TCT:25 TÁC DỤNG TỪ TÁC DỤNG HÓA HOC VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN
I/ Mục tiêu :
Kiến thức:
- Nêu được tác dụng từ của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này.
- Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng từ của dòng điện
- Nêu được tác dụng hóa học của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này.
- Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng hóa học của dòng điện.
- Nêu được biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện.
- Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng sinh lí của dòng điện.
II/ Chuẩn bị :
: - Nam châm - Dây đồng, nhôm - 1 chuông điện 1 bộ nguồn - 1 công tắc, bóng đèn pin
- 1 bình đựng dung dịch đồng sunfát có nắp nhựa có gắn sẵn hai điện cực bằng than chì
- Dây nối
- Tranh vẽ to sơ đồ chuông điện
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 - T25: Tác dụng từ tác dụng hóa hoc và tác dụng sinh lí của dòng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26
Bài 22
NS: 09/03/2011
TCT:25
TÁC DỤNG TỪ TÁC DỤNG HÓA HOC VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN
ND:12/03/2011
I/ Mục tiêu :
Kiến thức:
- Nêu được tác dụng từ của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này.
- Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng từ của dòng điện
- Nêu được tác dụng hóa học của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này.
- Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng hóa học của dòng điện.
- Nêu được biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện.
- Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng sinh lí của dòng điện.
II/ Chuẩn bị :
: - Nam châm - Dây đồng, nhôm - 1 chuông điện 1 bộ nguồn - 1 công tắc, bóng đèn pin
- 1 bình đựng dung dịch đồng sunfát có nắp nhựa có gắn sẵn hai điện cực bằng than chì
- Dây nối
- Tranh vẽ to sơ đồ chuông điện
III/ Giảng dạy :
1 Ổn định lớp :
2 .Kiểm tra :
- Nêu nguyên lý tác dụng nhiệt của dòng điện ? Kể tên 5 dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện?
3 .Tình huống bài mới :
GV đưa tình huống như đã nêu ở sgk
4. Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu nam châm điện
- Cho hs nhớ lại tính chất của đá nam châm ( nam châm hút sắt, thép, mỗi nam châm có hai cực )
- Cho hs sử dụng cuộn dây đã quấn sẵn để lắp vào mạch điện như h23.1 khảo sát tính của nam châm điện để trả lời câu C1?
C1: a/ khi công tắc đóng cuộn dây hút đinh sắt nhỏ, khi ngắt công tắc đinh sắt nhỏ rơi ra.
b/ Đưa 1 kim NC lại gần 1 đầu cuộn dây và đóng công tắc thì 1 cực của kim NC hoặc bị hút, hoặc bị đẩy)
- Qua TN cho hs thảo luận nhóm hoàn thành kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của chuông điện
- Gv mắc chuông điện và cho nó hoạt động
- Thảo luận nhóm trả lời C2, C3, C4 ?
C2: Khi đóng công tắc, dòng điện đi qua cuộn dây và cuộn dây trở thành NC điện . Khi đó cuộn dây hút miếng sắt làm cho đầu gõ chuông đập vào chuông, chuông kêu .
C3:Chỗ hở của mạch ở miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm. Khi đó mạch hở cuộn dây không có dòng điện đi qua, không có tính chất từ nên không hút miếng sắt nữa. Do tính chất đàn hồi của kim loại nên miếng sắt lại trở về tì sát vào tiếp điểm.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện
- Gv giới thiệu cho hs các dụng cụ thí nghiệm đặc biệt là bình đựng dung dịch CuSO4 chỉ rõ hs thỏi than nối trực tiếp cực âm của nguồn và lúc đầu cả 2 thỏi than có màu đen .
- Gv đóng công tắc hs quan sát trả lời C5, C6 ?
C5… dẫn điện ( đèn trong mạch sáng)
C6: - Sau vài phút ngắt công tắc, nhấc nắp bình cho hs quan sát 2 thỏi than trả lời C6 (thỏi than nối với cực âm được phủ 1 lớp màu đỏ nhạt)
- Hiện tượng đồng tách khỏi dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học .
- Yêu cầu hs hoàn thành kết luận
Hoạt động 4: Tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện
- Hs đọc phần tác dụng sinh lí của dòng điện sgk
- Dòng điện trong mạng điện gia đình nếu trực tiếp đi qua cơ thể người gâyđiện giật nguy hiểm đến tính mạng con người.
Hoat động 5: Vận dụng
I/ Tác dụng từ:
-HS quan sát 1 vài nam châmvĩnh cửu
-HS Cho hs chỉ ra các cực từ của nam châm vĩnh cửu
--HS xem h23.2 chỉ ra những bộ phận cơ bản của chuông điện
Kết luận
· Dòng điện chạy qua ống dây có tác dụng làm kim nam châm lệch ra khỏi vị trí cân bằng hoặc hút các vật bằng sắt hay thép. Điều đó, chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ.
· Dòng điện chạy qua chuông điện làm chuông điện kêu, dòng điện chạy qua quạt điện, động cơ điện làm quạt điện, động cơ điện quay,...
II/ Tác dụng hoá học:
Kết luận :
· Khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì sau một thời gian, thỏi than (nhúng trong dung dịch muối đồng) nối với cực âm của nguồn điện được phủ một lớp đồng. Hiện tượng đồng tách từ dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua, chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học.
· Dựa vào tác dụng hoá học của dòng điện, người ta có thể mạ kim loại, đúc điện, tinh luyện kim loại,..
III. Tác dụng sinh lí
Kết luận :
· Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ làm các cơ của người bị co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Chứng tỏ, dòng điện có tác dụng sinh lí.
· Trong y học, người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện thích hợp để chữa một số bệnh như châm cứu dùng điện (điện châm).
IV. Vận dụng
- Cho hs trả lời C7, C8?
C7: C ; C8 :D
Dặn dò : - Học bài
- Làm bài tập 23.1 -> 23.4/ SBT
- Ôn tập từ HKII, chuẩn bị vở bài tập kiểm tra.
File đính kèm:
- tiet 25 tác dụng tu hoa hoc sinh lý ......doc