Giáo án Vật lý 6 - Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

- Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh

- Hệ thống, củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh

2/ Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng vận dụng vào việc giải bài tập, giải thích các hiện tượng trong thực tế cho học sinh

3/ Thái độ:

-Giáo dục học sinh làm bài nghiêm túc, sạch sẽ

II/ Chuẩn bị:

• GV: đề kiểm tra

• HS: kiến thức từ tiết 1 đến tiết 7

III/ Hoạt động dạy và học

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 - Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/10/2011 Tuần 9 Ngày kiểm tra: 13/10/2011 Tiết 9 : KIỂM TRA 1 TIẾT I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh - Hệ thống, củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh 2/ Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng vận dụng vào việc giải bài tập, giải thích các hiện tượng trong thực tế cho học sinh 3/ Thái độ: -Giáo dục học sinh làm bài nghiêm túc, sạch sẽ II/ Chuẩn bị: GV: đề kiểm tra HS: kiến thức từ tiết 1 đến tiết 7 III/ Hoạt động dạy và học Ma trận Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL 1/ Đo độ dài. Đo thể tích - Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với giới hạn đo và ĐCNN của chúng - Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn - Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường Số câu Số điểm. Tỉ lệ % 3 câu 1.5 điểm 2 câu 1.0 điểm 1 câu 0.5 điểm 1 câu 1.0 điểm 7câu 4.0 điểm 40% 2/ Khối lượng và lực - Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật - Nêu được đơn vị đo lực - Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng - Nêu được ví dụ về một số lực - Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh, yếu của hai lực đó - Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động - Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng - Đo được khối lượng bằng cân - Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động Số câu Số điểm. Tỉ lệ % 3 câu 1.5 điểm 2 câu 1.0 điểm 1 câu 2.0 điểm 3 câu 1.5 điểm 9 câu 6.0 điểm 60 % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 6 câu 3.0 điểm 30% 5 câu 4.0 điểm 40% 2 câu 3.0 điểm 30% 16 câu 10.0 điểm 100% ĐỀ RA: I/Trắc nghiệm khách quan (7.0 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước đáp án đúng Câu 1: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo độ dài? A/ Cân B/ Thước mét C/ Xilanh D/ Bình chia độ Câu 2: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo thể tích chất lỏng? A/ Cân B/ Thước mét C/ Xilanh D/ Bình chia độ Câu 3: Giới hạn đo của thước là: A/ Độ dài nhỏ nhất giữa hai vạch chia trên thước B/ Độ dài lớn nhất ghi trên thước C/ Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp D/ Độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước Câu 4: Người ta dùng 1 bình chia độ ghi tới cm3 chứa nước ở vạch 50 cm3 để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào trong bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 81 cm3 . Thể tích của hòn đá là: A/ 81 cm3 B/ 50 cm3 C/ 131 cm3 D/ 31 cm3 Câu 5: Người ta muốn xác định thể tích của một lượng nước là bao nhiêu, thì họ dùng 1 bình chia độ. Sau khi đổ nước vào bình chia độ thì thấy mực nước trong bình chỉ 50 cm3. Vậy thể tích của lượng nước đó là: A/ 81 cm3 B/ 50 cm3 C/ 131 cm3 D/ 5 cm3 Câu 6: Chiều dài bàn học là 1m. Thước nào sau đây có thể đo chiều dài bàn chính xác nhất? A/ Thước thẳng có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1mm B/ Thước thẳng có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1cm C/ Thước dây có GHĐ 1,5 m và ĐCNN 0,1mm D/ Thước cuộn có GHĐ 5 m và ĐCNN 5mm Câu 7: Khối lượng của một vật cho biết: A/ Lượng chất tạo thành vật đó B/ Số chất tạo nên vật đó C/ Khối lượng của vật đó Câu 8: Đơn vị lực là: A/ N B/ kg C/ m D/ m3 Câu 9: Trọng lực là: A/ Lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật B/ Là lực kéo của Trái Đất tác dụng lên vật C/ Là lực đẩy của Trái Đất tác dụng lên vật Câu 10: Những cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng? A/ Lực mà hai em bé đẩy vào hai cánh cửa và cánh cửa không quay B/ Lực mà hai đội kéo co tác dụng vào sợi dây làm sợi dây đứng yên C/ Lực mà hai em bé đang chơi tác dụng vào hai đầu bập bênh Câu 11:Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy: A/ Lực mà đầu tàu tác dụng lên toa tàu B/ Lực mà gió tác dụng vào cánh buồm C/ Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt Câu 12: Quả cân 500g ở tại mặt đất có trọng lượng là: A/ 5 N B/ 0.5 N C/ 500 N D/ 50 N Câu 13: Dùng cân đồng hồ có độ chia tới 50g để cân một vật, cách ghi kết quả đo nào sau đây đúng: A/ 510g B/ 500g C/ 5.1 lạng Câu 14: Chọn câu trả lời đúng. Khi đóng đinh vào tường: A/ Búa chỉ làm đinh thay đổi chuyển động B/ Búa chỉ làm tường bị biến dạng C/ Đinh bị biến dạng và ngập sâu vào tường D/ Không vật nào bị biến dạng II/ Tự luận (3.0 điểm) Câu 1: (1.0 điểm) Có hai thứơc: Thước thứ nhất có GHĐ: 30 cm, ĐCNN: 1 mm Thước thứ hai có GHĐ: 1 m, ĐCNN: 1 cm Nên dùng thước nào để đo chiều dài của bàn giáo viên, chiều dài của cuốn sách giáo khoa Vật lý 6? Câu 2: (2.0 điểm) a/ Nêu một thí dụ về lực tác dụng lên một vật có thể làm vật bị biến dạng? b/ Nêu một thí dụ về lực tác dụng lên một vật có thể làm vật thay đổi chuyển động? c/ Nêu một thí dụ về lực tác dụng lên một vật có thể vừa làm vật bị biến dạng vừa làm vật thay đổi chuyển động? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Môn : Vật Lý 6 ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM I/Trắc nghiệm khách quan (7.0 điểm) Câu 1: B Câu 2: D Câu 3: B Câu 4: D Câu 5: B Câu 6: C Câu 7: A Câu 8: A Câu 9: A Câu 10: B Câu 11: B Câu 12: A Câu 13: B Câu 14: C II/ Tự luận (3.0 điểm) Câu 1: Nên dùng thước thứ nhất để đo chiều dài của cuốn sách giáo khoa Vật lý 6 Nên dùng thước thứ hai để đo chiều dài của bàn giáo viên Câu 2: a/ Thí dụ về lực tác dụng lên một vật có thể làm vật bị biến dạng : Kéo dãn một dây cao su b/ Thí dụ về lực tác dụng lên một vật có thể làm vật thay đổi chuyển động: Lấy tay búng một hòn bi đang đứng yên trên mặt bàn, thì viên bi sẽ chuyển động c/Thí dụ về lực tác dụng lên một vật có thể vừa làm vật bị biến dạng vừa làm vật thay đổi chuyển động: Quả bóng đang đứng yên ta dùng chân đá vào quả bóng làm quả bóng chuyển động đồng thời quả bóng bị biến dạng (HS có thể lấy ví dụ khác nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa) Mỗi câu đúng được 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.75 điểm 0.75 điểm 0.5 điểm Củng cố và dặn dò: Thu bài Chuẩn bị bài : Lực đàn hồi IV/ Những vấn đề cần rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT9.doc
Giáo án liên quan