Giáo án Vật lý 7 - Trường THCS Thành An

 Tiết12: Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM

I. Mục tiêu:

* Kiến thức:

 - Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm.

 - Sử dụng được thuật ngữ âm cao ( âm bổng) âm thấp ( âm trần) và tần số khi so sánh 2 âm.

* Kỹ năng:

- Biết làm thí nghiệm để hiểu được tần số là gì.

* Thái độ: Trung thực cẩn thận, khéo léo khi làm thí nghiệm

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

*Học sinh: Mỗi nhóm: - Một đĩa phát âm mô tơ, một miếng phim nhựa, một lá thép mỏng, một hộp gỗ.

*Cả lớp: một giá thí nghiệm, 2 con lắc đơn chiều đà 20 cmvà 40 cm, đồng hồ bấm dây.

* Bảng phụ ghi bảng1 trang31.

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 7 - Trường THCS Thành An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 23/11 /2007 Tiết12: Bài 11: Độ cao của âm I. Mục tiêu: * Kiến thức: - Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm. - Sử dụng được thuật ngữ âm cao ( âm bổng) âm thấp ( âm trần) và tần số khi so sánh 2 âm. * Kỹ năng: - Biết làm thí nghiệm để hiểu được tần số là gì. * Thái độ: Trung thực cẩn thận, khéo léo khi làm thí nghiệm II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: *Học sinh: Mỗi nhóm: - Một đĩa phát âm mô tơ, một miếng phim nhựa, một lá thép mỏng, một hộp gỗ. *Cả lớp: một giá thí nghiệm, 2 con lắc đơn chiều đà 20 cmvà 40 cm, đồng hồ bấm dây. * Bảng phụ ghi bảng1 trang31. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ+ Đặt vấn đề bài mới ( 5 phút) ?1: Các nguồn âm có đặc điểm nào giống nhau? Chữa bài 10.1, 10.2. GV yêu cầu học sinh nhận xét cho điểm. GV đặt vấn đề vào bài mới nh SGK Hoạt động 2: Quan sát dao động nhanh chậm nghiên cứu khái niệm tần số( 10p) ? Quan sát h11.1 cho biết mục đích, dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm? ? Một dao động được xác định như thế nào? ? Trong thí nghiệm này cần chú ý điều gì? Chú ý: Cách xác định một dao động, góc lệch giữa 2 con lắc so với vị trí ban đầu phải bằng nhau. GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm thí nghiệm cả lớp chia làm 2 tổ cử người theo dõi số dao động của 2 con lắc trong 10s. ? Yêu cầu các nhóm điền kết quả vào bảng SGK. ? Dựa vào bảng hãy cho biết con lắc nào dao động nhanh hơn con lắc nào dao động chậm hơn? ? Hãy tính số dao động của con lắc trong 1s? ? Các số trong cột 4 của bảng gọi là tần ssố vậy tần số là gì? đơn vị tần số? ? Dựa vào bảng trên hãy cho biết con lắc nào có tần số dao động lớn hơn? ? Qua thí nghiệm trên ta rút ra nhận xét gì? ? Dao động nhanh ( chậm ) có mối liên hệ như thế nào với âm phát ra? I/ Dao động nhanh chậm- tần số 1/ Thí nghiệm1: 2/ Bảng kết quả: Con lắc Con lắc nào dao động nhanh con lắc nạo dao động chậm Số dao động trong 10s Số dao động trong 1s a b - Trong một thời gian vật thực hiện nhiều dao động ta nói vật dao động nhanh và ngược lại - Số dao động trong một giây gọi là tần số. - đơn vị tần số là: Héc ( Hz) . Nhận xét: Dao động càng nhanh( hoặc chậm) tần số dao động càng lớn (hoặc nhỏ). Hoạt động 3: Nghiên cứu mối liên hệ giữa tần số và độ cao của âm(23p) ?Quan sát h11.2 và thông tin SGK nêu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm? ? Làm thí nghiện này nhằm mục đích gì khi làm thí nghiệm cần phải chú ý điều gì? HS: Giữ chắt lá thép. ? Yêu cầu HS hoàn thgành câu C3? ? Nêu mục đích, dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm h11.3? ? Khi thí nghiệm cần phải chú ý điều gì? ( thay đổi vận tốc đĩa quay) ? Yêu cầu HS đìên vào C4? ? Qua 3 thí nghiệm trên ta rút ra kết luận gì? GV yêu cầu HS làm thí nghiệm trả lời C ? Vì sao âm phát ra từ hàng lỗ gần vành đĩa lại cao hơn hàng lỗ gần tâm đĩa? ( Số lỗ trên hàng gần vành nhiều hơn số lỗ trên hàng gầ tâm đĩado đó miếng bìa dao động nhanh hơn và phát ra âm cao hơn.) II/ âm cao ( âm bổng) âm thấp ( âm trầm) 1/ Thí nghịêm2: C3: Phần tự do của thước dài dao động chậm âm phát ra thấp, phần tự do của thước ngắn dao động nhanh âm phát ra cao. Thí nghiệm3: Kết luận: Dao động càng nhanh (chậm) tần ssố dao động càng lớn ( nhỏ) âm phát ra càng cao ( thấp) Hoạt động 4: vận dụng(5p) GV yêu cầu HS làm C5, C6. hoạt động cá nhân. III/ Vận dụng: C5: Vật có tần số 70 Hz dao động nhanh hơn. Vật có tần số 50Hz phát ra âm thấp hơn. C6: Dây đàn chùng âm phát ra thấp tần số nhỏ, dây đàn căng âm phát ra cao tần số lớn. Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà( 2p) - Học thuộc phần ghi nhớ SGK. - Đọc phần có thể em chưa biết. - Làm bài tập 11.1 đến 11.5 SBT - Làm thêm ở sách bài tập vật lý nâng cao 7 ( lớp 7B) NS: 1/12 /2007 Tiết13: Bài 12: Độ to của âm I. Mục tiêu: * Kiến thức: - Nêu được mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm. - So sánh được âm to, âm nhỏ.. * Kỹ năng: - Biết làm thí nghiệm để hiểu được khái niệm về biên độ dao động, độ to nhỏ của âm phụ thuộc vào bịên độ dao động. * Thái độ: Trung thực nghiêm túc. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: *Học sinh: Mỗi nhóm: - Một trống, dùi, con lắc bấc, một giá thí nghiệm, một lá thép mỏng. *Cả lớp: một giá thí nghiệm, 2 con lắc đơn chiều đà 20 cmvà 40 cm, đồng hồ bấm dây. * Bản phụ ghi bảng 1 trang 34 SGK III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (10p) ?1: Tần số là gì? đơn vị tần số? Âm cao thấp phụ thuộc như thế nào vào tần số? ? 2: Trong 15 s một lá thép thực hiện được 4500 dao động .Hỏi tần số dao động của lá thép là bao nhiêu? Lá thép có phát ra âm không tai người có cảm nhận được âm do lá thép phát ra không tại sao? ? Tai người bình thường có thể nghe được những âm trong khoảng tần số bao nhiêu? GV yêu cầu HS nhận xét cho điểm? GV đặt vấn đề vào bài mới như SGK HS1: Số dao động trong một dây gọi là tấn số. + Đơn vị tần số là Hz + Âm cao tần số dao động lớn, âm thấp tận số dao động nhỏ. HS2: Tần số dao động của lá thép trong 1 s là: =300Hz Lá thép dao động phát ra âm. 20Hz <300Hz <20000Hz nên tai người cẩm nhận được âm thanh do lá thép phát ra. -Tai người bình thường có thể nghe Trong khoảng 20Hz đến 20000Hz. . Hoạt động 1: Hoạt động 2: Nghiên cứu về biên độ dao động , mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm phát ra( 23p) ? Quan sát h12.1 cho biết mục đích, dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm? GV yêu cầu các nhóm nhận dụng cụ làm thí nghiệmvà báo cáo kết quả vào bảng 1 trang 34 SGK? ? Có phương án thí nghiệm nào khác để minh hoạ cho kết quả trên hay không?( kéo dây cao su) GV khoảng cách từ vị trí kéo thước lên so với vị trí cân bằnggọi là biên độ dao động. vậy thế nào là biên độ dao động? ? Yêu cầu HS chọn từ thích hợp điền vào C2. ? Để kiểm tra xem âm phát ra và biên độ dao động có mối quan hệ như thế nào ta làm thí nghiệm 2. Nếu có một cái dùi trống, một cái trống, một quả cầu bấc treo trên sợi dây em hãy nêu phương án làm thí nghiệm kiểm tra nhận xét trên? GV yêu cầu 1 HS nhắc lại phương án làm thí nghiệm HS: Nhận dụng cụ làm thí nghiệm theo nhóm quan sát thí nghiệm nvà lắng nghie âm phát ra để nhận xét. ? Biên độ quả bóng lớn nhỏ dẫn đến mặt trống dao động như thế nào? GV yêu cầu HS chọn từ thích hợp điền vào câu C3? ? Qua thí nghiệm trên ta rút ra được kết luận gì? ? Tần số có đơn vị là Héc vậy độ to của âm có đơn vị là gì? I/ Âm to, âm nhỏ, biên độ dao động. 1/ Thí nghiệm1: 2/ Bảng kết quả: Cách làm thước dao động Đầu thước dao đông mạnh hay yếu. âm phát ra to hay nhỏ. a, Nâng đầu thước lệch nhiều mạnh to b, nâng đầu thước lệch ít yếu nhỏ - Độ lệch lớn nhất của vật dao dộng so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động - Đầu thước lệch ra khỏi vị trí cân bằng càng nhiều ( ít) biên độ dao động càng lớn ( nhỏ) âm phát ra càng to( nhỏ) Thí nghiệm2: 3. Kết luận: âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn. Hoạt động 3: Tìm hiểu độ to của một số âm(5p) ? Yêu cầu HS đọc thông tin SGK cho biết độ to của âm là gì? kí hiệu như thế nào? ? Người ta dùng máy đo để đo được độ to của một số âm ở bảng2/35SGK. ? Tiếng nói chuyện bình thường bằng bao nhiêu dB? độ to của âm bằng bao nhiêu thì làm đau tai? HS : Nói chuyện bình thường là 40dB ≥130 dB thì làm đau tai. II/ Độ to của một số âm. * Độ to củat âmđược đo bằng đơn vị Đề xi Ben( kh: dB) Hoạt động 4: Vận dụng(5p) GV yêu cầu HS làm C4, C5, C6, C7 trang 36 SGK hoạt động cá nhân. GVyêu cầu HS đọc phần có thể em chưa biết. III/ Vận dụng: C4: Tiếng đàn to biên độ dao động lớn. C5: Dây đàn bị lêch nhiều thì biên độ dao động lớn. C6: âm to biên độ dao động của màng loa lớn và ngược lại. C7: 50 đến70 dB Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà( 2p) - Học thuộc phần ghi nhớ SGK. - Làm bài tập 12.1 đến 12.5 SBT - Làm thêm ở sách bài tập vật lý nâng cao 7 ( lớp 7B) NS:6/12 /2007 Tiết14: Bài 13: Môi trường truyền âm I. Mục tiêu: * Kiến thức: - Kể được một số môi trường truyền âm và không truyền âm - Nêu được một số ví dụ về các môi trường truyền âm trong các môi trường khác nhau rắn ,lỏng ,khí. * Kỹ năng: - Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào, tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh càng xa nguồn âm biên độ dao động càng nhỏ, âm càng nhỏ. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: *Học sinh: Mỗi nhóm: - 2 quả cầu bấc, một trống trung thu,một nguồn âm dùng vi mạch kèm pin, một nguồn nước có thể cho lọt nguồn phát âm. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ+ Đặt vấn đề bài mới ( 5 phút) ?1: Chữa bài 12.1, 12.2. Chữa bài 12.3, 12.4. GV yêu càu học sinh nhận xét cho điểm. GV Âm đã truyền đến tai người nghe qua những môi trường nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu môi trường truỳen âm( 27p) ? Quan sát h13.1 đọc thông tin SGK cho biết mục đích, dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm? ? Gõ mạnh vào trống 1 thì hiện tường gì sảy ra với quả cầu bấc gần trống 2? hiện tượng đó chứng tỏ điều gì? HS Quả cầu treo gần trống 2 dao động lệch khỏi vị trí ban đầuchứng tỏ âm đã được không khí truyền từ mặt trống 1 sang mặt trống 2. ? So sánh biên độ dao động của 2 quả cầu? ? Khi lan truyền trong không khí thì độ to của âm tăng hay giảm? ? Đối với chất rắn thì sao? GV yêu cầu HS làm thí nghiệm h13.2 mỗi bàn làm thành một nhóm cho biết âm đã truyền qua môi trường nào? ? Quan sát h13.3 cho biết mục đích, dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm? ? Âm truyền đến tai qua mhững môi trường nào? ? Âm có thể truyền trong môi trường chân không hay không? ? Yêu cầu HS quan sát h13.4 mô tả thí nghiệm? Rút ra nhận xét ? ? Qua các thí nghiệm trên ta có thể rút ra các kết luận gì? I/ Môi trường truyền âm. 1/ Thí nghiệm1: a. Sự truyền âm trong chất khí. *Kết luận: Càng xa nguồn âm thì độ to của âm càng giảm và ngược lại b/ Sự truyền âm trong chất rắn c/ Sự truyền âm trong môi trường chất lỏng. d. Âm có thể truyền qua môi trường chân không hay không Qua thí nghiệm chứng tỏ âm không thể truyền qua môi trường chân không. 2/ Kết luận: - Âm có thể truyền qua các môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua môi trường chân không. - ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ. Hoạt động 3: Vận tốc truyền âm.( 5p) ) ? Âm truyền đi trong các môi trường khác nhau đẫn đến vận tốc truyền âm khác nhau. ? Quan sát vào bảng hãy cho biết vận tốc truyền âm của không khí? nước, thép bằng bao nhiêu? So sánh vận tốc truyền âm của các chất? ? Trong môi trường nào thì âm truyền nhanh nhất? 3/ Vận tốc truyền âm. - Vận tốc truyền âm chất rắn > chất lỏng > chất khí Hoạt động 4: Củng cố– vận dụng(5p) ? Âm thanh truyền đến tai ta bằng những môi trường nào? ? Nêu ví dụ chửng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất lỏng? GV yêu cầu HS làm C9, C10. hoạt động cá nhân. III/ Vận dụng: C7: Môi trường không khí C8: HS tự lấy ví dụ Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà( 2p) - Học thuộc phần ghi nhớ SGK. - Đọc phần có thể em chưa biết. - Làm bài tập 13.1 đến 13.5 SBT NS: 14/12/2007 Tiết15: Bài 14: phản xạ âm tiếng vang I. Mục tiêu: * Kiến thức: - Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan tiếng vang. - Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt một số vật phản xạ âm kém. - Kể tên một số ứng dụng phản xạ âm. * Kỹ năng: - Rèn khả năng tư duy nhận biết các hiện tượng thực tế. * Thái độ: Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: *Học sinh: Mỗi nhóm: - Một giá đỡ, một tấm gương,một nguồn phát âm ,một bình nước. *Cả lớp: tranh vẽ h14.1 III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ+ Đặt vấn đề bài mới ( 10 phút) ?1:Âm có thể truyền qua được những môi trường nào? Chữa bài 13.1, SBT ?2Chữa bài 13.3, 13.4 GV yêu càu học sinh nhận xét cho điểm. GV Tại sao rạp hát, rạp chiếu phim, tương làm sần sùi mái theo kiểu vòm? ( HS....) Hoạt động 2: Nghiên cứu âm phản xạ hiện tượng tiếng vang(15p) ? Đọc thông tin SGK cho biết em đã từng được nghe thấy tiếng vang ở đâu? vì sao em nghe được tiếng vang đó? HS: vách núi, giếng. ? Trong nhà mình khi nói có nghe được tiếng vang không? ? Khi nào mới có tiếng vang? GV thông báo âm phản xạ . ? Âm phản xạ và tiếng vang có gì giống nhau? HS: Giống : đều là âm phản xạ ? Tại sao trong phòng kín ta nghe thấy âm to hơn so với ta nghe thấy chính âm đó ở ngoài trời? ? yêu cầu HS làm C3? HS : Phòng to aam phản xạ đến tai sau âm phát ra nên nghe thấy tiếng vang . Phòng nhỏ âm phản xạ và âm phát ra hoà với nhau nên không nghe thấy tiếng vang. ? Qua các nhận xét trên ta có thể rút ra kết luận gì? I/ Âm phản xạ - tiếng vang. - Nghe được tiếng vang khi âm dội lại đến tai chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng thời gian ít nhất là giây. - Âm dội lại khi gặp vật chắn gọi là âm phản xạ. C2:- Phòng kín khoảng cách nhỏthời gian âm phát ra cách âm dội lại nhỏ hơn1/15s nên âm phát ra trùng với âm phản xạnên âm phát ra to - Ngoài trời âm phát ra không gặp chướng ngại vật đẫn đến không phản xạ nên âm nhỏ. C3: a/ Phòng nào cũng có âm phản xạ b/ S = V.T =340 .1/30 = 11.3( m) * Kết luận: Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách âm phát ra một khoảng thời gian ít nhất là 1/15s Hoạt động 3: Nghiên cứu vật phản xạ âm tốt vật phản xạ âm kém (7p) ? Yêu cầu HS đọc thông tin SGK cho biết vật như thế nào thì phản xạ âm tốt vật như thế nào thì phản xạ âm kém? ? Yêu cầu HS trả lời C4? II/ Vật phản xạ âm tốt vật phản xạ âm kém. Vật cứng có bề mặt nhẵn phản xạ âmtốt ( hấp thụ âm kém) - Vật mềm xốp bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém( hấp thụ âm tốt) C4: Phản xạ âm tốt : gương, đá hoa , tường gạch, kim loại. Phản xạ âm kém: xốp, áo len, nghế đệm mút, cao su. Hoạt động 4:– vận dụng(10p) GV yêu cầu HS làm C5, C6. C7, C8 hoạt động cá nhân. ? Thời gian âm truyền từ tàu tới đáy biển là bao nhiêu? III/ Vận dụng: C5: Tường sần sùi, rềm nhung, hấp thụ âm tốt ,giảm tiếng vang âm nghe rõ hơn . C6: để hứng âm phản xạ từ tay hướng vào tai giúp ta nghe được âm to hơn. C7: Độ sâu của đáy biển: S = V.T = 1500 .1/2 = 7500 (m) C8: a, b, d. Hoạt động 5:Hướng dẫn học ở nhà( 3p) - Học thuộc phần ghi nhớ SGK. - Đọc phần có thể em chưa biết. - Làm bài tập 14.1 đến 14.6 SBT - Ôn tập để chuẩn bị thi học kỳ 1 NS:14/12 /2007 Tiết16: Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn I. Mục tiêu: * Kiến thức: - Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn. - Nêu và giải thích được một số biện pháp chống ô nhiễn tiếng ồn. - Kể tên một số vật liệu cách âm. * Kỹ năng: - Có phương pháp tránh tiếng ồn. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: *Cả lớp: Một trống, dùi, hộp sắt . * Bảng phụ ghi câu C3. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ + đặt vấn đề vào bài mới.( 8p ) ?1: Chữa bại 14.1, 14.2 ,14.3. ?2 chữa bài 14.4 SBT Gv đặt vấn đề vào bài mới như SGK Hoạt động 2: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn (13p) ?GV yêu cầu HS quan sát h15.1, 15.2,15.3SGK cho biết tiếng ồn làm ẩnh hưởng đến sức khoẻ con người như thế nào? HS: h15.1 tiếng ồn to nhưng không kéo dài nên không ảnh hưởng tới sức khoẻ không gây ô nhiễm tiếng ồn. h15.2,15.3 tiếng ồn chợ kéo dài ảnh hưởng tới sức khoẻ, công việc nên gây ô nhiễm tiếng ồn. ? Qua các nhận xét trên ta có thể rút ra kết luận gì? ? Dựa vào kết luận trên trả lời C2? ( b, d) I/ Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn. * Kết luận : Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dàilàm ảnh hưởng sấu đến sức khoẻ sinh hoạt của con người. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách chống ô nhiễm tiếng ồn( 12p) ? Yêu cầu HS đọc thông tin SGK thảo luận nhóm trả lời C3? GVtreo bảng phụ ? Hãy nêu một số vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm làm cho âm truyền qua ít? ( Gạch ,bê tông) ? Nêu một số vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm? ( kính, lá cây.) II/ Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. Cách làm giảm tiếng ồn: - Tác động vào nguồn âm. - Phân tán âm trên đường truyền. - Ngăn không cho âm truyền tới tai. Biện pháp cụ thể làm giẩm tiếng ồn: -Cấm bóp còi, trồng cây xanh, xây tường chắn, làm trần nhà bằng xốp, đóng cửa, phủ tường dạ nhung Hoạt động 4:– vận dụng(10p) ? Nêu ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồncó thể thực hiện đối với h15.2,15.3? ? Yêu cầu HS làm C6? GVyêu cầu HS đọc phần cớ thể em chưa biết. III/ Vận dụng: C5: Yêu cầu khi làm việc máy khoan pgát ra âm không quá 80 dB . Dùng bông nút tai , bịt tai khi làm việc. H15.3 đóng cửa phòng học, treo rèm, xây tường chắn.Trồng cây xanh chuyển chợ đi nơi khác, chuyển lớp học. C6: - Tiếng lợn kêu to lò mổ. Biện pháp: Chuyển lò mổ đi nơi khác xây tường chắn. - Làm việc cạnh nơi nổ mìn, bịt nút tai khi làm việc. Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà( 2p) - Học thuộc phần ghi nhớ SGK. - Làm bài tập 15.1 đến 15.6 SBT - Làm thêm ở sách bài tập vật lý nâng cao 7 ( lớp 7B) - Ôn tập để thi học kỳ1 NS: /2007 Tiết 17: Kiểm tra học kỳ 1 I/ Mục tiêu: - Kiểm tra lại toàn bộ kiến thức của chương quang học và chương âm học. - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng, trình bày lời giải của bài toán đơn giản. II/ Đề bài: I. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng (Từ câu 1 đến câu 8) Câu 1: Nguồn sáng là: Những vật tự phát ra ánh sáng. Những vật được chiếu sáng. Những vật được nung nóng. Cả A, B, C đều đúng. Câu 2: Chùm sáng chiếu ra từ một cây đèn pin là: Chùm tia song song. Chùm tia hội tụ. Chùm tia phân kì. Chùm tia không song song, hội tụ cũng như phân kì. Câu 3: Nguyệt thực sảy ra khi: Trái Đất bị Mặt Trăng che khuất. Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng nữa. D. Mặt Trời ngừng không chiếu sáng Mặt Trăng nữa. Câu 4: Chiếu một tia sáng lên mặt một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ vuông góc với tia tới. Góc tới có giá trị nào sau đây: A. 300. B. 600 C. 900 D. 450 Câu 5: ảnh của vật qua gương phẳng: A. Luôn nhỏ hơn vật và hứng được trên màn chắn. Luôn lớn hơn vật và không hứng được trên màn chắn. Luôn bằng vật và không hứng được trên màn chắn. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật tuỳ thuộc vào vật ở xa hay gần. Câu 6: Âm thanh được tạo ra nhờ: Nhiệt. B. Điện. C. Dao động. D. ánh sáng. Câu 7: Tần số dao động càng lớn thì: âm nghe càng trầm. B. Âm nghe càng to. C. Âm vang càng xa. D. Âm nghe càng bổng. Câu 8: Các vật dao động phát ra âm thanh sau đây vật nào có tần số nhỏ nhất? Vật thực hiện 1000 dao động trong một phút. Vật thực hiện 100 dao động trong hai giây. Vật dao động có tần số 100Hz. Trong một giây vật thực hiện 70 dao động. II. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: Câu 9: Các tia sáng khi đến gặp gương phẳng đều bị…………….Tia sáng truyền tới gương phẳng gọi là………….., tia sáng từ gương phẳng hắt trở ra gọi là tia………. Câu10: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi…………..vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng………….. III. Dùng gạch nối để nghép mệnh đề bên trái với mệnh đề bên phải thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng: Câu 11: A. âm thanh được phát ra từ 1. tần số dao động càng lớn. B. âm phát ra càng cao khi 2. các nguồn âm. C. Biên độ dao động càng lớn 3. là đêxi ben, kí hiệu là dB. D. Đơn vị độ to của âm 4. âm phát ra càng to. IV. Điền chữ Đ vào ô trống nếu thấy câu phát biểu là đúng, chữ S nếu câu đó là sai: Câu12 Vận tốc truyền âm trong môi trường chất lỏng lớn hơn trong chất khí và nhỏ hơn trong chất rắn. Câu13: Thông thường tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng 20Hz đến 2000Hz. VI. Hãy viết câu trả lời cho các câu sau: Câu: ở hình vẽ bên một tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 300. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ và tính góc phản xạ? I S 300 Câu15: Một ống thép dài 25,5m. Khi một em học sinh dùng búa gõ vào một đầu ống thì một em học sinh khác đặt tai ở đầu kia của ống nghe được hai tiếng gõ, tiếng nọ cách tiếng kia 0,07s. Giải thích tại sao gõ một tiếng mà lại nghe được hai tiếng. Tìm vận tốc âm thanh truyền trong thép. Biết vận tốc âm thanh truyền trong không khí là 340 m/s. III/ Đáp án + thang điểm: Câu Đáp án Thang điểm Câu1 A 0,5 Câu2 A 0,5 Câu3 B 0,5 Câu 4 D 0,5 Câu5 C 0,5 Câu6 C 0,5 Câu7 D 0,5 Câu8 A 0,5 Câu 9 Phản xạ / tia tới/ tia phản xạ 0,5 Câu10 Lớn hơn/ kích thước 0,5 Câu11 A-2: B-1: C-4: D-3. 0,5 Câu12 Đ 0,5 Câu13 S 0,5 Câu14 Vẽ pháp tuyến IN, vẽ tia phản xạ IR, kí hiệu góc phản xạ bằng góc tới. Góc tới bằng 900 -300= 600 suy ra góc phản xạ bằng 600. 0,5 0,5 Câu15 a)- Âm phát ra từ đầu ống thép nhưng truyền qua hai môi trường khác nhau, do đó âm tới đầu kia của thanh tại hai thời điểm khác nhau, vì thế ta nghe được hai tiếng phân biệt. - Cụ thể âm truyền trong môi trường thép vận tốc truyền âm lớn hơn nên đến nơi trước, âm truyền trong môi trường không khí vận tốc truyền âm nhỏ hơn nên đến nơi sau. b) - Gọi t1 là thời gian âm truyền trong không khí: t1 =25,5 / 340 = 0,075s - Gọi t2 là thời gian âm truyền trong thép. Ta có: t1 -–t2= 0,07 hay t2 = t1- 0,07 = 0,075 - 0,07= 0,005s - Vận tốc truyền âm trong thép là: v =25,5/ 0,005 = 5100m/s Đáp số: v = 5100m/s 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 NS: 29/12/ /2007 Tiết18: Bài 16: Tổng kết chương 2 âm thanh I. Mục tiêu: * Kiến thức: - Ôn lại một số kiến thức liên quan đến âm thanh - Rèn luyện kỹ năng giải thích một số hiện tượng đơn giản. giải một số bài tập đơn giản. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: *Học sinh: Ôn trước các bài về chương âm thanh. * GV: Bảng phụ h16.1 trò chi ô chữ, các thăm câu hỏi của phần tự kiểm tra. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cơ bản của chương 2( 25p) GV yêu cầu học sinh báo cáo kết quả làm câu hỏi tự kiểm tra ở nhà? ? Trong chương II đã học được những kiến thức cơ bản nào ? HS: lịêt kê.. GV Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các kiến thức cơ bản đó. ? Nêu khái niệm nguồn âm lấy một vài ví dụ về nguồn âm? ? Các nguồn âm có đặc điểm gì? ? Nêu khái niệm thế nào là dao động nhanh chậm? ? Tần số là gì ? nêu đơn vị tần số Tần số có mối liện hệ như thế nào với âm cao, âm thấp? ? Tai người bình thường có thể nghe được tần số trong khoảng nào? ? Tần số 20000Hz gọi là gì? ? Vậy độ cao của âm và độ to của âm khác nhau ở chỗ nào? ? Biên độ dao động là gì? ? âm to âm nhỏ liên quan đếna biên độ dao động như thế nào? độ to của âm có đơn vị là gì? ? Trong những khoảng nào thì âm có thể coi là ô nhiễm tiếng ồn? ? Âm có thể truyền qua những môi trường nào? ? Vận tóc truỷền âm qua các môi trường có giống nhau không? Lấy ví dụ ? ? Thế nào là âm phản xạ? Tiếng vang là gì ? ? Cho biết những vật có đặc điểm như thế nào thì phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém? ? Như thế nào gọi là ô nhiêm tiếng ồn? Lấy ví dụ ? Nêu biện pháp làm giảm tiếng ồn? I/ Lí thuyết 1/ nguồn âm: + K/N: Những vật phát ra âm thânh gọi là nguồn âm. + Ví dụ: Trống, kèn, còi… + Đặc điểm: Các vật phát ra âm đều dao động. 2/ Độ cao của âm: + Dao động nhanh, Chậm: Trong cùng một đơn vị thời gian vật nào thực hiện được nhiều dao động thì vật đó dao động nhanh, ngược lại… + Tần số: Là số dao động vật thực hiện được trong 1 giây + Vật dao động nhanh – tần số dao động lớn - âm phát ra bổng ( cao) + Vật dao động chậm – Tần số dao động nhỏ - âm phát ra trầm ( thấp) + Tai người bình thường có thể nghe được tần số trong khoảng 20 Hz < …< 20000Hz . + Hạ âm: < 20Hz + Siêu âm : > 20000Hz . 3/ Độ to của âm + Trong qúa trình dao động độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng gọi là biên độ dao động + Dao động mạnh – biên độ dao động lớn - âm phát ra to. + Dao động yếu – biên độ dao động nhỏ - âm phát ra nhỏ. + Độ to của âm có đơn vị là Đê xi ben ( dB) + giới hạn ô nhiễm tiếng ồn là 70 dB + Ngưỡng đau điếc tai: 130 dB. 4/ Môi trường truyền âm: + K/N: Âm thanh có thể truyền qua các môi trường rắn . lỏng, khí. Không truyền qua môi trường chân không. + Các môi trường khác nhau thì vận tốc truyền âm khác nhau. + Vrấn > VLỏng > Vkhí 5) Phản xạ âm tiếng vang + KN phản xạ âm: Âm thanh khi truyền đi gặp vật chắn bị dội ngược trở lại. + Tiếng vang: Âm trực tiếp cách âm phản xạ một khoảng ít nhất là 1/ 15 giây gọi là tiếng vang. + Những vật nhẵn , cứng phản xạ âm tốt, hấp thụ âm kém. +Những vật mềm, xù xì hấp thụ âm tốt, phản xạ âm kém. 6) Chống ô nhiễm tiếng ồn +KN: Tiiếng ồn to

File đính kèm:

  • docGiao an vat ly 7 0809 Dep.doc
Giáo án liên quan