Giáo án Vật lý 7 tuần 16 - Trường THCS Lê Hồng Phong

BÀI 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.

 - Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.

 - Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.

 2. Kĩ năng:

 - Sử dụng một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống.

 3. Thái độ:

 - Đề cao tinh thần chống gây ô nhiễm tiếng ồn trong thực tế

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: - Tranh các hình SGK

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 tuần 16 - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 Ngày soạn: 07/12/12 Tiết: 16 Ngày dạy: 10/12/12 BÀI 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn. - Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn. - Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể. 2. Kĩ năng: - Sử dụng một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống. 3. Thái độ: - Đề cao tinh thần chống gây ô nhiễm tiếng ồn trong thực tế II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Tranh các hình SGK 2. Học sinh: III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số HS. 2. Kiểm tra bài cũ. ( KIỂM TRA 15 PHÚT ) Câu 1: Tiếng vang l gì? Câu 2: Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 4 giây. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s. Câu 3: Tìm một số thí dụ về vật phản xạ m tốt v vật phản xạ m km? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: (2đ) Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15s Câu 2: (5đ) Tóm tắt (1 điểm) giải v = 1500 m/s Thời gian siêu âm đi từ tàu đến đáy biển là: t = 4s t / 2 = 4/2 s = 2 s (2 đ) h = ? m Độ sâu của đáy biển là: h = v.t = 1500 . 2 = 3000(m) (2 đ) Câu 3: (3đ) Tùy học sinh *Vật phản xạ âm tốt : Mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch * Vật phản xạ âm kém: Miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp 3. Tiến trình: GV TỔ CHỨC CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn -Treo các tranh vẽ 15.(1,2,3) mời cả lớp quan sát sau đó thảo luận và trả lời câu C1 - Từ câu hỏi C1: y/c hs hoàn thành phần kết luận - Hãy vận dụng câu trả lời trên để hoàn thành C2 - Vậy tiếng ồn lớn và kéo dài gây tác hại xấu tới sức khoẻ của con người. Vậy có những biện pháp nào để chống ô nhiễm tiếng ồn - HS trả lời: C1; 15.1 tiếng ồn to nhưng không kéo dài nên không ảnh hưởng tới sức khoẻ, không gây ô nhiễm 15.2 , 15.3 : tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng tới công việc và sức khoẻ, gây ô nhiễm tiếng ồn * Kết luận: … to … kéo dài… C2 : b,c,d I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn C1; 15.1 tiếng ồn to nhưng không kéo dài nên không ảnh hưởng tới sức khoẻ , không gây ô nhiễm 15.2 , 15.3 : tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng tới công việc và sức khoẻ, gây ô nhiễm tiếng ồn * Kết luận : …to …kéo dài… C2 : b,c,d Hoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn - Yêu cầu đọc những thông tin SGK và nêu những biện pháp và giải thích - Yêu cầu hs làm C3 GV hướng dẫn cho hs + Tác động vào nguồn âm ntn để giảm tiếng ồn? + Làm thế nào để phân tán âm trên đường truyền âm? + làm thế nào để ngăn chặn không cho âm truyền đến tai? - Yêu cầu hs vận dụng kiến thức cũ để làm c4 - Hoạt động nhóm hoàn thành câu hỏi C3: Cách làm giảm tiếng ồn - Tác động vào nguồn âm: cấm bóp còi - Phân tán âm trên đường truyền: trồng cây xanh - Ngăn không cho âm truyền tới tai: Xây tường chắn, làm trần nhà bằng xốp, tường phủ dạ, đóng cửa C4 :a)Những vật liệu dùng ngăn cản âm, làm âm truyền qua ít: gạch, bê tông, gỗ b) Những vật phản xạ âm tốt được dùng để cách âm là: Kính, lá cây II. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn C3: 1. Cấm bóp còi inh ỏi 2. Trồng cây xanh 3. Xây tường chắn, làm tường nhà bằng xốp, đóng cửa C4 : Vật phản xạ âm tốt : gạch, bê tông, gỗ Vật để ngăn chặn âm: Kính, lá cây Hoạt động 3: Vận dụng - Yêu cầu các nhóm thảo luận câu C5 GV thống nhất xem biện pháp nào khả thi để HS ghi vở - Yêu cầu hs làm C6: ví dụ nhà hàng xóm mở karaoke to và lâu. Biện pháp nào để chống ô nhiễm tiếng ồn đó C5 : Hình 15.2: máy khoan phát ra âm không quá to, người thợ khoan phải đeo cái bịt tai lúc làm việc Hình 15.3 : đóng các cửa, treo rèm , xây tường chắn, trồng cây xung quanh, chuyển lớp học hoặc chợ ra nơi khác C6 : Các biện pháp + Đề nghị mở nhỏ âm thanh, tránh giờ nghỉ và giờ học + Phòng hát đảm bảo không cho âm truyền ra ngoài III. Vận dụng C5 : Hình 15.2: máy khoan phát ra âm không quá to, người thợ khoan phải đeo cái bịt tai lúc làm việc Hình 15.3 : đóng các cửa, treo rèm , xây tường chắn, trồng cây xung quanh, chuyển lớp học hoặc chợ ra nơi khác C6 : Các biện pháp + Đề nghị mở nhỏ âm thanh, tránh giờ nghỉ và giờ học + Phòng hát đảm bảo không cho âm truyền ra ngoài IV. CỦNG CỐ - Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn? - Những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn? - Vật liệu cách âm ? - Đọc v tìm hiểu phần: có thể em chưa biết V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, làm bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài 16: Ôn tập. Chuẩn bị phần tự kiểm tra Tuần: 16 Ngày soạn: 07/12/12 Tiết: 31 Ngày dạy: 10/12/12 BÀI 27: LỰC ĐIỆN TỪ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phát biểu được qui tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có chiều dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều 2. Kĩ năng: - Vận dụng được qui tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia. 3. Thái độ: - Trung thực, yêu thích tìm hiểu hiện tượng vật lý II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Cc hình vẽ trong SGK 2. Học sinh Mỗi nhóm: 1 nam châm chữ U, 1 nguồn điện, 1 đoạn dây AB bằng đồng có f = 2,5mm dài 10cm , 7 đoạn dây nối. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Nêu ứng dụng của nam châm điện trong thực tế ? - Nêu nguyên tắc hoạt động của loa điện 3. Tiến trình: GV TỔ CHỨC CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Dòng điện tác dụng lên nam châm, ngược lại nam châm có tác dụng lực lên dòng điện hay không? Bài học sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi đó - HS suy nghĩ dự đoán câu trả lời Hoạt động 2: Thí nghiệm về tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện - Yêu cầu học sinh nghiên cứu thí nghiệm hình 27.1 SGK. + Dụng cụ thí nghiệm ? + Cách tiến hành thí nghiệm ? - GV cho các nhóm tiến hành thí nghiệm như hình 27.1 . -Trả lời C1 ? Nhận xét phương của đoạn dây AB với phương của các đường sức từ? - GV lưu ý các nhóm cách bố trí thí nghiệm : đoạn dây dẫn AB phải đặt sâu vào trong lòng nam châm U , không để dây dẫn chạm vào nam châm . - Đại diện các nhóm tả lời C1 , so sánh với dự đoán ban đầu để rút ra kết luận - Học sinh nghiên cứu SGK nêu dụng cụ thí nghiệm và hoạt động nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ hình 27 (SGK) - Quan sát thí nghiệm khi đóng công tắc K - Hoạt động nhóm trả lời C1 và thấy được . +Khi đóng công tắc K , đoạn dây AB bị hút vào trong lòng nam châm chữ U ( hoặc bị đẩy ra ngoài nam châm) à Chứng tỏ từ trường tác dụng lực điện từ lên dây dẫn AB có dòng điện chạy qua . - Hoàn tất kết luận vào vở . I.Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện. 1. Thí nghiệm: ( SGK) *Nhận xét: C1: Chứng tỏ từ trường tác dụng lực lên dây dẫn AB có dòng điện chạy qua 2. Kết luận: Lực do từ trường tác dụng lên dây dẫn AB có dòng điện chạy qua gọi là lực điện từ Hoạt động 3: Tìm hiểu chiều của điện từ - Dự đoán chiều của lực điện từ phụ thuộc vào yếu tố nào ? - GV hướng dẫn HS thảo luận cách tiến hành thí nghiệm kiểm tra và sửa sai nếu cần. -Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm - Đại diện nhóm nêu kết luận ở thí nghiệm - Qua thí nghiệm chúng ta rút ra kết luận gì ? àGiáo viên nhận xét, chốt lại kết luận . . -Hoạt động nhóm nêu dự đoán , cách làm thí nghiệm -Hoạt động nhóm làm thí nghiệm 1 :Nêu được kết luận . Khi đổi chiều dòng điện chạy qua dây dẫn AB thì chiều của lực điện từ thay đổi . -Nêu được kết luận của thí nghiệm 2 : Khi đổi chiều đường sức từ thì chiều lực điện từ thay đổi -Trao đổi và rút ra kết luận hoàn tất vào vở . II. Chiều của lực điện từ. Quy tắc bàn tay trái 1.Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào? a. Thí nghiệm ( SGK) b. Kết luận - Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ . Hoạt động 4: Tìm hiểu qui tắc bàn tay trái. ? Đọc thông báo mục 2 / 74 - GV treo hình 27.2, rèn HS hiểu rõ các bước của qui tắc + Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ vuông góc và có chiều hướng vào lòng bàn tay . + Quay bàn tay trái xung quanh 1 đường sức từ ở giữa lòng bàn tay để ngón tay giữa chỉ chiều dòng điện . + Choãi ngón tay cái vuông góc với ngón tay giữa. Lúc đó ngón tay cái chỉ chiều của lực điện từ ? Vận dụng qui tắc bàn tay trái đối chiếu với chiều chuyển động của dây dẫn AB. - Thu thập thông tin mục 2/74 . - Thu thập thông tin của giáo viên kết hợp với hình vẽ à nắm qui tắc bàn tay trái. -Vận dụng xác định chiều của lực điện từ và đối chiếu với chiều chuyển động của đoạn dây AB 2. Qui tắc bàn tay trái Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái chỗi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ Hoạt động 5: Vận dụng - Tổ chức HS trả lời C2, C3, C4 - GV thống nhất câu trả lời đúng - HS trả lời theo sự hướng dẫn của GV C2: Trong đoạn dây AB dòng điện có chiều đi từ B đến A C3: Đường sức từ của nam châm có chiều đi từ dưới lên . III. Vận dụng C2: Trong đoạn dây AB dòng điện có chiều đi từ B đến A C3: Đường sức từ của nam châm có chiều đi từ dưới lên . IV. CỦNG CỐ - Khi nào có lực điện từ? - Phát biểu qui tắc bàn tay trái? V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, làm bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài 28: Động cơ điện một chiều. Tuần: 16 Ngày soạn: 11/12/12 Tiết: 32 Ngày dạy: 14/12/12 BÀI 28 : ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều 2. Kĩ năng: - Giải thích được nguyên tắc hoạt động (về mặt tác dụng lực và chuyển hóa năng luợng) của động cơ điện một chiều. 3. Thái độ: - Trung thực, ham hiểu biết, yêu thích tìm hiểu hiện tượng vật lý II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Cc hình vẽ trong SGK 2. Học sinh Mỗi nhóm: 1 mô hình động cơ điện 1 chiều , 1 nguồn điện III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Khi nào có lực điện từ? - Phát biểu qui tắc bàn tay trái? 3. Tiến trình: GV TỔ CHỨC CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Đoàn tàu trong các công viên chạy rất êm, không nhả khói, không tốn xăng chạy được nhờ dịng điện. Làm thế nào mà dịng điện có thể làm quay động cơ? - HS suy nghĩ dự đoán câu trả lời Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo của động cơ điện 1 chiều - Phát mô hình động cơ điện 1 chiều cho các nhóm - Đọc SGK mục 1/76 kết hợp với mô hình + Chỉ ra các bộ phận của động cơ điện 1 chiều? - Giáo viên chỉ và chốt lại cấu tạo bằng hình vẽ - Hoạt động nhóm : Kết hợp SGK với mô hình nêu và hoàn tất cấu tạo của động cơ điện 1 chiều gồm :Khung dây dẫn ABCD. Nam châm. Bộ góp điện: gồm 2 thanh quét C1, C2 đưa dòng điện từ nguồn điện vào khung dây I. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện 1 chiều. 1. Các bộ phận chính của động cơ điện 1 chiều : - Khung dây dẫn ABCD. - Nam châm. - Bộ góp điện: 2 thanh quét C1, C2 đưa dòng điện từ nguồn điện vào khung dây. Hoạt động 3: Nghiên cứu nguyên tắc hoạt động của động cơ điện 1 chiều. - Đọc thông báo mục 2 – SGK? - GV cho HS dựa vào hình 28.1 làm C1? Cặp lực từ vừa vẽ có tác dụng gì đối với khung dây? - Làm C2 ? - Kiểm tra dự đoán ở C3 ? -Giáo viên theo dõi các nhóm làm và báo cáo kết quả thí nghiệm, cho biết dự đoán đúng hay sai . *Vậy động cơ điện 1 chiều có các bộ phận chính là gì? Nó hoạt động theo nguyên tắc nào? -Đọc thông báo mục 2 à Nắm nguyên tắc hoạt động của động cơ điện 1 chiều . - Cá nhân làm C1, C2, học sinh khác nhận xét à chốt lại kết quả đúng vào vở - Hoạt động nhóm làm C3. Đại diện nhóm báo cáo kết quả, so sánh với dự đoán ban đầu . - Trao đổi à Rút ra kết luận 2. Hoạt động của động cơ điện 1 chiều - Động cơ điện 1 chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. C1: Được biểu diễn trên hình 28.1. C2: Khung dây sẽ quay do tác dụng của 2 lực F1, F2. 3. Kết luận: (SGK) Hoạt động 4: Phát hiện sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện - Khi hoạt động, động cơ điện chuyển hoá năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Gợi ý : Khi có dòng điện chạy qua động cơ quay - Giáo viên giúp học sinh hoàn chỉnh nhận xét vào vở. - Qua gợi ý học sinh nêu nhận xét về sự chuyển hoá năng lượng trong động cơ điện: điện năng được chuyển hoá thành cơ năng III. Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện. Khi động cơ điện hoạt động, điện năng được chuyển hoá thành cơ năng Hoạt động 5: Vận dụng - Tổ chức HS trả lời C5, C6, C7 - GV thống nhất câu trả lời đúng C7 : Giáo viên gợi ý học sinh lấy thêm ví dụ về ứng dụng của động cơ điện 1 chiều: máy bơm nước, máy xay xát, máy tiện ... - HS trả lời theo sự hướng dẫn của GV C5: Ngược chiều kim đồng hồ. C6: Vì nam châm vĩnh cửu không tạo ra từ trường mạnh như nam châm điện C7: Máy bơm nước, máy xay xát, máy tiện ... III. Vận dụng C5: Ngược chiều kim đồng hồ. C6: Vì nam châm vĩnh cửu không tạo ra từ trường mạnh như nam châm điện C7: Máy bơm nước, máy xay xát, máy tiện .... IV. CỦNG CỐ - Nêu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều? - Khi hoạt động, động cơ điện chuyển hoá năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, làm bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay trái.

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 16.doc