Tiết :23 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
I / Mục tiêu :
1 .Kiến thức
Học sinh biết được chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
2. Kĩ năng:
Biết làm TN như đã ghi ở sgk
3.Thái độ :
HS ổn định , tập trung trong học tập
II/ Chuẩn bị:
1 .Giáo viên :
1 lọ nước màu , 1 bình thuỷ tinh , 1ống thuỷ tinh có nút cao su
2. Học sinh :
Nghiên cứu kĩ SGK
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tuần 23: Sự nở vì nhiệt của chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :23
Ngày soạn :……..
Tiết :23 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
I / Mục tiêu :
1 .Kiến thức
Học sinh biết được chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
2. Kĩ năng:
Biết làm TN như đã ghi ở sgk
3.Thái độ :
HS ổn định , tập trung trong học tập
II/ Chuẩn bị:
1 .Giáo viên :
1 lọ nước màu , 1 bình thuỷ tinh , 1ống thuỷ tinh có nút cao su
2. Học sinh :
Nghiên cứu kĩ SGK
III/ Giảng dạy:
1 .Ôn định lớp :
2. Kiểm tra :
a. Bài cũ :
GV: Tại sao khi đóng chai nước khoáng hoặc nước ngọt , người ta không đóng thật đầy chai?
HS : Trả lời
GV:Nhận xét , trả lời
b. Sự chuẩn bị cúaH cho bài mới
3.Tình huống bài mới :
Giáo viên nêu tình huống như đã ghi ở sgk
4.Bài mới:
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu thí nghiệm :
GV: Hướng dẫn HS làm TN như hình 10.1 và 20.2 sgk
HS : Quan sát
GV: Mục đích của tay áp vào bình là gì ?
HS :Để truyền nhiệt cho bình
GV:Có hiện tượng gì xảy ra khi ta áp tay vào bình nước ?
HS : Giọt nước trong bình dâng lên chứng tỏ thể tích khí trong bình tăng
GV: Khi thôi áp tay vào bình , có hịên tượng gì xảy ra với giọt nước . Chứng tỏ điều gì ?
HS: Giọt nước trong bình giảm chứng tỏ thể tích khí trong bình giảm
GV: Tại sao thể tích khí trong bình tăng khi ta áp tay vào bình ?
HS: Vì khi áp tay vào làm khí trong bình nóng lên và nở ra
GV : Tại sao thể tích khí trong bình giảm khi ta thôi ap tay vào?
HS; Lúc này khí trong bình giảm và co lại
GV: Treo bảng vẽ phóng lớn hình 20.1 lên bảng
HS : Quan sát
GV: Các chất khí khác nhau thì sự nở vì nhiệt như thế nào ?
HS; Giống nhau
GV: Treo bảng phụ đã ghi sẵn câu C6 lên bảng
GV : Em nào hãy lên bảng điền vào những chỗ trống này ?
HS :Lên bảng thực hiện
HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu bước vận dụng:
GV :Tại sao khi quả bóng bàn bị bẹp , bỏ vào nước nóng nó lại phồng lên ?
HS : Vì không khí trong quả bóng nóng lên và nở ra làm quả bóng phồng lên
GV:Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh ?
HS: Vì không khi nóng có thể tích lớn hơn nên trọng lượng riêng giảm
GV: Cho HS đọc C9 SGK
HS : Đọc và thảo luận trong 2 phút
GV: Hãy giải thích tại sao người ta có thể đo thời tiết bằng dụng cụ này ?
HS : Khi thời tiết nóng thì mực nước hạ xuống . Khi lạnh thì nước dâng lên, trên bình có những vạch chia độ nhờ đó mà ta biết được nhiệt độ của môi trường
1. Thí nghiệm (sgk)
2. Trả lời các câu hỏi:
C1 : Giọt nước màu dâng lên chứng tỏ thể tích khí trong binh tăng
C2 :Giọt nước màu giảm xuống chứng tỏ thể tich khí trong bình giảm
C3 :Khi áp tay vào bình làm thể tích khí trong bình nóng lên và nở ra
C4 : Khi thôi áp tay vào bình làm không khí trong bình nguội đi và co lại
C 5: Các chất khí khác nhau thì sự nở vì nhiệt giông nhau
3. Rút ra kết luận :
C6: ( 1) tăng (2) lạnh đi (3) ít nhất ( 4) nhiều nhất
4 .Vận dụng :
C7 : Khi nhúng vào nước nóng làm cho không khí trong quả bóng nóng lên , nở ra đâỷ phồng quả bóng lên
C8: không khí nóng làm thể tích khí tăng nên trọng lượng riêng giảm so với không khí lạnh do đó nó nhẹ hơn không khí lạnh
HOẠT ĐỘNG 3 : Củng cố và hướng dẫn tự học :
1.Củng cố :
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 20.1 ; 20.2 SBT
Ôn lại những kiến thức của bài
2.Hướng dẫn tự học:
a.Bài vừa học :
Học thuộc “ghi nhớ” sgk
Xem lai cách giải các lệnh C
b. Bài xắp học : “một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt”
* câu hỏi soạn bài:
- Băng kép có cấu tạo và hoạt động như thế nào?
- Nêu một số ứng dụng của băng kép trong cuộc sống ?
File đính kèm:
- Tiet 23(1).doc