CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Bài 1 : ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được đơn vị đo độ dài, xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ
2. Kĩ năng:
- Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo, sử dụng được dụng cụ đo
- Tính được giá trị irung bình của các kết qủa đo
3. Thái độ:
- Rèn luyên tính cẩn thận, chính xác, có ý thức hợp tác làm việc theo nhóm.
II. Chuẩn bị:
- Thước kẻ có ĐCNN đến mm, thước dây có ĐCNN: 0,5 cm
- Bảng kết qủa đo độ dài ( bảng 1.1)
- Tranh vẽ to thước kẻ có GHĐ 20 cm, ĐCNN 2mm
III. Hoạt động dạy-học:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Giới thiệu: 4’
Các vấn đề sẽ được học trong chương trình vật lý 6
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 6 - Trường THCS Mỹ châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường thcs Mỹ châu
Tuần 1
Tiết 1
Ngày soạn: ……../…..…/ Ngày dạy: ……../…..…/
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Bài 1 : ĐO ĐỘ DÀI
Mục tiêu:
Kiến thức:
Nắm được đơn vị đo độ dài, xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ
Kĩ năng:
Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo, sử dụng được dụng cụ đo
Tính được giá trị irung bình của các kết qủa đo
Thái độ:
Rèn luyên tính cẩn thận, chính xác, có ý thức hợp tác làm việc theo nhóm.
Chuẩn bị:
Thước kẻ có ĐCNN đến mm, thước dây có ĐCNN: 0,5 cm
Bảng kết qủa đo độ dài ( bảng 1.1)
Tranh vẽ to thước kẻ có GHĐ 20 cm, ĐCNN 2mm
Hoạt động dạy-học:
Ổn định lớp: 1’
Giới thiệu: 4’
Các vấn đề sẽ được học trong chương trình vật lý 6
Nội dung bài mới:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
2’
8’
20’
5’
I/ Đơn vị đo độ dài:
1.On lại một số đơn vị đo độ dài:
*Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét(m)
C1: 1m = 10dm
1m = 100cm
1cm = 10mm
1km = 1000m
2. Ước lượng độ dài:
II/ Đo độ dài:
1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài:
C4: Thợ mộc dùng thước dây, học sinh dùng thước kẻ, người bán vải dùng thước mét.
C5: HS tự trả lời
C6: a.GHĐ:20cm, ĐCNN:1mm
b.GHĐ:30cm, ĐCNN:1mm
c.GHĐ:1m, ĐCNN:1cm
C7: Thước dây
Khi dùng thước đo cần biết GHĐ và ĐCNN của thước
- GHĐ: là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- ĐCNN: là độ dài giữa 2 vạch liên tiếp ghi trên thước.
2.Đo độ dài :
*HĐ1: Tổ chức tình huống học tập
-Gọi 1 HS nam và 1 HS nữ đọc tính huống đầu bài. GV hỏi:
1/ Tại sao đo độ dài của cùng 1 đoạn dây mà 2 chị em lại có kết qủa khác nhau ?
- Để khỏi tranh cải 2 chị em cần phải thống nhất với nhau về điều gì? Để biết điề đó chúng ta cùng tìm hểu bài học hôm nay
*HĐ2: On lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài
-HD cho HS ôn lại 1 số đơn vị đo độ dài đã học
-Yêu cầu học sinh hoàn thành C1 sgk. GV gọi học sinh nhận xét sau đó chỉnh lí để thống nhất kết qủa
-Sau đó cho học sinh ước lượng độ dài của gangtay và dùng thước ể kiẻm tra lại
-Thông báo cho học sinh sự khác nhau giữa độ dài ƯL và độ dài KT nhóm nào càng nhỏ thì có khả năng ước lượng càng tốt
-Thông tin cho học sinh biết thêm 1 số đơn vị đo độ dài của nước Anh thường gặp
1 inh ( inch ) = 2,54 cm
1 ft (foot) = 30,48 cm
*HĐ3: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài
-Cho học sinh quan sát h 1.1 sgk. Sau đó yêu cầu các em đọc và trả lời C4
-GV dùng dụng cụ thật cho học sinh quan sát và tìm hiểu
-Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk tìm hiểu về GHĐ và ĐCNN của thước
-Treo tranh vẽ thước dài 20cm và có ĐCNN 2mm. Yêu cầu học sinh xác định GHĐ và ĐCNN của thước
-Sau đó yêu cầu học sinh đọc và trả lời C5, C6, C7 sgk
-Gọi học sinh nhận xét gv chỉnh lí và thống nhất kết qủa.
* HĐ4: Đo độ dài
Dùng bảng kết qủa đo độ dài để hướng dẫn học sinh ghi kết qủa đo
-HD cho học sinh cách tiến hành đo và cách tính giá trị trung bình .
-Phân công các nhóm và giới thiệu dụng cụ TH
-Yêu cầu học sinh ghi kết qủa vào bảng
-Đọc tình huống ở sgk
Gang tay của chị dài hơn gang tay của em
- Suy nghĩ tìm phương án trả lời
-On lại đơn vị đo độ dài, đổi đơn vị
-Hoàn thành C1 sgk , nhận xét kết qủa để thống nhất
- Ước lượng và dùng thước kt
-Nhận thông tin
-Nhận thông tin
-a: thước dây, b.:thước kẻ,c: thước mét
-Quan sát, tìm hiểu dụng cụ thật
-Thảo luận tìm hiểu về GHĐvà ĐCNN
-Xác định GHĐvà ĐCNN của thước
-Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sgk
-Nhận xét
-Quan sát và thực hiện
-Nhận thông tin
-Chia nhóm TH đo độ dài
-Ghi kết qủa
Cũng cố:4’
Đơn vị dùng để đo độ dài? Nêu tên các dụng cụ dùng để đo độ dài?
Khi dùng thước đo cần biết gì?
Dặn dò:1’
Về học bài, hoàn thành bảng kết qủa 1.1 vào vở. Làm các bài tập 1.1, 1.2, 1.3 sách BT. Xem trước bài 2
Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 2
Tiết 2
Ngày soạn: ……../…..…/ Ngày dạy: ……../…..…/
Bài 2
ĐO ĐỘ DÀI (TT)
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Biết được đo độ dài trong một tình huống thông thường theo đúng quy định.
Nắm được chá đọc và ghi kết quả đo theo quy định
2.Kĩ năng:
Biết tính được giá trị trung bình của các kết quả đo.
3.Thái độ:
Tính cẩn thận, chính xác, trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.
Ii/ Chuẩn bị:
Thước kẻ có ĐCNN đến mm, thước dây có ĐCNN: 0,5 cm
Bảng kết qủa đo độ dài ( bảng 1.1)
Tranh vẽ to H2.1; H2.2; H2.3; H2.4
III/ Hoạt động dạy-học:
1.Ổn định lớp: 1’
2.Kiểm tra bài củ: 4’
a/ Đơn vị chính dùng đo đệ dài là gì?, khi dùng thước đo cần phải biết gì?
b/ Đổi các đơn vị sau: 1m = ? cm
3dm = ? mm
5km = ? m
3.Nội dung bài mới:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
20’
5’
5’
I. Cách đo đệ dài:
- C2: thước kẽ
- C3: đặt dọc theo vật cần đo
- C4: đặt mắt vuông góc
- C5: vạch gần nhất
* Rút ra kết luận:
- C6: 1/độ dài, 2/ GHĐ, 3/ĐCNN, 4/Dọc theo, 5/ngang bằng với,
6/Vuông góc, 7/gần nhất
* Cách đo đện dài:
- Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
- Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
-Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định.
II. Vận dụng
- C7: c
- C8: c
- C9: a/ l=7cm
b/ l=7cm
c/ l=7cm
- C10: HS tự làm
HĐ1: Thảo luận về cách đo độ dài
- Cho hs thảo luận về cách đo chiều dài mà các em đã làm ở bài học trước dựa vào bảng kết quả 1.1
- Sau khi thảo luận xong gv yêu cầu hs tiến hành trả lời các câu hỏi sgk từ C1,C2,C3,C4,C5
-Gọi hs ở các nhóm trả lời C1 ,gv đánh giá kết quả ước lượng của các nhóm.Nếu nhóm nào có kết quả sai số nhỏ thì tương đối là chính xác.
- Ở C2 yêu cầu các nhóm chọn dụng cụ đo. Nếu đã chọn thích hợp gv hỏi:
1/ Tại sao dùng thước dây để đo chiều dài mbàn học mà không dùng thước kẻ?
2/ Đặt vật cần đotrùng với 1 vạch khác vạch 0 của thước đo thì đo có chính xác không? Tại sao?
- Ở C4 gv gợi ý tình huống đặt mắt lệch yêu cầu hs trả lời
- Ở C5 gv đưa rả TH và thông tin cho hs cách chọn và ghi kết quả thông1 nhất ở vạch chia gần nhất
*HĐ2:Hướng dẫn học sinh rút ra kết luận
- Yêu cầu hs làm việc cá nhân để hoàn thành C6
- HD cho hs thảo luận, toàn lớp để thống nhất đưa ra kết luận chung
-Yêu cầu hs nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách đo độ dài.
HĐ3: Vận dụng.
Gv treo H.2.1 SGK, yêu cầu HS quan sát và trả lời C7.
GV yêu cầu HS giải thích và từ đó hình thành cho HS cách đặt thước.
Tương tư treo H2.2, H2.3, H2.4 SGK và yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi.
-GV gọi HS nhận xét, sau đó chỉnh lý và thống nhất kết qủa..
Tiến hành thảo luận theo nhóm
Đọc và trả lời các câu hỏi từ C1 đến C5
Trình bày kết quả ước lượng
Nêu cách chọn dụng cụ đo
Đo thích hợp tránh sai số
Không, do bị lệch
Nhận thông tin và quan sát
Hoàn thành C6
Thảo luận rút ra kết luận
Nhắc lại nội dung cách đo độ dài
Đọc quan sát và trả lời C7
Quan sát đọc trả lời H2.2, H2.3, H2.4
Nhận xét
Cách đặt thước, mắt, cách đọc, ghi kết qủa…
IV/ Cũng cố:4’
- Cho hs làm các bài tập 1-2.7,1-2.8, 1-2.9 sách bài tập
V/ Dặn dò:1’
Về học bài, làm các bài tập còn lại tronh sách bài tập. Đọc thêm phần có thể em chưa biết. Xem trước bài 3
*Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 3
Tiết 3
Ngày soạn: ……../…..…/ Ngày dạy: ……../…..…/
Bài 3
ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức.:
Biết được đơn vị dùng để đo thể tích, xác định được GHĐ và ĐCNN của bình chia độ.
Kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng.
2.Kĩ năng:
Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng các dụng cụ đo thích hợp.
3.Thái độ:
-Học sinh có tính cẩn thận, trung thực trong thí nghiệm, tinh thần phối hợp nhóm
II/ Chuẩn bị:
Bình chia độ, ca đong, bình chứa nước.
Tranh vẽ H.3.1, H.3.2, H.3.3, H.3.4, H3.5 sgk
Bảng kết quả 3.1
III/ Hoạt động dạy – học:
1.Ổn định lớp:1’
2. Kiểm tra bài cũ:3’
a/ Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là gì? Đổi đơn vị sau: 1,5km = ? m; 20 cm = ? m
b/ Nêu các bước lưu ý khi đo độ dài?
3.Nội dung bài mới:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
2’
5’
25’
5’
I/ Đơn vị đo thể tích:
Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l).
C1:
1m3 = 1000.000 cm3
= 1000 dm3 (l ).
II/ Đo thể tích chất loỏng:
1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích:
-C3: Chai bia, chai mước biển ,
-C5: Bình chia độ, ca đong,
Dđể đo thể tích chấtm lỏng có thể dùng bình chia độ, ca đong,…
2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng:
-C6: Cách đặt thẳng đứng hình b.
-C7: Cách đặt mắt hình b.
-C8: a. 70 cm3
b. 50 cm3
c. 40 cm3
3. Thực hành:
a/ Chuẩn bị:
b/ Tiến hành đo:
*HĐ1:Tổ chức tình huống học tập
-Yêu cầu hs cái ấm nước, gv hỏi:
1/ Làm thế nào để biết chính xác cái ấm chứa được bao nhiêu nước?
*HĐ2:Tổ chức ôn lại kiến thức về đo thể tích.
-Yêu cầu hs nhắc lại đơn vị đo thể tích.
- Thông báo cho hs nắm
1l = 1dm3, 1ml = 1cm3(cc)
-Từ đó yêu cầu hs đổi đơn vị ở C1 sgk
-Gọi hs nhận xét gv chỉnh lí và thống nhất kết quả.
-Sau đó gv chốt lại cho hs nắm đơn vị chính dùng để đo thể tích là m3, ngoài ra còn dùng đơn vị lít.
*HĐ3: Tổ chức hoạt đông tìm hiểu dụng cụ đo thể tích chất lỏng và cách đo.
- Yêu cầu hs quan sát h.3.1 để xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ.
- Gợi ý cho hs về cách xác định GHĐ và ĐCNN tương tự như bài đo độ dài.
-Sau đó gọi hs nhận xét, gv chỉnh lí và thống nhất kết quả.
- Thông tin cho hs ở phòng thí nghiệm thương dùng bình chia độ để đo thể tích.
-Từ đó yêu cầu hs quan sát h.3.2 để trả lời C4 sgk.
-Sau đó cho hs quan sát dụng cụ thật và trả lơìu C5 sgk.
- GV hỏi:
1/ Ở nhà nếu không có ca đong thì em dùng dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng?
- Từ đó gv yêu cầu hs rút ra kết luận.
-GV có thể yêu cầu hs kể thêm tên của một số dụng cụ dùng để đo thể tích chất ;lỏng.
* Tương tự để tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng.
* GV treo hình 3.3 yêu cầu HS quan sát và hỏi:
1.Trong ba bình ở hình a,b,c cách đặt nào cho phép đo chính xác?
- Sau đó cho HS quan sát hình 3.4 SGK để trả lời C7
- Tương tự cho HS quan sát hình 3.5 để đọc kết quả ở C8.
- Từ đó yêu cầu HS hoàn chỉnh C9 đểrút ra kết luận .
*HĐ4:Thực hành đo thể tích chất lỏng.
-Giới thiệu cho hs dụng cụ thực hành và các bước tiến hành đo.
- HD cho hs cách ghi kết quả ở bảng 3.1
- Phổ biến cho hs những qui tắc nội qui khi thực hành.
- Sau đó gv chia nhóm và phát dụng cụ cho hs tiến hành theo nhóm.
- Sau khi hs làm xong, yêu cầu hs viết báo cáo thực hành và thu xếp dung cụ theo qui định.
- GV nhận xét và chỉnh lí những vấn đề vướn mắc của hs khi thực hành, để rút kinh nghiệm cho tiết thực hành sau
-Quan sát và trả lời: cần dùng dụng cụ đo
-m3, dm3,cm3,
-Nhận thông tin
1 m3 = 1000 l = 1000.000 cm3.
Nhận xét và ghi vào vở.
- Quan sát và trả lời C2
- Thảo luận
-Nhận xét và ghi vaò vở.
-Nhận thông tin
-GHĐ 100ml, ĐCNN: 0.2ml, GHĐ 250ml, ĐCNN: 50ml
-HS quan sát và hoàn thành điền từ vào chổ trống.
-Chai nước ngọt, chai bia, chai nước biển v.v…
-Rút ra kết luận:
-Ca đong, chai nước suối,…
-Quan sát và trả lời câu hỏi.
Cách b
Cách b.
a/ 70cm3, b/ 50cm3, c/ 40cm3
- Rút ra kết luận:
- Quan sát hướng dẫn của gv.
- Kẻ bảng 3.1 vào nội dung thực hành.
- Nhận thông tin.
- Chi nhóm và nhận dụng cụ thực hành.
- Viết báo cáo và thu xếp dọn vệ sinh nơi TH
- Nhân xét.
IV/ Cũng cố:3’
1 Đơn vị dùng đo thể tích? Cách đo thể tích chkất lỏng?
2.Hướng dẫn hs làm bài tập 3.1, 3.4, 3.5 sách bài tập.
V/ Dặn dò:1'
-Về học bài , làm các bài tập trong sách bài tập. Xem trước và chuẩn bị bài 4.
* Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 4
Tiết 4
Ngày soạn: ……../…..…/ Ngày dạy: ……../…..…/
Bài 4 : ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN
KHÔNG THẤM NƯỚC
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
HS sử dụng được các dụng cụ bình chia độ, bình tràn để xác định thể tích vật rắn có hình dạng bất kì không thấm nước.
Kĩ năng:
Rèn cho học sinh óc quan sát, phương phápm thực nghiệm để rút ra kết luận.
Thái độ:
Trung thực với số liêyụ đo được, tuân thủ vcác qui tắc đo và hợp tác trong mọi công việc của nhóm.
II/ Chuẩn bị:
Hòn đá, đinh ốc, bình chia độ, bình tràn, bình chứa nước
Bảng 4.1 SGK; !xô đựng nước.
III/ Hoạt động dạy – học:
Onđịnh lớp:1’
Kiểm tra bài cũ:3’
a/ Đơn vị đo thể ti8ch1 thường dùng là gì? Đổi cacx1 đơn vị sau:
1 lít = ? dm3
2 dm3 = ? ml (cc)
b/ Dùng dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng?
Nội dung bài mới:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
2’
20’
10’
5’
I/ Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước:
1.Dùng bình chia độ:
-C1: Thả hòn đá đã buột dây vào bình chia độ có chứa sẵn nước, lượng chất lỏng dâng lên thêm trong bình chiknh1 là thể tích hòn đá.
2.Dùng bình tràn:
-C2: Thả hòn đá vào bình tràn, nước tràn qua vòi vào bình chứa, lấy nước ở bình chứa đổ vào bình chia độ.
-C3: (1)thả chìm, (2)dâng lên,(3)thả, (4)tràn ra.
*Rút ra kết luận:
Đo thể tikch1 vật rắn kg\hông thấm nước cóp thể dùng bình chia độ, bình tràn
.
3.Thực hành:
Đo thể tích của hòn đá.
II/ Vận dụng:
-C4:Đổ nước ngang miệng ca, thả vật nhẹ nhàng, đổ nước vào bình chia độ cẩn thận,..
*HĐ1:Tổ chức tình huống học tập.
-Ở bài trước các em đã biết có thể dùng bình chia độ có thể đo thể tíchcủa chất lỏng .Vậy có thể dùng nó để đo thể tích của 1 vật rắn bất kì được không?
-Sau đó cho hs quan sát H.4.1 và hòi:làm thế nào để biết chính xác thể tích của cái đinh ốc và hòn đá là bao nhiêu?
-Để trả lời câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiêu bài học hôm nay.
*HĐ2:Tìm hiểu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước dùng bình chia độ, bình tràn.
-Cho hs quan sát H.4.2 và yêu cầu hs mô tả lại cách đo thể tích của vật trong TH đó.
-ĐVĐ: Nếu hòn đá không bỏ lọt bình chia đô thì dùng dụng cụ gì để đo?
-Từ đó cho hs quan sát H4.3. Yêu cầu hs mô tả cách đo thể tích vật rắn dùng bình tràn.
-Lưu ý hs cách dùng bình tràn phải đổ nước ngang vòi tràn và thả vật vào nhẹ nhàng.
GV hỏi:
1/ Để đo thể tích vẫt rắn không thấm nước có thể dùng những dụng cụ gì?
-Quađó yêu cầu hs rút ra kết luận về cách đo thể tích vật rắn dùng BCĐ, BT.
-Sau đó gọi hs nhận xét . gv chỉnh lí và thống nhất kết quả.
*HĐ3: Tiến hành đo thể tích vật rắn không thấm nước.
-Giới thiệu dụng cụ gồm: bình chia độ, bình tràn, cốc chứa, hòn đá và các bước tiến hành :
-B1: Đổ nước vào ngang vòi tràn, dùng cóc chứa đặtngay vòi tràn để hứng nước tràn ra.
-B2: Đổ nước ở bình chứa vào bình chia độ.
-B3:Đọc và ghi kết quả mực chất lỏng ở bình chia độ.
-Sau đó phổ biến nội qui, chia nhóm và phát dụng cụ cho hs thực hành.
-GV quan sát chỉnh lí các nhóm khi thực hành.
-Sau khi hs làm xong yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
-Gọi hs nhận xét gv chỉnh lí và cho hs thấy được khả năng ước lượng của các nhóm.
*HĐ4:Vận dụng và ghi nhớ
- Yêu cầu hs đọc và trả lời câu C4 SGK
Sau đó gọi hs nhận xét gv chỉnh lí và thống nhất kết quả.
-Tương tự yêu cầu hs đọc tìm hiểu phương án trả lởi cho C5, C6.
-Gọi 1 vài học sinh đọc lại nội dung ghi nhớ của bài học.
-Nếu còn thời gian cho hs làm bài tập trong SBT.
-Có thể dùng để đo được
-Quan sát và suy nghĩ tìm phương án trả lời.
-Quan sát và mô tả lại cách đo thể tích trong hình vẽ.
-Có thể dùng bình tràn.
-Quan sát và mô tả lại cách đo trong hình vẽ.
-Nhận thông tin.
-Dùng bnh2 chia độ, bình tràn.
-Rút ra kết luận.
-Nhận xét và ghi kết luận vào vở.
-Quan sát HD của gv và các bước tiến hành thí nghiệm
-Chia nhóm nhận dụng cụ thực hành.
-Thực hành theo nhóm.
-Báo cáo kết quả thực hành.
-Nhận xét và hoàn chỉnh báo cáo.
-Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
-Tìm phương án trả lời C5, C6.
-Nêu lại nội dung ghi nhớ của bài học.
-Làm BT trong SBT.
IV/ Cũng cố:3’
Dùng dụng cụ gì để đo thể tích của vật rắn không thấm nước?
Mô tả lại cách do thể tích vật rắndùng bình chia độ và bình tràn?
V/ Dặn dò:1’
Về nhà học bài, đọc phần có thể em chưa biết. Làm các BT trong SBT. Xem trước và chuẩn bị bài 5.
* Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 5
Tiết 5
Ngày soạn: ……../…..…/ Ngày dạy: ……../…..…/
Bài 5
KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Nắm được đơn vị dùng để đo khối lượng, ý nghĩa của khối lượng.
Nhận biết được quả cân 1kg và các loại cân thông dụng.
2.Kĩ năng:
Biết điều chỉnh số 0 của cân Rôbécvan và cách dùng nó.
Đo được khối lượng của một vật bằng cân.
Biết xác định GHĐ và ĐCNN của một cái cân.
3.Thái độ:
-Sử dụng cân một cách cẩn thận, chính xác,bảo quản đúng cách.
II/ Chuẩn bị:
HS đem một loại cân bất kì ở nhà.
Cân Rôbécvan và hộp quả cân.
Hòn đá, tranh vẽ H5.2 SGK.
III/ Hoạt động dạy – học:
1. On định lớp :1’
2. Kiểm tra bài cũ:3’
b\ Em hãy mô tả lải cách tiến hành đo thể tích của vật trên
a\ Để đo thể tích của một hòn đá em có thể dùng dụng cụ gì?
3.Nội dung bài mới:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
2’
15’
15’
5’
I/ Khối lượng, đơn vị khối lượng:
1.Khối lượng:
-C1: Chỉ lượng sữa chứa trong hộp.
-C2: Chỉ lượng bột giặt chứa trong túi.
-C3: 500g
-C4: 397g.
-C5: Khối lượng.
-C6: Lượng.
*Mọi vật đều có khối lượng,khối lượng sữa trong hộp, khối lượng bột giặt trong túi,…chỉ lượng sữa trong hộp, lượng bột giặt trong túi.,…
*Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.
2.Đơn vị khối lượng:
*Đơn vị của khối lượng là kilôgam(kg).
1g = 1/1000 kg
1 lạng = 100 g
1 tấn = 1000 kg
1mg = 1/1000 g
1 tạ = 100 g
II/ Đo khối lượng:
1. Tim hiêu cân Robec van :
C8: ĐCNN : 1g
GHĐ : 100g
2.Cách dùng cân Rôbécvan để cân một vật:
-C9: (1)điều chỉnh số 0, (2)vật đem cân, (3)quả cân, (4)thăng bằng, (5)đứng giữa, (6)quả cân, (7)vật đem cân.
3.Các loại cân khác:
-C11: 5.3: cân y tế.
5.4: cân tạ.
5.5: cân đòn.
5.6: cân đồng hồ.
*Người ta dùng cân để đo khối lượng.
III/ Vận dụng:
-C13: Chỉ cho phép xe có khối lượng dưới 5 tấn qua cầu.
*HĐ1:Tổ chức tình huống học tập
-ĐVĐ: Ở nhà để đo khối lượng của 1 vật thì các em có thể dùng dụng cụ gì?
-Vậy cách dùng cân để đo như thế nào ? cách sử dụng ra sao? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cùng tìm hiêu bài hoc hôm nay.
*HĐ2:Tìm hiểu khối lượng và cách đo khối lượng.
-Mọi vật dù to hay nhỏ đều có khối lượng. Vậy:
1/Trên vỏ hộp sữa có ghi 397g số đó chỉ sức nặng của hộp sữa hay lượng sữa chứa trong hộp?
-Tương tự yêu cầu hs thảo luận trả lời C2 SGK.
-Sau đó gọi hs nhận xét gv chỉnh lí vàthống nhất kết quả.
-Từ những nhận xét trên yêu cầu hs thảo luận theo nhóm để hoàn thành phần điền từ vào chỗ trống SGK.
-GV hỏi:
2/ Nồi đồng được cấu tạo bằng chất gì?
3/ Khối lượng của nồi đồng chính là khối lượng của chất nào?
4/ Vậy khối lượng của một vật cho ta biết điều gì?
-Từ đó yêu cầu hs rút ra kết luận.
-Để ôn lại kiến thức về đơn vị của khối lượng. GV có thể hỏi:
5/ Đơn vị dùng đo khối lượng là gì?
-Giới thiệu cho hs đơn vị đo khối lượng hợp pháp ở VN là kg. Và quả cân mẫu ở H5.1.
-Cho hs đổi đơn vị đo khối lượng thường gặp.
*HĐ3: Tìm hiểu cách đo khối lượng bằng cân Rôbéc van và các loại cân khác.
-Yêu cầu hs quan sát H5.1 để tìm cân Rôbéc van.
-Giới thiệu cho hs về cấu tạo và công dụng của cân.
-Cho hs quan sát cân thật và yêu cầu hs đối chiếu để chỉ ra các bộ phận của cân.
-Từ đó yêu cầu hs xác định GHĐ và ĐCNN của cân Rôbéc van.
-Sau đó cho hs hoàn thành phần điền từ vào chỗ trống ở câu C9.
-Gọi hs nhận xét gv chỉnh lí và thống nhất kết quả để hs nắm được cách dùng cân Rôbécvan
-Từ dđó yêu cầu hs cân 1 vật bằng cân Rôbécvan.
-Chú ý sữa chữa các thao tác khi hs cân cho cả lớp quan sát.
-GV hỏi
1/ Ngoài cân Rôbécvan ra em còn thấy những loại cân nào?
2/ Em hãy nêu tên các loại cân trong hình 5.3, 5.4, 5.5, 5.6 SGK?
-Từ đó yêu cầu hs lấy cân đem theo và xác định GHĐ và ĐCNN của cân.
*HĐ4:Vận dụng – ghi nhớ.
-Yêu cầu hs đọc và trả lời C12, C13, SGK.
-Sau đó gọi hs nhận xét gv chỉnh lí và thống` nhất kết quả.
-Chú ý cho hs biển báo giao thông ở H5.7 là biển cấm.
-Gọi 1 vài hs nêu lại nội dung ghi nhớ của bài học.
-Nếu còn thời gian cho hs làm BT ở SBT.
-Dùng cân
-Suy nghĩ tìm phương án trả lời.
-Nhận thông tin.
-Chỉ lượng sữa chứa trong hộp.
-Đọc và trả lời C2
-Nhận xét.
-Thảo luận và hoàn thành điềntừ vào chỗ trống.
-Chất đồng.
-Khối lượng của chất đồng.
-Lượng chất chứa trong vật đó.
-Rút ra kết luận.
-kg, tấn, g,…
-Nhận thông tin.
-Đổi đơn vị cơ bản.
-Quan sát.
-Nhận thông tin.
-Chỉ ra các bộ phận của cân thật.
-Xác định GHĐ và ĐCNN
-Hoàn thành điền từ vào chỗ trống SGK.
-Nhận xét.
-Thực hành cân vật bằng cân Rôbácvan.
-Quan sát.
-Cân đồng hồ, cân y tế,….
-Chỉ ra các loại cân trong hình vẽ.
-Xác định GHĐ và ĐCNN củ cân đem theo.
-Thảo luận đọc và trả lời C12,C13, SGK
-Nhận xét.
-Nhận thông tin.
-Nêu nội dung ghi nhớ của bài học.
IV/ Cũng cố:3’
1.Khếi lượng của một vật cho ta biết cho ta biết gì? Đơn vị đo khối lượng?
2.Kể tên một số dụng cụ dùng để đo khối lượng?
V/ Dặn dò:1’
-Về học bài, làm các bài tập trong SBT. Xem trước và chuẩn bị trước bài 6.
*Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 6
Tiết 6
Ngày soạn: ……../…..…/ Ngày dạy: ……../…..…/
Bài 6
LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức;
- Nêu được thí dụ về lực đẩy, lực kéo và chỉ ra được phương và chiều của cá lực đó.
Nêu được thí dụ về hai lực cân bằng.
2.Kĩ năng:
Biết rút ra nhận xét sau khi quan sát và tiến hành thí nghiệm.
3.Thái độ:
-Cẩn thận,nghiêm túc, họp tác nhóm khi làm thí nghiệm, và sử dụng đúng các thuật ngữ chuyên môn.
II/ Chuẩn bị:
-Nhóm: 1 xe lăn, 1 lò xo lá tròn, 1 lò xo dài, nam châm thẳng, quả gia trọng, giá thí nghiệm.
-Lớp: tranh vẽ hình 6.1, 6.2, 6.3 SGK.
III/ Hoạt động dạy – học:
1.On định lớp:1’
2.Kiểm tra bài cũ:3’
a/ Trên một hộp sữa có ghi 250g số đó cho biết gì?
b/ Khối lượng của một vật cho ta biết gì? Dùng dụng cụ gì để đo khối lượng của vật? Đơn vị đo khối lượng?
Nội dung bài mới:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
2’
15’
5’
10’
5’
I/ Lực;
1.Thí nghiệm:
-C1:Tác dụng đẩy.
-C2:Tác dụng kéo.
-C3:Tác dụng hút.
2.Rút ra kết luận:
*Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
II/Phương và chiều của lực:
*Mỗi lực có phương và chiều xác định.
III/Hai lực cân bằng:
-C6:Về phía trái, về phải, đứng yên.
-C7:Cùng phương nhưng ngược chiều.
*Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng.Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
IV/ Vận dụng:
-C9: a.lực đẩy.
b. lực kéo.
-c10: hai tay tác dụng lực kéo vào dây cao su,…..
*HĐ1:Tổ chức tình huống học tập.
-Cho hs quan sát ảnh chụp ở đầu bài. GV hỏi:
1/Trong hai người ai tác dụng lực đẩy, ai tác dụng lực kéo lên cái tủ?
-Để tra lời câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
*HĐ2:Hình thành khái niệm
File đính kèm:
- GIAO AN VAT LY 6 CA NAM 3 COT.doc