RÒNG RỌC
1.MỤC TIÊU:
1.1. Về kiến thức:
-HS biết: - Nêu được tác dụng của rịng rọc l giảm lực ko vật v đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
- HS hiểu: - Sử dụng rịng rọc ph hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ r lợi ích của nĩ.
1.2. Về kĩ năng:
- Biết cách đo lực kéo của ròng rọc
1.3. Về thái độ:
- Rèn luyên tính cẩn thận, trung thực, yêu thích khoa học
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Nêu được 2 thí dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng.
- Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên
- Phóng to hình 16.1 , 16.2 SGK
- Bảng 16.1 SGK
3.2. Học sinh: (Cho mỗi nhóm HS)
-1 lực kế có GHĐ 5N. -1 khối trụ kim loại có móc nặng 2N
-1 ròng rọc cố định.-1 ròng rọc động.-1 giá thí nghiệm
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tuần 20 đến 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 -Tiết 19
Ngày dạy : 4/1 RÒNG RỌC
1.MỤC TIÊU:
1.1. Về kiến thức:
-HS biết: - Nêu được tác dụng của rịng rọc l giảm lực ko vật v đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
- HS hiểu: - Sử dụng rịng rọc ph hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ r lợi ích của nĩ.
1.2. Về kĩ năng:
- Biết cách đo lực kéo của ròng rọc
1.3. Về thái độ:
- Rèn luyên tính cẩn thận, trung thực, yêu thích khoa học
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Nêu được 2 thí dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng.
- Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên
- Phóng to hình 16.1 , 16.2 SGK
- Bảng 16.1 SGK
3.2. Học sinh: (Cho mỗi nhóm HS)
-1 lực kế có GHĐ 5N. -1 khối trụ kim loại có móc nặng 2N
-1 ròng rọc cố định.-1 ròng rọc động.-1 giá thí nghiệm
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.
4.2. Kiểm tra miệng:
4.3.Tiến trình bi học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập(5phút)
Để đưa ống bê tông lên ngoài các cách đưa : trực tiếp, dùng mặt phẳng nghiêng hoặc đòn bẩy ta có còn cách đưa nào khác không? (dùng ròng rọc)
Gv cho hs quan sát hình 16.1. Cho hs thảo luận -> đưa ra các dự đoán (dễ hơn, khó hơn, không khó không dễ)
Để trả lời câu hỏi chúng ta cùng nghiên cứu về rr.
Hoạt động 2: (5phút)
KT:Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc.
- GV cho hs xem ròng rọc và giới thiệu ròng rọc động, ròng rọc cố định.
´ Ròng rọc có cấu tạo như thế nào?
´ Thế nào là ròng rọc cố định? Thế nào gọi là ròng rọc động. Yêu cầu hs trả lời C1.
Gv cho hs nhận xét sự khác nhau cơ bản của RRCĐ và RRĐ.
Hoạt động 3: (23phút)
KT:Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
- Gv giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, yêu cầu đại diện nhóm nhận dụng cụ, nghiên cứu mục C2 và hình vẽ 16.3, 16.4, 16.5.
- Yêu cầu nhóm trưởng điền kết quả thí nghiệm vào bảng kết quả trên bảng.
´ Các nhóm thảo luận và trả lời C3.
- Yêu cầu hs làm việc cá nhân, trả lời C4
Hoạt động 4: (8phút)
KN:Vận dụng.
- Yêu cầu hs làm việc cá nhân, trả lời C5
Từ các ví dụ thảo luận ở C5
Liên hệ: Hàng ngày các em thường thấy người ta dùng ròng rọc ở đâu ngoài sân trường?
yêu cầu hs trả lời C6.
- Yêu cầu hs quan sát hình vẽ 16.6 trả lời C7.
GDHN:? Qua các máy cơ đơn giản mà em đã học. Có giúp ích gì cho con người hày không? Và giúp như thế nào?(Khi sử dụng các máy cơ đơn giản có giúp ích cho con người rất nhiều. Giúp cho con người làm việc dễ dàng hơn , mất ít thời gian hơn,)
Từ đó GV hướng dẫn Hs tập làm công việc của người nghiên cứu, chế tạo như làm đồ chơi dựa trên nguyên tắc của máy cơ đơn giản, vận dung các máy cơ đơn giản trong lao động sản xuất ở gia đình,…
I/ TÌM HIỂU VỀ CẤU TẠO CỦA RÒNG RỌC:
- Ròng rọc là 1 bánh xe quay được quay quanh 1 trục, vành bánh xe có rãnh để đặt dây kéo.
- Có 2 loại ròng rọc: Ròng rọc cố định và ròng rọc động.
C1: Cấu tạo ròng rọc:
H16.2a: 1 bánh xe có rãnh để vắt dây qua. Trục của bánh xe được mắc cố định (treo trên xà). Khi kéo dây, bánh xe quay quanh trục cố định.
H16.2b: 1 bánh xe có rãnh để vắt dây qua. Trục của bánh xe không được mắc cố định. Khi kéo dây, bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng với trục của nó.
II/ RÒNG RỌC GIÚP CON NGƯỜI LÀM VIỆC DỄ DÀNG HƠN NHƯ THẾ NÀO?
1. Thí nghiệm:
2. Nhận xét:
N1
N2
N3
nhậnxét
H16.3
Chiều củaFK
Cường độ FK
H16.4
Chiều củaFK
Cường độ FK
H16.5
Chiều củaFK
Cường độ FK
C3:
-Dùng ròng rọc cố định: Chiều ngược nhau( đổi chiều) , độ lớn của 2 lực như nhau
-Dùng ròng rọc động:Chiều không thay đổi, độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của vật.
3. Kết luận:
C4:(1)cố định
(2)động
III/ VẬN DỤNG
C5:
Thí dụ: Ròng rọc trên đỉnh côt cờ, ròng rọc ở cần cẩu.
C6:
- Dùng ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo( được lợi về hướng)
- Ròng rọc động được lợi về lực
C7:
Sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động và ròng rọc động(hình b) có lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn vừa được lợi về hường của lực kéo.
4.4.Tổng kết:
Câu 1: nêu cấu tạo của ròng rọc:
Đáp án: - Ròng rọc là 1 bánh xe quay được quay quanh 1 trục, vành bánh xe có rãnh để đặt dây kéo.
- Có 2 loại ròng rọc: Ròng rọc cố định và ròng rọc động.
Câu 2: BT 16.2; BT 16.3
Đáp án: BT 16.2: (B); BT 16.3:(A)
4.5 Hướng dẫn học tập :
Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài , hoàn chỉnh các bài tập trong VBT.
+ Học kỹ lại các laọi máy cơ đơn giản đã học để vận dụng vào trong cuộc sống.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+Chương II nhiệt học. Chú ý:
+ Sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng và khí như thế nào?
+ Xem trước bài 18: sự nở vì nhiệt của chất rắn: chất rắn gặp nóng( lạnh) sẽ như thế nào?
5. PHỤ LỤC
Tuần 21 -Tiết 20
Ngày dạy : 11/1 TỔNG KẾT CHƯƠNG I : CƠ HỌC
1.MỤC TIÊU:
1.1. Về kiến thức:
-HS biết: - Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương
- HS hiểu:
1.2. Về kĩ năng:
- Củng cố và đánh giá sự nắm vững kiến thức và kĩ năng.
1.3. Về thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận,khuyến khích trí thông minh sáng tạo
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Kiến thức về đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng, lực hai lực cân bằng, P = 10kg, d = 10D, …
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên
3.2. Học sinh:
- Nắm các kiến thức trong chương
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.
4.2. Kiểm tra miệng:
4.3. Tiến trình bi học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: ôn tập(10phút)
Cho học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phần I.
Nhóm 1,2: Câu 1,2,3,4
Nhóm 3,4:Câu 5,6 7,8
Nhóm 5,6:Câu 9,10, 11,12,13
Các nhóm dán bảng nhóm lên bảng, đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
GV nhận xét sửa sai
Hoạt động 2: (25phút)
Vận dụng
GV yêu cầu cá nhân HS hoàn thành câu 1,2,3
Cá nhân làm câu 1,2,3
HS thảo luận nhóm nhỏ hoàn thành câu 4,5,6
Hoạt động 3: (8phút)
Trò chơi ô chữ
Cho HS chia làm 2 đội tham gia chơi trò chơi ô chữ, đội nào thắng sẽ được nhận quà
BÀI TẬP BỔ SUNG
?Khối lượng riêng của một chất là gì? Viết cơng thức tính khối lượng riêng. Cho biết ý nghĩa v đơn vị của từng đại lượng trong công thức đó.
=>Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
Công thức: D = m/V
Trong đó: D là khối lượng riêng đơn vị:kg/m3
V là thể tích đơn vị:m3
m là khối lượng đơn vị: kg
?Trình by cch đo thể tích của hịn đá bằng bình chia độ.
=>Đổ nước vào bình chia độ, xác định thể tích V1.Thả hịn đá vào bình chia độ nước dâng lên xác định thể tích V2. Vậy thể tích của hịn đá bằng V2-V1
? Tại sao đi trên dốc càng thoai thoải, càng dễ hơn?
=>Dốc càng thoai thoải tức là độ nghiêng càng ít thì lực nng người càng nhỏ
? Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của lị xo thì chiều di lị xo l 98cm. Biết độ biến dạng của lị xo khi đó là 2cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lị xo l bao nhiu?
=>Chiều di tự nhin của lị xo l 96cm
I/ Ôn tập:
1/a)- thước
b)bình chia độ, bình tràn
c)lực kế
d)Cân
2/Lực
3/Làm vật biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật
4/Hai lực cân bằng
5/ Trọng lực hay trọng lượng
6/ Lực đàn hồi
7/ Khối lượng của kem giặt chứa trong hộp
8/Khối lượng riêng
9/ mét – m
mét khối – m3
Niutơn – N
Kilôgam – Kg
Kilôgam trên mét khối-Kg/m3
10/ P = 10.m
11/D = m/V
12/Mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy
13/-Ròng rọc
-Mặt phẳng nghiêng
-Đòn bẩy
II/Vận dụng:
1/ -Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày
-Người thủ môn bóng đá tác dụng lực đẩy lên quả bóng đá
-Chiếc kìm nhổ định tác dụng lực kéo lên cái đinh
-Thanh nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt
-Chiếc vợt bóng bàn tác dụng lực đẩy lên quả bóng bàn
2/Câu C
3/Cách B
4/ a- kilôgam trên mét khối
b-Niutơn
c- kilôgam
d-niutơn trên mét khối
e- mét khối
5/ a-mặt phẳng nghiêng
b-ròng rọc cố định
c-đòn bẩy
d-ròng rọc động
6/ a-Để làm cho lực mà lưỡi kéo tác dụng vào kim loại lớn hơn lực mà tay ta tác dụng vào tay cầm
b/Vì để cắt giấy thì chỉ cần lực nhỏ, nên tuy lưỡi kéo dài hơn tay cầm ta vẫn có thể cắt được. Bù lại tay ta di di chuyển ít mà tạo được vết cắt dài trên tờ giấy.
III/Trò chơi ô chữ:
a/.Ô chữ thứ nhất:
1-Ròng rọc động (11 ô)
2-Bình chia độ(10 ô)
3-Thể tích
4-Máy cơ đơn giản
5-Mặt phẳng nghiêng
6-Trọng lực
7-Pa lăng
Từ hàng dọc : Điểm tựa
b/.Ô chữ thứ hai:
1-Trọng lực
2-Khối lượng
3-Cái cân
4-Lực đàn hồi
5-Đòn bẩy
6-Thước dây
Từ hàng dọc: Lực đẩy
4.4.Tổng kết:
- Phần ô chữ.
4.5 Hướng dẫn học tập :
Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài-xem lại các bài tập đã giải.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị chương II: Nhiệt học.
- Chuẩn bị bài: “Sự nở vì nhiệt của chất rắn”
?Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dễ bị vỡ?
5. PHỤ LỤC
CHƯƠNG II : NHIỆT HỌC
MỤC TIÊU
1. Rt ra kết luận về sự co dn về nhiệt của cc chất rắn, lỏng v khí.
Giải thích một số hiện tượng ứng dụng sự nở vì nhiết trong tự nhin, đời số và kỹ thuật.
2. Mô tả được nhiệt kế thường dùng.
Vận dụng sự co dn vì nhiệt của cc chất khc nhau để giải thích nguyên tắc HĐ của nhiệt kế.
Biết đo nhiệt độ của một số vật trong cuộc sống hằng ngày, đơn vị nhiệt độ là 0C và 0F.
3. Mô tả thí nghiệm xác định sự phụ thuộc của nhiệt độ theo thời gian đun trong quá trình lm nĩng chảy băng phiến hoặc một chất kết tinh dễ tìm kiếm.
Dựa vào bảng số liệu cho sẵn, vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ theo thời gian đun trong quá trình lm nĩng chảy băng phiến.
Rút ra kết luận về đặc điểm của nhiệt độ trong thời gian vật nóng chảy.
4. Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi (nhiệt độ, gió và mặt thoáng).
Phác họa thí nghiệm kiểm tra giả thuyết chất lỏng lạnh đi khi bay hơi và các chất lỏng khác nhay thì bay hơi nhanh chậm khác nhau, cũng như các yếu tố khác ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi nhanh chậm của chất lỏng.
Mô tả thí nghiệm chứng tỏ hơi nước ngưng tụ khi gặp lạnh và nêu một số hiện tượng ngưng tụ trong đời sống tự nhiên (sương, mù, mây, mưa, mưa đá, tuyết...).
Trình by cch tiến hnh thí nghiệm v vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ theo thời gian đun nước.
Phân biệt sự sôi và sự bay hơi của nước: sự bay hơi xảy ra trên mặt thoáng ở nhiệt độ bất kỳ, cịn sự sơi l sự bay hơi ngay trong lịng nước ở 1000C. Biết cc chất lỏng khc nhau thì nhiệt độ sôi khác nhau.
Tuần 22 -Tiết 21
Ngày dạy: 18/1 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
1.MỤC TIÊU:
1.1. Về kiến thức:
- HS biết: - Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ:
- HS hiểu: - Thể tích, chiều dài của một vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
- Cc chất rắn khc nhau nở vì nhiệt khc nhau.
1.2. Về kĩ năng:
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
1.3. Về thái độ:
- Biết đọc các biểu bảng để rút ra các kết luận cần thiết.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Học sinh thấy cc chất rắn khc nhau nở vì nhiệt khc nhau.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
3. CHUẨN BỊ
3.1.Giáo viên
- Một quả cầu kim loại v một vịng KL. Một đèn cồn, một chậu nước, khăn lau.
3.2.Học sinh:
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện.
4.2.Kiểm tra miệng:
4.3.Tiến trình bi học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (5phút)
Tháp Eiffel (Epphen): do Eiffel (1832-1923) một kỹ sư người Pháp thiết kế. Tháp được xây dựng vào năm 1889 tại Quảng trường Mars, nhân dịp Hội chợ Quốc tế thứ nhất tại Paris. Hiện nay tháp này được dùng làm Trung tâm Phát thanh và Truyền hình v l điểm du lịch nổi tiếng của Php (hình 44).
Các phép đo chiều cao tháp ngày 01-01-1890 và 01-07-1890 cho thấy, trong vịng 6 thng thp cao thm 10cm. Tại sao lại cĩ điều kỳ lạ này? Chẳng lẽ một cái tháp bằng thép lại có thể “lớn lên” được sao?Hình 44
Hoạt động 2: (15phút)
KN:Thí nghiệm về sự nở vì chất rắn
Tháp Eiffel ở Paris, thủ đô nước Pháp làm bằng thép nổi tiếng thế giới. Giáo viên có thể sử dụng mẩu tin về
1. Làm thí nghiệm:
Làm thí nghiệm theo như phần gợi ý trong SGK. Chỉ cho học sinh nhận xt hiện tượng.
Hình 45
Giáo viên điều khiển học sinh thảo luận trả lời câu C1 và C2.
- Trước khi hơ nóng quả cầu, khi thả quả cầu thì quả cầu lọt được qua vịng kim loại.
- Sau khi hơ nóng quả cầu thì quả cầu khơng lọt qua vịng kim loại (hình 45).
2. Trả lời câu hỏi:
Tại sao sau khi hơ nóng, quả cầu lại không lọt qua vịng kim loại?
C1:Sau khi hơ nóng, quả cầu nở ra không lọt qua vịng kim loại.
Tại sao khi nhúng quả cầu vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vịng kim loại?
C2:Sau khi nhúng vào nước lạnh, quả cầu sẽ co lại khi lạnh đi, quả cầu lại lọt qua vịng kim loại.
Hoạt động 3: (6phút)
KT:Rút ra kết luận.
3. Rút ra kết luận:
Hướng dẫn học sinh điền từ vào chỗ trống.
Ch ý: thí nghiệm ở phần trn l thí nghiệm về sự nở khối của chất rắn.
Giáo viên giới thiệu bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau với chiều dài ban đầu là 100cm và khi nhiệt độ tăng thêm 500C.
C3. Điền từ vào chỗ trống:
a. Thể tích quả cầu tăng khi quả cầu nóng lên.
b. Thể tích quả cầu giảm khi quả cầu lạnh đi.
Ch ý: Sự nở vì nhiệt theo chiều di (sự nở dài của vật rắn) có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật.
Nhôm 1.15cm
Đồng 0.85cm
Sắt 0.60cm
Hoạt động 4: (10phút)
KN:So snh sự nở vì nhiệt của cc chất rắn khc nhau.
Dựa vo bảng trn cĩ nhận xt gì về sự nở vì nhiệt của cc chất rắn khác nhau?
- Cc chất rắn khc nhau thì nở vì nhiệt khc nhau.
- Nhơm nở vì nhiệt nhiều nhất rồi đến đồng, sắt.
Từ hai hoạt động 3 và 4, giáo viên chốt lại phần ghi nhớ cho học sinh ghi vở.
GDHN:? Tại sao trên đường ray xe lửa người ta không làm đường thẳng dài mà làm từng đoạn? ( Vì để tránh khi đường ray nở dài ra mà không bị gắp khúc)
? Vậy với ngnh nghề no thì cần lưu ý khi xây cầu, đường,..( ngành cơ khí chế tạo, thiết kế cầu, giao thông vận tải,…)
Vậy sau này các em có chọn ngành nghề về giao thơng vận tải… thì phải ch ý nắm rỏ nguyn tắc về sự nở vì nhiệt của chất rắn để vận dụng cho phù hợp.
- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Cc chất rắn khc nhau thì nở vì nhiệt khc nhau.
Hoạt động 5: (8phút)
KN:Vận dụng.
4. Vận dụng:
Trong các câu hỏi phần Vận dụng, cần chú ý giúp học sinh thấy được ý nghĩa của sự nở vì nhiệt của vật rắn trong cả hai lĩnh vực: nở khối v nở di.
Khâu dao: khi nung nóng khâu dao để tra lưỡi vào được dễ dàng, sau khi để nguội, khâu dao sẽ co lại xiết chặt vào chuôi dao: đây l ứng dụng về nở khối.
Tháng Một là mùa đông, thép gặp lạnh thì sao? Thng Bảy ma h nĩng bức, hiện tượng gì sẽ xảy ra?
* Mở rộng: Bê tông là ximăng trộn với nước và cát, sỏi nở vì nhiệt như thép. Nhờ đó mà các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi.
Nung nĩng khu dao sẽ nở ra (hình 46), như vậy có thể tra lưỡi dao hay liềm vào một chuôi dễ dàng, sau khi để nguội, khâu dao sẽ co lại xiết chặt vào chuôi dao.
Hình 46
Muốn quả cầu đ nung nĩng lọt qua vịng kim loại, ta nung nĩng vịng kim loại.
Mùa đông, thép gặp lạnh sẽ co lại, mùa nóng bức thép nở ra, do đó tháp sẽ cao lên.
4.4.Tổng kết:
Cu 1: Cc chất rắn nở vì nhiệt theo quy luật no?
Đáp án: - Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Cu 2: Nhận xt gì về sự nở vì nhiệt của cc chất rắn khc nhau?
Đáp án: - Các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt khc nhau.
4.5 Hướng dẫn học tập :
Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bi v xem lại chất rắn khi gặp nĩng thì xảy ra hiện tượng gì?
+ Cc chất rắn khc nhau thì nở vì nhiệt như thế nào?
+ Vận dụng trả lời câu hỏi liên quan quan.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Đọc trước bài 19 “ Sự nở vì nhiệt của chất lỏng”
+ Chất lỏng gặp nóng, lạnh có hiện tượng tương tự không?
+ Các chất lỏng khác nhau khi gặp nóng, lạnh như thế nào?
5. PHỤ LỤC
Tuần 23 -Tiết 22
Ngày dạy: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
1.MỤC TIÊU:
1.1. Về kiến thức:
- HS biết: - Tìm được thí dụ thực tế về các nội dung:
- HS hiểu: - Thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.
1.2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm, mô tả được hiện tượng xảy ra.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
1.3. Về thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc trong khi thực hành
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
3. CHUẨN BỊ
3.1.Giáo viên
- Một bình thủy tinh đáy bằng, một ống thủy tinh thẳng có thành dày. Nút cao su có đục lỗ.
- Một chậu nhựa, nuớc có pha màu, phích nước nóng.
3.2.Học sinh:
- Cho cả lớp: hai bình thủy tinh đáy bằng, một chậu có thể chứa được hai bình trn.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện.
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1: Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn?
+ Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
+ Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 2: BT 18.3 1. C Hợp kim platinit. Vì có độ nở dài gần bằng độ nở dài của thuỷ tinh. Vì thuỷ tinh chịu nở vì nhiệt ít hơn thuỷ tinh thường tới 3 lần.
BT 18.4 các tấm tôn có dạng lượn sóng để khi dãn nở vì nhiệt ít bị cản trở, tránh sự hư hỏng tôn.
4.3.Tiến trình bi học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (4phút)
Hình 47
Khi đun sôi một ấm nước đầy thì nước có tràn ra ngoài hay không?
HĐ2: (12phút)
KN:Làm thí nghiệm xem nước có nở ra khi nóng lên không?
GV giới thiệu và cách tiến hành TN. HS quan sát.
Đại diện nhóm lên nhận dụng cụ thí nghiệm
GV theo dõi HS làm thí nghiệm diều khiển việc thảo luận nhóm.
Khi dặt bình cầu vào chậu nước nóng thì nước trong ống thuỷ tinh như thế nào?
HS quan sát hiện tượng và trả lờicâu hỏi:
HS dự đoán câu C2 Nếu ta đặt bình cầu vào nước lạnh thì mực nước trong ống thuỷ tinh như thế nào? (mực nước hạ xuống, vì nước co lại khi lạnh đi).
HĐ3: (6phút)
Chứng minh các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Hướng dẫn HS quan sát về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau và rút ra nhận xét.
Tại sao lượng chất lỏng trong 3 bình phải như nhau? Và 3 bình lại nhúng trong một chậu nước nóng? Vậy các chất lỏng khác nhau, sự nở vì nhiệt có giống nhau không? (khác nhau).
HĐ4: (5phút)
KT:Rút ra kết luận.
Gọi HS làm C4
Hình 48
Vậy chất lỏng nở ra (co lại) khi nào?
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt như thế nào?
HĐ5: (10phút)
KN:Vận dụng.(Củng cố và luyện tập)
? Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước đầy ấm? ( Vì khi đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài )
? Tại sao những chai nước ngọt có ga người ta thường không đỗ đầy nước?
Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên cao hơn. Vì thể tích chất lỏng trong bình 2 bình tăng lên như nhau nên ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn.
GDHN:Yêu cầu HS phải nắm vững kiến thức của những người làm công việc thiết kế chi tiết máy trong ngành cơ khí chế tạo,..
I/ Thí nghiệm
SGK/60
C1: Mực nước dâng lên, vì nước nóng lên, nở ra.
C2: Mực nước hạ xuống, vì nước co lại khi lạnh đi.
C3: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C4: a/ Thể tích nước trong bình tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
b/ Các chất lỏng khác nhau nở ví nhiệt không giống nhau.
II/ Kết luận
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
III. Vận dụng:
C5: Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài.
C6: Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt, vì chất lỏng khi nở, bị nắp chai cản trở, nên gây ra lực lớn đẩy bật nắp ra.
4.4.Tổng kết:
Câu 1: Chất lỏng khi gặp nóng và lạnh như thế nào?
Đáp án:- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 2: Thể tích nước tăng hoặc giảm khi nào? BT 19.1:
Đáp án: Thể tích nước trong bình tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
- BT 19.1: C Thể tích của chất lỏng tăng.
Hình 49
Sự nở vì nhiệt của nước rất đặc biệt. Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi tăng nhiệt độ từ 40C trở lên, nước mới nở ra. Vì vậy, ở 40C nước có TLR lớn nhất.
Ở những xứ lạnh, về mùa đông, nuớc ở 40C nặng nhất nn chìm xuống đáy hồ. Nhờ đó cá vẫn sống được ở đáy hồ, trong khi trên mặt hồ, nước đ đóng thành lớp băng dày (hình 49).
4.5 Hướng dẫn học tập :
Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài phần ghi nhớ SGK
- Làm bài tập 19.2 à 19.6 SBT
- HS đọc phần có thể em chưa biết
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị tiết 23 “ Sự nở vì nhiệt của chất khí”
- Xem cc chất khí nở vì nhiệt như thế nào? Khi gặp nóng hoặc lạnh có hiện tượng giống chất rắn và chất lỏng không?
5. PHỤ LỤC
Tuần 24 -Tiết 23
Ngày dạy : 29/01/13 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
1.MỤC TIÊU:
1.1. Về kiến thức:
- HS biết: Tìm được thí dụ thực tế chứng tỏ:
- Tìm được thí dụ thực tế về các nội dung:
- HS hiểu: + Thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
+ Các chất khí khác nhau dãn nở vì nhiệt giống nhau.
1.2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm, mô tả được hiện tượng xảy ra.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí.
1.3. Về thái độ:
- Có thái độ ngiêm túc, trung thực và có ý thức tập thể khi làm thí nghiệm.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Học sinh nắm được: - Thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
- Các chất khí khác nhau dãn nở vì nhiệt giống nhau.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí.
3. CHUẨN BỊ
3.1.Giáo viên
- Một bình thuỷ tinh đáy bằng, nút cao su, ống thuỷ tinh thẳng.
- 1 quả bóng bàn bị bẹp, phích nước nóng, cốc
- Cốc nước màu
3.2.Học sinh:
- Đọc trước bài “ Sự nở vì nhiệt của chất khí”
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện.
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1: Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất lỏng?
+ Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
+ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
BT 19.2: B . Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
BT 19.3: Vì bình thủy tinh tiếp xúc với ngọn lửa trước , nở ra làm cho chất lỏng trong ống tụt xuống. Sau đó nước cũng nóng lên và nở ra . Vì nước nở nhiều hơn thủy tinh nên mực nước trong ống dâng cao hơn ban đầu.
4.3.Tiến trình bi học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (3phút)
@ Khi quả bóng bàn bị bẹp, làm thế nào cho nó phồng lên?(nhúng vào nước nóng)
Tại sao quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên?
Hoạt động 2: (10phút)
KN:Làm thí nghiệm kiểm tra chất khí nóng lên thì nở ra
GV giới thiệu và cách tiến hành thí nghiệm. HS quan sát.
* Chú ý khi giọt nước màu đã đi lên đến gần đầu ống thì thôi không áp tay nữa để tránh trường hợp giọt nước bị đẩy ra khỏi ống
Đại diện nhóm lên nhận dụng cụ thí nghiệm
GV theo dõi HS làm thí nghiệm điều khiển việc thảo luận nhóm.
HS quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi C1, C2, C3
Hoạt động 3: (10phút)
KN:Vận dụng kiến thức, giải thích hiện tượng
@ Cho HS trả lời cá nhân câu C4, C5
Hoạt động 4: (5phút)
KT:Rút ra kết luận.
? Vậy chất khí nở ra (co lại) khi nào?
? Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như thế nào?
Hoạt động 5: (10phút)
KN:Vận dụng.(Củng cố và luyện tập)
GV cho học sinh đọc và trả lời câu C7
GV làm thí nghiệm kiểm chứng cho quả bóng bàn vào nước nóng
HS trả lời câu C7
Giáo viên hướng dẫn thêm cu C8, C9 vì phần ny khơng yu cầu học sinh trả lời
C8:Trọng lượng riêng:
D = 10m/V
Khi nhiệt độ tăng lên, thể tích V tăng, khối lượng m không đổi do đó d giảm. Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn không khí lạnh hay không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.
C9:Khi thời tiết nóng, không khí trong bình cầu nóng lên nở ra đẩy nước trong ống thủy tinh xuống dưới. Khi thời tiết lạnh không khí trong bình cầu lạnh đi co lại , do đó mức nước trong ống thủy tinh dâng lên.
MỞ RỘNG
Ngày 21-11-1783 hai anh em kỹ sư người Pháp Mônggônphiê (Montgolfier) nhờ dùng không khí nóng làm cho quả khí cầu đầu tiên của loài người bay lên không trung.
Bảng 1
Chất khí
Chất lỏng
Chất rắn
Không khí : 183cm3
Rượu : 58cm3
Nhôm : 3,54cm3
Hơi nước : 183cm3
Dầu hỏa : 55 cm3
Đồng : 3,55cm3
Khí oxy : 183cm3
Thủy ngân : 9 cm3
Sắt : 1,80 cm3
GDHN:Yêu cầu HS phải nắm vững kiến thức của những ngành nghề liên quan đến sự nở vì nhiệt của chất khí . Như chế tạo ra kinh khí cầu,…
Hình 51
I- THÍ NGHIỆM
II- TRẢ LỜI CÂU HỎI:
C1: Giọt nước màu đi lên chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng, không khí nở ra
C2: Giọt nước màu đi xuống chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm, không khí co lại
C3:Do không khí trong bình bị nóng lên
C4:Do không khí trong
File đính kèm:
- tiet 1923 ly 6.doc