Giáo án Vật lý 6 tiết 8: Ôn tập

ÔN TẬP

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương trình cơ học từ tiết 1 đến tiết 07.

2. Kĩ năng:Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề liên quan.

3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.

II . Chuẩn bị.

1. Giáo viên: một số câu hỏi, bài tập

Phiếu học tập:

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2100 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 8: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN:01-10 -2012 NGÀY DẠY: 02-10-2012 TUẦN:08 TIẾT: 08 ÔN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương trình cơ học từ tiết 1 đến tiết 07. 2. Kĩ năng:Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề liên quan. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập. II . Chuẩn bị. 1. Giáo viên: một số câu hỏi, bài tập Phiếu học tập: Câu 1: Người ta dùng bình chia độ chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá.Khi thả hòn đá vào bình mực nước trong bình dâng lên tới 150cm3. Hỏi thể tích hòn đá là bao nhiêu? A.100cm3 B.150cm3 C.200cm3 D.50cm3 Câu 2: Khi đòn cân Rôbecvan thăng bằng ,ta thấy một bên đĩa cân có hai quả cân là 400g và 100g.Đĩa cân còn lại có hai túi bột giặt như nhau.Vậy khối lượng của một túi bột giặt là : A: 500g B: 250g C: 400g D: 100g Câu 3: Để đo chiều dài cuốn SGKvật lý 6 cần chọn thước nào trong các thước sau : A . thước 10cm có ĐCNN tới mm B . thước 30cm có ĐCNN tới mm C . thước 250mm có ĐCNN tới mm D . thước 25cm có ĐCNN tới cm Câu 4: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng: A.Thể tích bình tràn B. Thể tích bình chứa C. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. D. Thể tích nước còn lại trong bình tràn. Câu 5: Quyển sách nằm trên bàn là do : A.. Có hai lực cân bằng tác dụng lên nó B. Mặt bàn tác dụng lực giữ nó lại C. Có hai lực tác dụng lên nó D. Không có lực nào tác dụng lên nó. Câu 6: Trên hộp mứt Tết có ghi 250 g .Số đó chỉ : A. Sức nặng và khối lượng của hộp mứt B. Thể tích của hộp mứt . C Sức nặng của hộp mứt . D. Khối lượng mứt trong hộp. 2. Học sinh : ôn tập từ tiết 1 đến tiết 7 III. Tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Ôn tập Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Gv:cho HS làm việc cá nhân trả lời lần lượt các câu hỏi của GV. 1: Đo độ dài: Đơn vị đo, dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN của thước đo. 2: Đo thể tích chất lỏng: Đơn vị đo, dụng cụ đo, cách đo thể tích chất lỏng. 3: Đo thể tích vật rắn không thấm nước: cách đo bằng bình chia độ, bình tràn. 4: Đo khối lượng: đo khối lượng bằng dụng cụ gì? đơn vị khối lượng. 5: Lực –Hai lực cân bằng: Khái niệm lực, phương và chiều của lực. Hai lực cân bằng. 6: Trọng lực – Đơn vị lực: Trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực.Đơn vị lực. I. Lý thuyết 1: Đo độ dài 2: Đo thể tích chất lỏng: 3: Đo thể tích vật rắn không thấm nước 4: Đo khối lượng 5: Lực –Hai lực cân bằng 6: Trọng lực – Đơn vị lực: Hoạt động 2: Vận dụng GV: Phát phiếu học tập cho các nhóm học sinh. - Yêu cầu các nhóm hoàn thành các câu hỏi ở phiếu bài tập, đại diện nhóm trả lời các nhóm khác nhận xét. - Yêu cầu HS làm lần lượt các bài tập tự luận sau: Bài 1: Đổi các đợn vị sau a.1,5 dm3 =……….lít =……….ml b. 0,3m3 = …………..dm3 = ……………cm3 c. 50 mm =.................cm = ..................m Bài 2: Lan dùng bình chia độ để đo thể tích của hòn sỏi. Thể tích nước ban đầu đọc trên bình là V1=80cm3, sau khi thả hòn sỏi đọc được thể tích là V2=95cm3. Thể tích của hòn sỏi là bao nhiêu? Bài 3: - Nêu 3 ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật. - Nêu 3 ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm vật biến dạng. - Nêu 1 ví dụ về lực tác dụng lên một vật có thể gây ra đồng thời hai kết quả nói trên. Bài 4: Một quả cầu bằng kim loại được giữ yên bằng 1 sợi dây treo. Hỏi những lực nào đã tác dụng lực lên quả cầu?Vì sao quả cầu đứng yên? Bài 5: Nêu cách xác định thể tích của viên phấn bằng bình chia độ. II. Vận dụng Trả lời câu hỏi phiếu bài tập 1A ; 2B ; 3B ; 4C ; 5A ; 6D Bài 1: a.1,5 dm3 = 1,5 lít = 1500 ml b. 0,3m3 = 300 dm3 = 300000 cm3 c. 50 mm = 5 cm = 0,05 m Bài 2: Thể tích hòn sỏi là: 95cm3 - 80cm3 = 15cm3 Bài 3: (HS tự nêu, GN nhận xét) Bài 4: - Quả cầu chịu tác dụng của 2 lực: + lực hút của trái đất + Lực kéo của sợi dây. - Quả cầu đứng yên vì 2 lực này 2 lực cân bằng. Bài 5: - Dùng băng keo mỏng quấn vào viên phấn không cho viên phấn thấm nước - Đổ nước vào bình chia độ :V1 - Thả viên phấn chìm vào trong nước đo thể tích nước dâng lên V2 - Thể tích viên phấn được tính: V = V2 – V1 IV. Hướng dẫn về nhà - Ôn tập các nội dung kiến thức theo các câu hỏi và bài tập vận dụng. - Hoàn chỉnh các nội dung đã được ôn tập để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra. - Xem lại kiến thức tiết 1 – 7, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết vào tiết sau. V. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docCuc hot tiet 8 on tap li 6.doc
Giáo án liên quan