I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: - Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
- So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít.
2/ Kỹ năng:
3/ Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác làm việc trong nhóm
II/ Chuẩn bị:
- Mỗi nhóm Hs: 1 xe lăn, 1 máng nghiêng, 1 lò xo xoắn, 1 lò xo lá tròn, 1 viên bi, 1 sợi chỉ (dây).
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5623 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 - Tiết: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/9/2011 Tuần 7
Ngày dạy: 27/9/2044
Tiết : TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: - Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
- So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít.
2/ Kỹ năng:
3/ Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác làm việc trong nhóm
II/ Chuẩn bị:
- Mỗi nhóm Hs: 1 xe lăn, 1 máng nghiêng, 1 lò xo xoắn, 1 lò xo lá tròn, 1 viên bi, 1 sợi chỉ (dây).
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học
Điều khiển của GV
Hoạt động tương ứng của HS
* HĐ1: Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập (6’)
1/ Kiểm tra bài cũ:
+ Lực là gì? Cho ví dụ? làm BT 6.6/SBT
+ Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ và chỉ ra phương, chiều và độ mạnh yếu của 2 lực đó?
2/ Tổ chức tình huống học tập: Thực tế ta không nhìn thấy lực mà chỉ thấy tác dụng của nó mà thôi.
Quan sát hình vẽ 22: làm sao biết trong 2 người ai giương cung , ai chưa giương cung ? Bài học hôm nay sẽ giúp ta trả lời câu hỏi đó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những hiện tượng xảy ra khi có lực tác dụng vào (7’)
- GV: Hướng dẫn HS đọc SGK để trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu dạng biến đổi chuyển động? Đó là những dạng nào? Cho ví dụ từng trường hợp?
- GV: Làm TN: Kéo hai đầu chiếc lò xo. Yêu cầu HS nhận xét hình dạng của lò xo
- GV: thông báo lò xo đã bị biến dạng. Yêu cầu HS cho biết sự biến dạng là gi?
- GV: làm lại TN C6 nhưng kéo hai đầu chiếc lò xo dài hơn. Yc HS so sánh được độ mạnh, yếu của lực. Trường hợp nào lực dùng lớn hơn? Vì sao em biết
- GV: cho HS Trả lời C2: trả lời câu hỏi nêu ở đầu bài
Hoạt động 3: Nghiên cứu những kết quả tác dụng của lực (17’)
ĐVĐ: Khi có lực tác dụng thì kết quả tác dụng của lực được thể hiện như thế nào -> II,
- GV: Phát đồ dùng cho các nhóm, yc HS hoạt động nhóm lần lượt tiến hành các TN theo yc SGK để trả lời các câu hỏi từ C3àC5
- GV: Chốt lại: qua 3 TN0 trên: lực tác dụng làm biến đổi chuyển động của vật.
- GV: lấy tay ép vào hai đầu một lò xo. Nhận xét tác dụng của lực mà tay ta tác dụng lên lò xo?
GV: cho HS :
+ Trả lời C7: Điền từ …
+ Phát biểu hoàn chỉnh C7
+ Đọc – trả lời C8
- Yêu cầu viết đầy đủ C8.
- GV: Chốt lại vấn đề qua phần trả lời C8.
Hoạt động 4: Vận dụng (10’)
- GV: Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi C9 đến C11 trong SGK.
C9: Nêu 3 thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vât?
C10: Nêu 3 thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm vật bị biến dạng?
C10: Nêu một thí dụ về lực tác dụng lên một vật có thể gây ra đồng thời hai kết quả trên?
Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò (5’)
- GV: + Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả nào? Cho ví dụ?
+ Dựa vào đâu để biết lực tác dụng lên vật mạnh hay yếu khi vật bị biến dạng?
- GV: Giới thiệu phần “có thể em chưa biết”
- GV: HDVN
+ Học thuộc phần ghi nhớ. Tìm ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động?
+ Làm BT 7.1à7.4, 7.6à7.9, 7.11, 7.12/ SBT
+ Đọc trước bài “Trọng lực – lực đàn hồi”.
- BT 6.6/SBT: D
I – Những hiện tượng ta cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng.
1- Những sự biến đổi của chuyển động
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
- Vật đang chuyển động, bị dừng lại.
VD: Thủ môn bắt bóng: quả bóng đang chuyển động sẽ dừng lại.
- Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.
VD: Lực đẩy làm chiếc xe chuyển động.
- Vật chuyển động nhanh lên.
VD: Tăng ga cho xe máy chạy nhanh lên.
- Vật chuyển động chậm lại.
VD: Phanh hãm.
- Vật đang chuyển động theo hướng này, bống chuyển động sang hướng khác.
VD: hai viên bi va chạm vào nhau làm thay đổi hướng chuyển động của mỗi viên
2. Những sự biến dạng:
- HS: quan sát – nêu nhận xét?(lò xo bị biến dạng)
- HS: trả lời
Đó là sự thay đổi hình dạng của một vật.
Thí dụ: Lò xo bị kéo dãn,…
- HS: Quan sát và trả lời câu hỏi của GV
- HS Trả lời C2: Người đang giương cung đã tác dụng lực vào dây cung nên làm cho dây cung và cánh cung bị biến dạng
III. nhỮng kẾt quẢ tác dỤng cỦa lỰc
1/.Thí nghiệm :
- HS: Hoạt động nhóm làm TN0
Quan sát và làm TN0 theo hình 6.1 (21)
+ Cầm xe lăn ép lò xo lá tròn, đột nhiên buông tay không giữ xe nữa -> Nhận xét về kết quả tác dụng của lò xo lá tròn lên xe?
C3. Lò xo bung ra và đẩy xe ra xa.
HS Làm TN0 theo hình 7.1 -> đọc và trả lời C4.
C4. Dưới tác dụng lực của tay, xe đang chuyển động đột ngột dừng lại.
HS: Làm TN0 theo hình 7.2 -> đọc và trả lời C5.
C5. Lò xo lá tròn đã làm cho hòn bi chuyển động sang hướng khác.
HS: Đọc- làm TN0 theo C6--> trả lời C6
C6. Khi ép hai đầu lò xo, hình dạng của lò xo bị thay đổi (biến dạng).
2- Rút ra kết luận:
- Trả lời C7
C7: (1)- Biến đổi chuyển động của
(2)- Biến đổi chuyển động của
(3)- Biến đổi chuyển động của
(4)- Biến dạng
- Trả lời C8 :
Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm (1) biến đổi chuyển động của vật B hoặc làm (2) biến dạng vật B. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.
III. VẬN DỤNG:
- HS: trả lời các câu hỏi C9 đến C11 trong SGK (tùy HS)
IV/ Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- T7.doc