Giáo án Vật lý 6 - Trường THCS Noong Luống

Tiết 5: LỰC - HAI LỰC CÂN BẰNG.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS nhận biết được:

- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này đã tác dụng lực lên vật kia.

- Biết được phương, chiều của lực ở một số trường hợp cụ thể.

- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

2. Kỹ năng:

- Xác định được lực đẩy, lực kéo, lực hút của vật này tác dụng vào vật khác, xác định được phương, chiều của các lực đó trong một số trường hợp cụ thể.

- Nêu được các ví dụ về tác dụng của lực đẩy, lực kéo, ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.

3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu các hiện tượng, liên hệ với thực tế.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mối nhóm: 01 chiếc xe lăn, 01 lò xo lá tròn, 01 lò xo, 01 thanh nam châm, 01 quả gia trọng bằng sắt, 01 giá đỡ.

2. Học sinh: Học bài, làm bài tập.

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 6 - Trường THCS Noong Luống, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/9/2012 Ngày giảng: 20/9/2012. Tiết 5: LỰC - HAI LỰC CÂN BẰNG. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nhận biết được: - Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này đã tác dụng lực lên vật kia. - Biết được phương, chiều của lực ở một số trường hợp cụ thể. - Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật. 2. Kỹ năng: - Xác định được lực đẩy, lực kéo, lực hút của vật này tác dụng vào vật khác, xác định được phương, chiều của các lực đó trong một số trường hợp cụ thể. - Nêu được các ví dụ về tác dụng của lực đẩy, lực kéo, ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó. 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu các hiện tượng, liên hệ với thực tế. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mối nhóm: 01 chiếc xe lăn, 01 lò xo lá tròn, 01 lò xo, 01 thanh nam châm, 01 quả gia trọng bằng sắt, 01 giá đỡ. 2. Học sinh: Học bài, làm bài tập. III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Sĩ số 6A1: ............... 6A2:............... 6A3:............... 2. Kiểm tra bài cũ: (5’). Khối lượng của một vật cho biết điều gì? Đơn vị thường dùng của khối lượng là gì? Kể tên một số loại cân thường dùng. 3. Bài mới: Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tổ chức tình huống : (2') GV cho HS quan sát hình vẽ. ? Trong hai người, ai tác dụng lực đẩy, ai tác dụng lực kéo lên cái tủ? GV: Vậy lực là gì và tại sao gọi là lực đẩy... Để trả lời câu hỏi này ta học bài hôm nay. Hoạt động cá nhân: - Quan sát hình vẽ. - Người bên trái tủ tác dụng lực kéo. - Người bên phải tác dụng lực đẩy. Hoạt động 2: (12'). Hình thành khái niệm lực. - Yêu cầu HS quan sát hình 6.1 và trả lời câu hỏi: ? Để làm thí nghiệm như hình 6.1 cần có những dụng cụ TN nào? - Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm thật. ? Tiến hành thí nghiệm như thế nào? Cần tập trung quan sát hiện tượng gì? - Phát dụng cụ cho các nhóm. - Tổ chức cho các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng và trả lời câu C1. - Điều khiển các nhóm báo cáo kết quả TN và trả lời câu C1 - Chốt lại câu trả lời. * Tổ chức cho học sinh thực hiện các thí nghiệm hình 6.2, 6.3 tương tự TN hình 6.1 - Yêu cầu HS làm việc cá nhân làmcâu C4. - Tổ chức cho HS trả lời và thảo luận chung sau đó GV chốt lại kết quả đúng. ? Khi nào ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia? - Nhấn mạnh lại kết luận, yêu cầu HS ghi vở. ? Hãy trả lời câu hỏi nêu ra ở phần đầu bài. ? Em hãy nêu một số ví dụ về tác dụng đẩy, tác dụng kéo của lực trong thực tế? - Tổ chức cho HS phân tích tính đúng, sai của các ví dụ do HS nêu ra. I. Lực: 1) Thí nghiệm: - Hoạt động cá nhân: + Quan sát hình vẽ và nêu các dụng cụ thí nghiệm. + Trình bày cách tiến hành thí nghiệm. - Hoạt động nhóm: + Nhận dụng cụ TN. + Tiến hành thí nghiệm và thảo luận trả lời câu C1 + Đại diện các nhóm trình bày phần trả lời câu C1: Lò xo tác dụng lực đẩy lên xe, xe ép vào lò xo làm lò xo méo dần đi. * Học sinh thực hiện các thí nghiệm hình 6.2, 6.3 theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Làm việc cá nhân hoàn thành câu C4, tham gia trả lời và thảo luận chung trên lớp. 2) Kết luận: - Cá nhân HS suy nghĩ trả lời. - Ghi vở phần kết luận SGK: Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. - Cá nhân HS trả lời. - Một số HS nêu ví dụ. - Thảo luận trên lớp. Hoạt động 3: (10'). Nhận xét về phương và chiều của lực. - Yêu cầu HS quan sát lại các hình 6.1 và 6.2, nghiên cứu thông tin trong SGK trong 3 phút. ? Lực do lò xo lá tròn ở hình 6.1 tác dụng lên xe lăn có phương và chiều như thế nào? ? Lực do lò xo ở hình 6.2 tác dụng lên xe lăn có phương và chiều như thế nào? - GV chốt lại về phương và chiều của lực ở hình 6.1 và 6.2. ? Em có nhận xét gì về phương và chiều của lực? - Nhấn mạnh lại về phương và chiều của lực. - Yêu cầu HS trả lời câu C5 II. Phương và chiều của lực: - Hoạt động cá nhân: + Quan sát các hình vẽ, thu thập thông tin trong SGK. + Trả lời các câu hỏi của giáo viên. + Tham gia thảo luận trên lớp. + Trình bày nhận xét, ghi vở: Mỗi lực có phương và chiều xác định. - Hoạt động cá nhân trả lời câu C5. C5: Phương ngang, có chiều từ trái sang phải. Hoạt động 4: (7'). Nghiên cứu về hai lực cân bằng - Cho HS quan sát hình 6.4 ? Sợi dây sẽ chuyển động như thế nào nếu đội kéo co bên trái mạnh hơn? ? Sợi dây sẽ chuyển động như thế nào nếu đội kéo co bên trái yếu hơn? ? Sợi dây sẽ chuyển động như thế nào nếu hai đội mạnh ngang nhau? - Tổ chức cho HS thảo luận các câu trả lời trên. ? Em có nhận xét gì về phương và chiều của hai lực mà hai đội tác dụng vào sợi dây? - Tổ chức cho HS thảo luận, sau đó GV chốt lại nhận xét. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 04 người làm câu C8 trong 02 phút. - Yêu cầu 02 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nhấn mạnh về hai lực cân bằng và yêu cầu HS ghi vở. III. Hai lực cân bằng: - Hoạt động cá nhân: Quan sát hình vẽ, trả lời và tham gia thảo luận trên lớp. C6: - Nếu đội kéo co bên trái mạnh hơn thì sợi dây chuyển động sang trái nhiều hơn - Nếu yếu hơn sợi dây chuyển động sang phải nhiều hơn. - Nếu 2 đội mạnh nghang nhau sợi dây đứng yên. - Một số HS trình bày nhận xét, tham gia thảo luận chung. C7: Phương dọc theo sợi dây, chiều hai lực ngược nhau. - Hoạt động nhóm làm câu C8 trong 2 phút, đại diện một số nhóm báo cáo kết quả. - Tham gia thảo luận chung, ghi vở kết luận: Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật. Hoạt động 5: Vận dụng - củng cố (6') - Yêu cầu HS quan sát hình 6.5 và 6.6 trả lời câu hỏi C9 - Tổ chức cho HS trình bày câu trả lời, thảo luận để thống nhất kết quả. ? Tìm một số thí dụ về hai lực cân bằng trong thực tế? Chỉ rõ hai lực cân bằng đó? - Cho HS nhận xét các thí dụ mà HS nêu ra. GV kết luận tính đúng, sai của các thí dụ. ? Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật kia gọi là gì? ? Thế nào là hai lực cân bằng? - GV chốt lại kiến thức toàn bài. IV. Vận dụng - Làm việc cá nhân trả lời câu C9. C9: a, lực đẩy; b, lực kéo - Một số HS nêu thí dụ về hai lực cân bằng, học sinh khác nhận xét. - Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi củng cố bài học. 4. Hướng dẫn về nhà: (2') - Đọc phần ”Có thể em chưa biết” và làm các bài tập: 6.1 - 6.5 /SBT. - Trả lời các câu hỏi: ? Lực là gì? ? Thế nào là hai lực cân bằng? Lấy 03 ví dụ về hai lực cân bằng? Ngày soạn: 18/9/2012 Ngày giảng: 27/9/2012. Tiết 6: TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nhận biết được: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng. - Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhan dần, chậm dần, đổi hướng). 2. Kỹ năng: Rèn cho HS kĩ năng quan sát, kỹ năng làm thí nghiệm và kỹ năng suy luận. 3. Thái độ: Học sinh có thái độ nghiêm túc trong hợp tác nhóm, liên hệ thực tế. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 xe lăn, 1 máng nghiêng, 1 lò xo xoắn, 1 lò xo lá tròn, 2 hòn bi, 1 sợi dây. 2. Học sinh: Học bài và làm bài tập. III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Sĩ số 6A1: ............... 6A2:............... 6A3:............... 2. Kiểm tra 15 phút. (Có đề và đáp án kèm theo) 3. Bài mới: Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: (2')Tổ chức tình huống học tập - Cho HS quan sát hình vẽ trong SGK/24. ? Trong hai người, ai đang giương cung, ai chưa giương cung? ? Làm sao em biết được trong 2 người ai đang giương cung và ai chưa giương cung? GV: Muốn biết có lực tác dụng vào vật hay không thì ta phải nhìn vào kết quả tác dụng của lực. Bài học hôm nay sẽ trả lời cho chúng ta câu hỏi đó . HS làm việc cá nhân: - Quan sát hình vẽ trong SGK. - Trả lời câu hỏi của GV. - Nêu dự đoán. Hoạt động 2: (5') Tìm hiểu những hiện tượng cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng. - Yêu cầu HS thu thập thông tin trong SGK trong 1 phút. ? Em hãy trình bày những biểu hiện của sự biến đổi chuyển động? - GV chốt lại kiến thức. ? Hãy tìm các thí dụ cụ thể để minh hoạ cho những sự biến đổi chuyển động nêu trên? - Tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung, GV theo dõi, phân tích các thí dụ. ? Thế nào là sự biến dạng? Lấy thí dụ minh hoạ? - Nhận xét các thí dụ của học sinh. ? Làm sao biết trong 2 người ai đang giương cung và ai chưa giương cung? - GV chốt lại câu trả lời. I. Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng: 1) Những sự biến đổi của chuyển động: Làm việc cá nhân: - Thu thập thông tin trong SGK. - Trình bày kiến thức theo yêu cầu của GV. - Lấy thí dụ minh hoạ, tham gia phân tích các thí dụ của bạn. 2) Những sự biến dạng: - Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi, lấy ví dụ minh hoạ. - Trả lời câu hỏi nêu ở đầu bài: C2 : Người đang giương cung đã tác dụng lực vào dây cung, làm cho dây cung, cánh cung bị biến dạng. - HS trả lời, thảo luận chung cả lớp. Hoạt động 3: (13') Nghiên cứu những kết quả tác dụng của lực - GV mô tả lại hình 6.1. ? Có nhận xét gì về kết quả tác dụng của lò xo lá tròn lên xe lúc đó? - Tổ chức cho HS thống nhất câu trả lời. - Hướng dẫn HS làm thí nghiệm như hình 7.1 và rút ra nhận xét về kết quả của lực mà tay ta tác dụng lên xe thông qua sợi dây? - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và rút ra nhận xét. - Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo câu C5, C6, quan sát hiện tượng để rút ra nhận xét. - GV treo bảng phụ nội dung câu hỏi C7, C8 yêu cầu HS làm việc độc lập điền từ và chỗ trống. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả, thảo luận chung trên lớp để hoàn chỉnh câu trả lời. ? Em có kết luận gì kết quả tác dụng của lực lên một vật? - GV: Nhấn mạnh lại kết luận. Lưu ý HS: có thể xảy ra đồng thời cả hai trường hợp. II. Những kết quả tác dụng của lực. 1) thí nghiệm: - Hoạt động cá nhân thực hiện câu C3, tham gia thảo luận chung cả lớp. C3 : Lò so tác dụng lực đẩy lên xe làm cho xe chuyển động. - Hoạt động nhóm làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên, quan sát hiện tượng để trả lời câu C4. C4 : Lực mà tay tác dụng lực lên xe làm cho xe dừng lại. - Một HS làm TN, các HS khác quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét. 2) Rút ra kết luận: - Làm việc độc lập điền từ vào chỗ trống ở câu C7, C8, thảo luận chung trên lớp. - HS nêu kết luận theo ý hiểu. - Ghi vở: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm vật đó biến dạng. Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố (7') - Điều khiển HS làm việc độc lập trả lời các câu C9 C11 - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS làm bài tập 7.1 (SBT). ? Muốn biết có lực tác dụng lên vật hay không ta dựa vào những dấu hiệu nào? ? Nêu các kết quả tác dụng của lực lên vật? - GV chốt lại kiến thức của bài học. III. Vận dụng: - Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi C9, C10 ,C11 - Tham gia nhận xét, bổ sung thí dụ. - Làm bài tập 7.1 (Đáp án: D) - Trả lời các câu hỏi, ghi nhớ kiến thức. 4. Hướng dẫn về nhà:(2') - Trả lời các câu hỏi: ? Nêu các kết quả tác dụng của lực lên vật? ? Lấy thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó, làm vật đó bị biến dạng, làm vật đó vừa biến đổi chuyển động vừa biến dạng? - Làm bài tập 7.2 đến 7.5 trong SBT. Ngày soạn: 29/9/2012 Ngày giảng: 04/10/2012. Tiết 7: TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nêu được trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó gọi là trọng lượng. - Nêu được đơn vị lực là niutơn, kí hiệu N. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm thí nghiệm và suy luận logic. 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 giá treo, 1 lò xo, 1 quả nặng, 1 dây dọi, 1 khay nước, ê ke. 2. Học sinh: Học bài và làm bài tập. III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Sĩ số 6A1: ............... 6A2:............... 6A3:............... 2) Kiểm tra bài cũ: (5'). ? Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì trên vật ? Cho ví dụ?. 3. Bài mới: Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: (2') Tổ chức tình huống học tập GV: Yêu cầu HS đọc lời thoại của hai bố con Nam. GV: Liệu rằng trái đất có hút tất cả mọi vật hay không? Bài học hôm nay sẽ nghiên cứu vấn đề đó. - Hoạt động cá nhân đọc mẩu đối thoại ở đầu bài Hoạt động 2:(12') Phát hiện sự tồn tại của trọng lực GV: Yêu cầu HS đọc phần thí nghiệm. GV: Phát dụng cụ thí nghiệm - yêu cầu HS hoạt động nhóm. ? Có nhận xét gì về trạng thái của lò xo GV: Yêu cầu HS đọc câu C1 ? Quả nặng ở trạng thái thế nào? ? Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng không. ? Lực đó có phương và chiều như thế nào? ? Có mấy lực tác dụng vào quả nặng khi đó? ? Tại sao quả nặng vẫn đứng yên? ? Lực này do đâu đã tác dụng lên quả nặng? ? Lực cân bằng với lực kéo của lò xo là lực nào? GV làm thí nghiệm phần b ? Quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét? ? Viên phấn chịu tác dụng của những lực nào? ? Lực nào đã tác dụng vào viên phấn để kéo chúng xuống đất? GV: Lực do trái đất tác dụng vào quả nặng, viên phấn người ta gọi là lực hút. ? Vậy lực cân bằng với lò xo là lực nào? GV: Yêu cầu HS làm C3 - Thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trả lời . GV: Cho lớp nhận xét bổ sung. ? Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về của trái đất với tất cả mọi vật? - GV nêu kết luận. ? Trọng lực là gì? - Cho HS đọc lại phần kết luận. I. Trọng lực là gì. 1) Thí nghiệm: SGK /T27. - Đọc phần thí nghiệm. - Làm thí nghiệm theo nhóm. - Quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra. - Lò xo bị dãn ra - Đọc câu C1- Trao đổi theo nhóm bàn. - Quả nặng ở trạng thái đứng yên - Lò xo tác dụng vào quả nặng 1 lực. - Lực đó có phương dọc theo sợi dây, có chiều hướng lên trên. - Suy nghĩ - Vì có 1 lực nữa tác dụng vào quả nặng hướng xuống dưới để cân bằng với lực của lò xo. - Lực này do trái đất đẫ tác dụng lên quả nặng. - Lực hút của trái đất - Quan sát thí nghiệm do GV làm. - Nhận xét - Chuyển động của viên phấn có sự biến đổi, chứng tỏ có lực tác dụng lên viên phấn lực đó có phương dọc theo giá treo có chiều hướng xuống dưới. - Lực hút của trái đất. - Lực cân bằng với lò xo là lực hút của trái đất, lực hút của trái đất tác dụng lên viên phấn. - Thảo luận nhóm trả lời câu C3 C3: (1) Cân bằng (2) Trái đất (3) Biến đổi. (4) Lực hút. (5) Trái đất 2) Kết luận - Hoạt động cá nhân nêu nhận xét, rút ra kết luận và ghi vào vở. a) Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật. Lực này gọi là trọng lực. b) Trọng lực tác dụng lên 1 vật còn gọi là trọng lượng của vật đó. - Một số HS trả lời, đọc SGK. Hoạt động 3: (8') Tìm hiểu về phương và chiều của trọng lực GV: Yêu cầu HS lắp thí nghiệm hình 8.2 ? Người thợ xây dùng dây dọi để làm gì. ? Dây dọi có cấu tạo như thế nào. ? Ở hình 8.2 dây dọi có phương như thế nào GV: Đưa nội dung câu hỏi C4 GV: Nhận xét bổ sung GV: Yêu cầu HS trả lời câu C5 ? Vậy trọng lực có phương và chiều như thế nào. II. Phương và chiều của trọng lực 1) Phương và chiều của trọng lực. - Hoạt động nhóm lắp thí nghiệm hình 8.2 - Để xác định phương thẳng đứng - Gồm 1 quả nặng treo vào sợi dây mềm - Dây dọi có phương thẳng đứng - Đọc , trả lời câu C4 (1) Cân bằng (2) Dây dọi (3) Thăng bằng (4) từ trên xuống dưới 2) kết luận * Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới. Hoạt động 4: (5') Tìm hiểu về đơn vị lực GV: yêu cầu HS đọc thông tin SGK. ? Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị lực là gì? Kí hiệu? ? Trọng lượng của quả cân 100g được tính là bao nhiêu N? ? Tính trọng lượng của quả cân 1kg? III. Đơn vị lực - Cá nhân HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi. Đơn vị của lực: Niu tơn (kí hiệu: N) Trọng lượng của quả cân 100g là 1N 1kg là 10 N Hoạt động 5: Vận dụng - củng cố (10') GV: Cho HS thực hành đêt rút ra nhận xét. ? Mối liên hệ gữa phương thẳng đứng và mặt nằm ngang như thế nào? GV tổ chức cho HS hệ thống lại kiến thức đã học. ? Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? ? Trọng lực còn được gọi là gì? Đơn vị của lực là gì? - Gọi 2-3 HS đọc phần ghi nhớ SGK. V. Vận dụng - Hoạt động nhóm làm TN thực hành câu C6. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. C6: Phương thẳng đứng, vuông góc với mặt nằm ngang - Hệ thống lại kiến thức theo hướng dẫn của GV. - 2 HS lần lượt đọc phần ghi nhớ. 4. Hướng dẫn về nhà: (2') - Trả lời câu hỏi: ? Trọng lực là gì? Cho biết phương và chiều của trọng lực? ? Trọng lực còn được gọi là gì? Đơn vị của lực là gì? Kí hiệu? - Ôn tập các kiến thức từ bài 1 đến bài 8 tiết sau kiểm tra 1 tiết. - BTVN: 8.1 đến 8.4 (SBT). Ngày soạn: 30/9/2012 Ngày giảng: 08/10/2012. Tiết 8: KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kiểm tra việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức của học sinh. 2. Kỹ năng: Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức của HS vào giải các bài tập và giải thích các hiện tượng thực tế. 3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Phô tô đề kiểm tra. 2. Học sinh: Ôn bài, thước kẻ. III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh: 1. Ổn định tổ chức: Sĩ số 6A1: ............... 6A2:............... 6A3:............... 2) Kiểm tra. (Kiểm tra theo đề chung của Phòng GD&ĐT) 3. Nhận xét. 4. Kết quả kiểm tra: Điểm Lớp Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 6A1 6A2 6A3 Cộng Ngày soạn: 05/10/2012 Ngày giảng: 08/10/2012. Tiết 9: LỰC ĐÀN HỒI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. - So sánh được độ mạnh, yếu của lực đàn hồi dựa vào lực tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm thí nghiệm, kĩ năng quan sát, suy luận và kĩ năng so sánh. 3. Thái độ: Có ý thức cao trong việc hợp tác nhóm, tập trung. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 giá treo, 1 lò xo, thước chia độ đến mm, 3 quả nặng. 2. Học sinh: Kẻ sẵn bảng 9.1 (SGK) ra khổ giấy A3. III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Sĩ số 6A1: ......./29; 6A2:......./31; 6A3:.......30. 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài. 3. Bài mới: Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tổ chức tình huống (1') ? Một sợi dây cao su và lò xo có tính chất nào giống nhau? - Đặt vấn đề vào bài. - Một vài HS trả lời. Hoạt động 2: (25'). Hình thành khái niệm độ biến dạng và biến dạng đàn hồi - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK. ? Mục đích của TN là gì? ? Kể tên các dụng cụ TN? ? Nêu các bước làm thí nghiệm? - Chốt lại các bước tiến hành TN (tương tự SGK). - Phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm và yêu cầu các nhóm tiến hành TN. - Theo dõi uốn nắn HS trong quá trình làm thí nghiệm. - Kiểm tra kết quả TN của cá nhóm. - Nhận xét đánh giá kết quả làm thí nghiệm của HS và thái độ ý thức trong khi thực hành. - Tổ chức cho HS làm việc cá nhân thảo luận trả lời câu C1. ? Tương tự như vầy em có nhận xét gì về chiều dài của lò xo sau khi nén vào và buông ra GV: Biến dạng của lò xo có đặc điểm như trên gọi là biến dạng đàn hồi. ? Vậy biến dạng của lò xo có đặc điểm và tính chất gì? - Chốt lại kết luận, yêu cầu HS ghi vở. - Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 (SGK/31). ? Độ biến dạng của lò xo được tính như thế nào? - Nhấn mạnh cách tính độ biến dạng của lò xo: l - l0 - Yêu cầu HS thực hiện câu C2 tại chỗ và báo cáo kết quả. - Cho lớp nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài. I. Biến dạng đàn hồi - Độ biến dạng 1. Biến dạng của một lò xo: a) Thí nghiệm: - 1 HS đọc SGK. Cả lớp chú ý nghe. - Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của GV, nhận xét, bổ sung (nếu cần). - Nắm vững các bước tiến hành TN. - Hoạt động nhóm: Nhận dụng cụ TN và tiến hành TN và ghi kết quả vào bảng 9.1. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả TN. b) Rút ra kết luận: - Làm việc cá nhân trả lời câu C1. C1: (1) dãn ra; ( 2) tăng lên; (3) bằng. - Suy nghĩ trả lời. - HS nêu kết luận. Ghi vở kết luận: Biến dạng của lò xo là biến dạng đàn hồi. Lò xo có tính chất đàn hồi. 2. Độ biến dạng của lò xo: - Đọc thông tin mục 2 SGK/31 và trả lời câu hỏi. - Nghe. - Làm việc cá nhân thực hiện câu C2 và trả lời kết quả tính. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS trả lời câu hỏi đầu bài: Sợi dây cao su và lò xo có tính chất đàn hồi giống nhau. Hoạt động 3: (8') Hình thành k/n về lực đàn hồi và đặc điểm của lực đàn hồi - Yêu cầu HS tự tìm hiểu thông tin trong SGK mục 1. ? Lực mà lò xo biến dạng tác dụng lên quả nặng gọi là lực gì? ? Vậy lực đàn hồi là gì? - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C3 ? Cường độ của lực đàn hồi của lò xo bằng cường độ của lực nào? - Yêu cầu lớp nhận xét thống nhất câu trả lời. - Cho HS đọc câu C4 và thảo luận nhóm trong 1’ để tìm ra câu trả lời đúng. ? Vậy lực đàn hội có đặc điểm gì? ? Vậy lực đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào? - GV: Như vậy độ mạnh hay yếu của lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật đàn hồi. - Độ biến dạng càng nhiều thì lực đàn hồi càng lớn và ngược lại. Ngoài ra lực đàn hồi còn phụ thuộc vào bản chất của các vật đàn hồi. II. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó 1) Lực đàn hồi: (SGK - T31) - Hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi của GV. - Ghi vở: Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. - Hoạt động cá nhân trả lời câu C3. - HS: Cường độ của lực đàn hồi của lò xo sẽ bằng trọng lượng của quả nặng. 2) Đặc điểm của lực đàn hồi: - Thảo luận nhóm trả lời câu C4 - Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét. - Cá nhân HS trả lời, rút ra nhận xét về đặc điểm của lực đàn hồi. - Ghi vở : Lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật đàn hồi. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng Hoạt động 4 : (8') Vận dụng - Củng cố - Yêu cầu HS quan sát bảng 9.1 và trả lời câu C5. - Cho lớp nhận xét bổ sung. - Yêu cầu HS làm bài tập 9.1 và 9.3 trong SBT/31. ? Qua bài học hôm nay ta cần nắm vững những kiến thức nào về lực đàn hồi? ? Bằng cách nào em có thể nhận biết được một vật có tính đàn hồi hay không đàn hồi? - Yêu cầu HS lấy VD minh họa. III - Vận dụng: - Làm việc cá nhân trả lời câu C5. - Thảo luận chung trên lớp. - Hoạt động cá nhân làm bài tập 9.1 và 9.3 trong SBT/31. - Trả lời các câu hỏi của GV để khắc sâu kiến thức. - Lấy VD minh hoạ. 4. Hướng dẫn về nhà: (2') - Trả lời các câu hỏi sau: ? Thế nào là lực đàn hồi? Lực đàn hồi có đặc điểm và tính chất gì? ? Lực đàn hồi phụ thuộc như thế nào vào độ biến dạng của vật? ? Kể tên 5 vật đàn hồi và 5 vật không đàn hồi trong thực tế? - BTVN: 9.2, 9.4 - 9.11 (SBT/31-33). Ngày soạn: 07/10/2012 Ngày giảng: 22/10/2012. Tiết 10: LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC. TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết được cấu tạo của một lực kế, GHĐ và ĐCNN của một lực kế. - Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m. 2. Kỹ năng: - Đo được lực bằng lực kế. - Vận dụng được công thức P = 10m để tính được P khi biết m và ngược lại. 3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận trong đo lực, đọc kết quả lực và khi trình bày bài. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 lực kế lò xo. 2. Học sinh: Một sợi dây để buộc quyển sách. III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Sĩ số 6A1: ......./29; 6A2:......./31; 6A3:.......30. 2. Kiểm tra bài cũ: (5'). ? Khi một lò xo bị kéo dãn thì lực đàn hồi tác dụng lên đâu? Lực đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào. 3. Bài mới: Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tổ chức tình huống (1') - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK ? Làm thế nào để đo được lực mà tay tác dụng vào dây cung? - Để trả lời câu hỏi này chúng ta học bài hôm nay. - Quan sát hình vẽ. - Trả lời câu hỏi của GV. Hoạt động 2: Tìm hiểu lực kế ( 8') - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK. ? Để đo lực người ta dùng dụng cụ gì? - Thông báo: Có nhiều loại lực kế, loại lực kế thường dùng là lực kế lò xo... - Phát lực kế cho các nhóm và yêu cầu các nhóm nghiên cứu cấu tạo rồi điền vào câu C1 - Gọi đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. - Chốt lại. - Yêu cầu HS trả lời câu C2 I. Tìm hiểu lực kế: 1. Lực kế là gì? - Hoạt động cá nhân: Th thập thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi. 2. Mô tả 1 lực kế lò xo đơn giản: - Hoạt động nhóm 2’: + Nghiên cứu cấu tạo của lực kế lò xo. + Trả lời câu C1. + Đại diện nhóm trình bày câu C1. - Các nhóm thảo luận, bổ sung để thống nhất câu trả lời. - Đại diện nhóm trả lời C2 dựa vào lực kế của nhóm. Hoạt động 3: (13') Tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế - Cho HS hoạt động nhóm làm câu C3 trong 2’. - Tổ chức cho HS các nhóm báo cáo kết quả, thảo luận chung cả lớp để thống nhất câu trả lời. - Hướng dẫn HS cách điều c

File đính kèm:

  • docGiao an Vat li 6 NH 20122013 Tu tiet 5.doc
Giáo án liên quan