Giáo án Vật lý 6 Tuần 8 -Tiết 8: Kiểm tra 1 tiết

KIỂM TRA 1 TIẾT

1. MỤC TIÊU:

 1.1. Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức đã học như: Khối lượng – đo khối lượng, lực – hai lực cân bằng, tìm hiểu kết quả tác dụng của lực, trọng lực – đơn vị lực.

1.2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm các bài tập có liên quan.

1.3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực khi làm bài kiểm tra.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 Tuần 8 -Tiết 8: Kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 -Tiết 8 Ngày dạy: KIỂM TRA 1 TIẾT 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức đã học như: Khối lượng – đo khối lượng, lực – hai lực cân bằng, tìm hiểu kết quả tác dụng của lực, trọng lực – đơn vị lực. 1.2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm các bài tập có liên quan. 1.3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực khi làm bài kiểm tra. 2. MA TRẬN ĐỀ: Nội Dung CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC Biết được dụng cụ dùng để đo thể tích -Xác định được độ dài, thể tích Nắm cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước Trình bày cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: % 1Câu: 0.25đ 5 1Câu 0.25 đ 2.5 2câu 0.5 đ 5 1 Câu 3 đ 30 5câu 4đ 40 Chủ đề 2 Đo độ dài Biết được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ Hiểu và phân loại được dụng cụ Hiểu cách đổi một số đơn vị Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: % 1Câu: 0.25đ 2.5 1Câu: 0.25đ 2.5 1Câu: 2đ 20 3câu 2.5 đ 25 Chủ đề 3: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực. Nêu được ví dụ về một số lực. -Hiểu được Phương, chiều,độ mạnh yếu của hai lực Nêu được một số ví dụ về lực tác dụng lên một vật . Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: 2Câu 0.5đ 5 2Câu 0. 5 đ 5 1Câu 2 đ 20 5câu 3 đ 30 Chủ đề 4: KHỐI LƯỢNG Biết được ý nghĩa con số khối lượng ghi trên đồ hộp Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật . Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: 1Câu 0.25 đ 2.5 1Câu 0.25 đ 2.5 2câu 0.5 đ 5 Tổng 5 câu =1.25đ 4 câu =1đ 3 câu = 4.25 đ 2 câu = 0.5 đ 1 câu = 3 đ 15 câu 10 đ Tỷ lệ 35 % 45 % 20 % 100% 3. NỘI DUNG KIỂM TRA: Phần 1: Trắc nghiệm: Câu 1: Độ chia nhỏ nhất của thước là A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước. D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước. Câu 2 : Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị không dùng để đo độ dài là A. m B. cm C. dm2 D. mm Câu 3 : Treo một quả nặng vào một lò xo được gắn trên một giá đỡ. Tác dụng của quả nặng lên lò xo đã gây ra đối với lò xo là A. quả nặng bị biến dạng. B. quả nặng dao dộng. C. lò xo bị biến dạng. D. lò xo chuyển động. Câu 4 : Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều rộng bàn học của em? A.Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 mm. B.Thước cuộn có GHĐ 5 m và ĐCNN 1 cm. C.Thước dây có GHĐ 150 cm và ĐCNN 1 mm. D.Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 5 mm. Câu 5 : Dụng cụ không đo được thể tích của chất lỏng là A. Ca đong có ghi sẵn dung tích. B. Bình chia độ. C. Bình tràn. D. Xi lanh có ghi sẵn dung tích. Câu 6 : Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng A. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. chỉ làm biến dạng quả bóng. C. không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng. Câu 7 : Đơn vị của lực là gì? A. Kilôgam (kg) C. Niutơn (N) B. Niutơn trên mét khối (N/m3) D. Kilôgam trên mét khối (kg/m3) Câu 8 : Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng A. thể tích bình tràn. B. thể tích bình chứa. C.thể tích nước còn lại trong bình tràn. D. thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. Câu 9 : Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 65cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 92cm3. Thể tích của hòn đá là A. 92cm3 B. 27cm3 C. 65cm3 D. 187cm3 Câu 10 : Dùng bình chia độ có chứa một lượng nước có thể tích 95cm3, thả viên bi sắt vào bình thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 250cm3. Vậy thể tích viên bi là : A. 250cm3 B. 346cm3 C. 95cm3 D. 155cm3 Câu 11 : Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ A. thể tích của hộp mứt. B. khối lượng của mứt trong hộp. C. sức nặng của hộp mứt. D. số lượng mứt trong hộp. Câu 12 : Người ta dùng cân rô béc van để đo khối lượng của một cái khóa, khi cân thằng bằng người ta thấy ở một đĩa cân là quả cân 100g còn ở đĩa cân còn lại là cái khóa và một quả cân 15g. Khối lượng của khóa là A. 100g B. 115g C. 15g D. 85g Phần 2: Tự luận Câu 1: Lực là gì? Thế nào là hai lực cân bằng? ( 2điểm) Câu 2: Tìm số thích hợp điền vào chổ trống sau: ( 2 điểm) 1m = ………dm b. 1km = ………m c. 1m3 = ……….lít d. 1m3 = ………c m3 Câu 3: Nêu các cách đo thể tích vật rắn khơng thấm nước bằng bình chia độ. ( 3điểm) è HƯỚNG DẪN CHẤM: Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 Đáp án A C C D C D Câu hỏi 7 8 9 10 11 12 Đáp án B D B D B D Câu hỏi Nội dung Điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 -Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực -Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng. a.1m = …10…dm b.1km = …1000……m c.1m3 = …1000…….lít d.1m3 = 1000000………c m3 -Đổ nước vào bình chia độ , xác định thể tích V1 -thả hòn đá vào nước dâng lên, xác định thể tích V2 -Thể tích của hòn là V2 – V1 1điểm 1điểm 0,5điểm 0,5điểm 0,5điểm 0,5điểm 1điểm 1điểm 4. KẾT QUẢ KIỂM TRA: Lớp Số HS Giỏi TL % Khá TL % TB TL % Yếu TL % Kém TL % 6A1 6A2 6A3 6A4 Cộng 5. RÚT KINH NGHIỆM: Ưu điểm: ……………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………Khuyết điểm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Hướng khắc phục: ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctiet 8 kiem tra 1t.doc
Giáo án liên quan