Tiết :31 SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (tt)
I/ Mục tiêu :
1.Kiến thức :
Nhận biết được sự ngưng tụ là quá trình ngược của sự bay hơi . Biết tìm được ví dụ về sự ngưng tụ
2.Kĩ năng :
Biết làm thí nghiệm dự đoán kiểm tra về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ giảm
3.Thái độ :
Ổn định ,tập trung trong học tập
II/ Chuẩn bị :
Cho học sinh chuẩn bị những dụng cụ sau : hai cốc thuỷ tinh giống nhau , nước có pha màu , đá lạnh đập nhỏ , nhiệt kế , khăn lau
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tuần 31: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :31
Ngày soạn:……..
Tiết :31 SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (tt)
I/ Mục tiêu :
1.Kiến thức :
Nhận biết được sự ngưng tụ là quá trình ngược của sự bay hơi . Biết tìm được ví dụ về sự ngưng tụ
2.Kĩ năng :
Biết làm thí nghiệm dự đoán kiểm tra về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ giảm
3.Thái độ :
Ổn định ,tập trung trong học tập
II/ Chuẩn bị :
Cho học sinh chuẩn bị những dụng cụ sau : hai cốc thuỷ tinh giống nhau , nước có pha màu , đá lạnh đập nhỏ , nhiệt kế , khăn lau
III/ Giảng dạy :
1. Ổn định lớp:
2 .Kiểm tra:
a. Bài cũ :
GV: Sự bay hơi phụ thuộc vào nhữnh yếu tố nào ? Hãy lấy một số ví dụ về sự bay hơi ?
HS :Trả lời
GV: Nhận. Xét ghi điểm
b. Sự chuẩn bị của học sinh cho bài mới
3.Tình huống bài mới :
Cho học sinh đọc phần “dự đoán” ở sgk
4. Bài mới :
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1 :Tìm hiểu sự ngưng tụ :
GV: Cho hs đọc phần “dự đoán” sgk
HS: Đọc và thảo luận trong 2 phút
GV : Em hãy dự đoán xem khi làm lạnh không khí đến 0C thì hơi nước trong không khí sẽ như thế nào ?
HS: Ngưng tụ
GV: Hướng dẫn hs bố trí TN như hình 27.1 sgk
HS: Làm TN
GV: Hướng dẫn hs bỏ đá lạnh vào cốc TN . Em hãy cho biết nhiệt độ cốc như thế nào ?
HS : Giảm
GV: Hãy quan sát cốc TN và trả lời các câu hỏi sau :
GV : Ở cốc đối chứng và cốc TN nhiệt độ như thế nào ?
HS : Cốc TN nhiệt độ lạnh hơn
GV: Ở ccốc thí nghiệm có hiện tượng gì ?
HS: Có nước đọng ở mặt ngoài
GV: Nước đọng đó có phải nước trong cốc thấm ra không ?
HS: Không vì nước ngoài cốc không có màu
GV : Như vậy nước này do đâu mà có ?
HS: Hơi nước trong không khí ngưng tụ lại
GV : Như vậy dự đoán của chung ta có đúng không ?
HS: đúng
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu bước vận dụng :
GV:Hãy nêu 2 ví dụ về sự ngưng tụ ?
HS : Hơi nước trong đám mây ngưng tụ thành mưa , khi hà hơi vào gương ta thấy gương mờ
GV: Hãy giải thích sự tạo thành giọt nước trên lá cây vào ban đêm ?
HS :Hơi nước bam đêm gặp lạnh ngưng tụ lại đọng thành từng gịot trên lá cây
GV: Tại sao chai rượu không đậy nắp sẽ bị cạn dần ?
HS: Trả lời
I / Sự ngưng tụ :
1.Quan sát sự ngung tụ :
a. Dự đoán :SGK
b.Thí nghiệm:
c.Kết luận :
C1 :Cốc TN nhiệt độ lạnh hơn
C2: Có nước đọng ở ngoài mặt cốc
C3 :KHông , vì nước ở ngoài mặt cốc không có màu
C4 :Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại
II/ Vận dụng :
C7: Hơi nước ban đêm ngưng tụ lại thành từng giọt trên lá cây
C8 : VÌ khi không đậy nút , rượu sẽ bay hơi . Còn khi đậy nút rượu sẽ bay hơi rồi lại ngưng tụ lại nên lượng rượu không đổi .
HOẠT ĐỘNG 3 :Củng cố và hướng dẫn tự học
1 .Củng cố :
Hệ thống lại kiến thức vừa học cho hs rõ hơn
Hướng dẫn hs làm BT 27.1 SBT
2.Hướng dẫn tự học :
a. Bài vừa học :
Học thuộc ghi nhớ sgk. LàmBT 27.2;27.3;27.4;27.5SBT
b. bài sắp học : “Sự sôi”
- Các em cần nghiên cứu kĩ phần này để hôm sau ta học
File đính kèm:
- Tiet 31.doc