Giáo án Vật lý 6 tuần 23 tiết 23: Sự nở vì nhiệt của chất khí

Tuần 23 – tiết 23: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ

I. Mục tiêu:

- Biết được thể tích của chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi sau đó tìm được ví dụ minh hoạ

- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí

- Làm được TN trong bài, mô tả hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận cần thiết

- Biết cách đọc biểu bảng để rút ra kết luận

II. Chuẩn bị: 1. GV: - Bảng phụ bảng 20.1 và hình vẽ 20.3

 2. HS: Dụng cụ TN hình 20.2

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tuần 23 tiết 23: Sự nở vì nhiệt của chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 – tiết 23: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ I. Mục tiêu: - Biết được thể tích của chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi sau đó tìm được ví dụ minh hoạ - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí - Làm được TN trong bài, mô tả hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận cần thiết - Biết cách đọc biểu bảng để rút ra kết luận II. Chuẩn bị: 1. GV: - Bảng phụ bảng 20.1 và hình vẽ 20.3 2. HS: Dụng cụ TN hình 20.2 III. Tiến trình: 1. Bài cũ: HS nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chữa bài tập 19.2 (yêu cầu HS giải thích) 2. Bài mới: * Vào bài: GV vào bài như sgk * Phát triển bài: 1. TN kiểm tra chất khí nóng lên thì nở ra: ( 15 phút ) Hoạt động dạy và học Nội dung H: Đọc nội dung TN G: Điều khiển HS thảo luận nhóm để tiến hành TN H: Hoạt động nhóm theo HD của GV G: Trong TN giọt nước màu có tác dụng gì? H: TL dựa vào TN 1. Thí nghiệm: sgk 2. Vận dụng kiến thức để TL một số câu hỏi: ( 5 phút ) Hoạt động dạy và học Nội dung G: Yêu cầu HS dựa vào TN lần lượt TL các câu hỏi C1,2,3,4 H: Hoạt động nhóm TL G: Kiểm tra câu TL và cho đáp án đúng 2. Trả lời câu hỏi: C1) Giọt nước màu đi lên chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng -> Không khí nở ra C2) Giọt nước màu đi xuống chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm -> Không khí co lại C3) Do không khí trong bình bị nóng lên C4) Do không khí trong bình co lại 3. So sánh sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau: ( 5 phút ) Hoạt động dạy và học Nội dung G: Treo bảng phụ bảng 20.1, nhấn mạnh các chất cùng thể tích, cùng tăng thêm 500C và yêu cầu HS nêu nhận xét + Sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau + Sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau + Sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau + So sánh sự nở vì nhiệt của chất chất rắn, lỏng, khí H: Lần lượt TL các câu hỏi của GV G: Chốt ý và lưu ý HS đối với chất khí số liệu ở bảng chỉ đúng khi áp suất chất khí không đổi H: Lắng nghe và tiếp thu C5) Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau 4. Rút ra kết luận: ( 3 phút ) Hoạt động dạy và học Nội dung G: Yêu cầu HS hoàn thành C6 H: TL C6 bằng cách chọn từ thích hợp điền vào chổ trống G: Nhận xét câu TL và cho đáp án đúng H: Đọc ghi nhớ sgk 3. Rút ra kết luận: C6) (1 ) Tăng (2 ) Lạnh đi ( 3 ) Ít nhất ( 4 ) Nhiều nhất 3. Củng cố và vận dụng: ( 10 phút ) Hoạt động dạy và học Nội dung H: Vận dụng kiến thức để TL C 7,8,9 G: Gợi ý TL C7 dựa vào TN GV làm + Đối với C8 nhớ lại công thức tính trọng lượng riêng của chất H: TL dựa vào gợi ý để TL G: Cho HS quan sát h 20.3 để TL C9 H: TL C9 G: Chốt ý 4. Vận dụng: C7) Không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ C8) d = 10m/V Nhiệt độ tăng thì thể tích tăng mà khối lượng không đổi nên d giảm -> d Nóng nhẹ hơn d Lạnh C9) Thời tiết nóng, không khí trong bình cầu nở ra đẩy nước xuống ngược lại khi thời tiết lạnh 4. Hướng dẫn về nhà: ( 5 phút ) Bài tập 20.1, 20.4 và 20.2 chọn đáp án đúng dựa vào lý thuyết Bài tập 20.3 tương tự TN Bài tập 20.5 dựa vào tình huống vào bài để TL Bài tập 20.6 và 20.7 HS suy nghĩ TL 5. Dặn dò: Học bài cũ + làm bài tập sbt + đọc có thể em chưa biết Xem trước bài mới: Tìm hiểu một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt 6. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docl6 - TIET 23.doc
Giáo án liên quan