 khay nước, 1 Chiếc thước êke
3.2.Học sinh: (Cho mỗi nhóm HS)
- Giá thí nghiệm; - Một chiếc lò xo.
- Một cái thước chia độ đến mm; - Một hộp 4 quả nặng.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện.
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1: Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực.
( Trọng lực là lực hút của Trái Đất; Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về Trái Đất )
Câu 2: Để đo lực người ta dùng dụng cụ gì? (lực kế)
4.3.Tiến trình bi học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (2 phút)
Một sợi dây cao su và một lò xo có tính chất nào giống nhau? (Khi kéo dãn ra, buông tay ra thì nó co lại bình thường). Độ dãn của lò xo là gì? Lực mà lò xo sinh ra khi biến dạng gọi là gì? Bài mới :
Hoạt động 2: Nghiên cứu biến dạng đàn hồi(qua lò xo). Độ biến dạng(18phút)
Yêu cầu HS quan sát H9.1, sau đó GT các dụng cụ dùng để thí nghiệm, nghiên cứu sự biến dạng của một lò xo.
´ Trọng lượng của quả nặng 50g là?
HS: 0,5N.
´ Trọng lượng 2 quả, 3 quả nặng 50g là?
HS: 1N; 1,5N.
Đề nghị các nhóm trưởng nhận dụng cụ TN, tự bố trí TN theo H9.1.
HS: Thực hiện TN theo từng bước hướng dẫn của SGK, ghi kết quả vào bảng 9.1
Bảng 9.1: Bảng kết quả:
Số quả nặng 50g mĩc vo lị xo
Tổng trọng lượng của các quả nặng
Chiều dài lị xo
Độ biến dạng
0
0
l0=
0
1
2
3
Yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra kết quả, giáo viên ghi số liệu các nhóm báo cáo lên bảng kết quả.
GV theo dõi các bước tiến hành thí nghiệm của HS. Từ đó rút ra kết luận và trả lời C1:
Từ cc kết quả trn hy suy nghĩ trả lời cu C1: tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Biến dạng đàn hồi là gì?
GDHN: đây là những kiến thức cơ bản cấn nắm vững của những người làm công việc thiết kế chế tạo máy, gia công vật liệu, giao thông vận tải, xây dựng, hóa …
´ Vậy biến dạng của lò xo là biến dạng gì?
´ Lò xo có tính chất gì?
´ Độ biến dạng của lò xo được tính như thế nào?
Thông báo độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo: L – Lo.
´ Yêu cầu HS trả lời C2.
Hoạt động 3: Lực đàn hồi và đặc điểm của nó.
(10 phút)
GV yêu cầu HS đọc thông báo về lực đàn hồi,
´ Thế nào là lực đàn hồi ?
sau đó trả lời C3.
HS làm việc cá nhân trả lời C3
´ Lực đàn hồi có đặc điểm gì?
GV yêu cầu HS làm câu C4.
Cá nhân trả lời câu C4.
Hoạt động 4: Vận dụng. (5 phút)
Yêu cầu HS trả lời C5 và C6.
HS: trả lời.
GV sửa chữa các câu trả lời.
I. Biến dạng đàn hồi - độ biến dạng.
1. Biến dạng của một lò xo.
a. Thí nghiệm: SGK.
C1:
dãn ra, (2) tăng lên, (3) bằng
b. Kết luận.
Biến dạng của lò xo là biến dạng đàn hồi.
Lò xo là vật có tính chất đàn hồi.
2. Độ biến dạng của lò xo.
Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo: L - Lo
C2:
II. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó.
1. Lực đàn hồi:
Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng gọi là lực đàn hồi.
C3: ……cân bằng với trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên vật hay trọng lượng của quả nặng.
Cường độ của lực đàn hồi của lò xo sẽ bằng với cường độ của trọng lực.
2. Đặc điểm của lực đàn hồi.
Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
C4: C
III.Vận dụng.
C5: a. tăng gấp đôi.
b. tăng gấp ba.
C6: Vậy sợi dây cao su và chiếc lò xo cùng có tính chất đàn hồi.
4.4.Tổng kết: Qua nội dung bài học hôm nay chúng ta cần nắm những nội dung sau:
? Biến dạng của lò xo là biến dạng gì? Lò xo có tính chất gì?
-Biến dạng của lò xo là biến dạng đàn hồi.
- Lò xo là vật có tính chất đàn hồi.
? Độ biến dạng của lò xo được tính ntn? Thế nào là lực đàn hồi? Lực đàn hồi có đặc điểm gì? làm bài tập
- Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo: L - Lo
-Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng gọi là lực đàn hồi
-Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn
- BT9.1/14 C. lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.
CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT
Lị xo chỉ dn khi cc vịng của nĩ được quấn đều đặn. Nếu vô ý ko dn một vi vịng của nĩ qu mức, thì nĩ sẽ khơng dn đều nữa và thí nghiệm sẽ thất bại.
Tính đàn hồi của lị xo phụ thuộc vo vật liệu lm lị xo. Thp v đồng thau đàn hồi rất tốt, nên lị xo thường được làm bằng thép hoặc đồng thau. Sắt và đồng đỏ đàn hồi rất kém, nên không thể dùng chúng làm lị xo được.
Nếu ko dn lị xo bằng một lực qu lớn, thì lị xo sẽ mất tính đàn hồi. Người ta nói là lị xo bị “mỏi”. Lc đó, nếu thôi không kéo dn, chiều di của lị xo sẽ khơng thể trở lại bằng chiều di tự nhin của chng được nữa.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
Đối với bài học ở tiết học này:
- Học ghi nhớ
- Làm tất cả các bài tập trong SBT
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị: “Lực kế- phép đo lực – trọng lượng và khối lượng”
+ Người ta dùng dụng cụ gì để đo lực?
+ Nêu hệ thức giữa trọng lượng(P) và khối lượng(m) của cùng 1 vật.
5. PHỤ LỤC :
File đính kèm:
- Vat ly 6 Tiet 79.doc