Giáo án Vật lý 7 tuần 17, 18 - Trường THCS Lê Hồng Phong

BÀI 16 : TỔNG KẾT CHƯƠNG II : ÂM HỌC

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Ôn tập, củng cố lại kiến thức về âm thanh

 -Hệ thống hoá lại kiến thức của chương I và II

 2. Kĩ năng:

 - Luyện tập cách vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống

 3. Thái độ:

 - Học tập nghiêm túc,chuẩn bị bài ở nhà kỹ theo yêu cầu của GV

 II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: Chuẩn bị đề cương ôn tập

 2. Học sinh: Chuẩn bị phần tự kiểm tra

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số HS.

 2. Kiểm tra bài cũ. ( kiểm tra trong bài học )

 3. Tiến trình:

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 tuần 17, 18 - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 17 Ngaøy soaïn: 14/12/12 Tieát: 17 Ngaøy daïy: 17/12/12 BÀI 16 : TỔNG KẾT CHƯƠNG II : ÂM HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Ôn tập, củng cố lại kiến thức về âm thanh -Hệ thống hoá lại kiến thức của chương I và II 2. Kĩ năng: - Luyện tập cách vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống 3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc,chuẩn bị bài ở nhà kỹ theo yêu cầu của GV II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Chuẩn bị đề cương ôn tập 2. Học sinh: Chuẩn bị phần tự kiểm tra III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số HS. 2. Kiểm tra bài cũ. ( kiểm tra trong bài học ) 3. Tiến trình: GV TỔ CHỨC CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tự kiểm tra - Yêu cầu hs kiểm tra chéo phần tự kiểm tra trong nhóm theo sgk - Yêu cầu hs lần lượt hs phát biểu phần tự kiểm tra theo các câu - GV nhận xét thống nhất câu trả lời đúng - Kiểm tra chéo phần tự kiểm tra trong nhóm theo sgk - Hs phát biểu phần tự kiểm tra theo các câu - Chữa bài nếu sai I. Tự kiểm tra Hoạt động 2: Vận dụng - Yêu cầu hs làm câu 1,2,3 1. Bộ phận dao động phát ra âm trong những nhạc cụ: đàn ghita, kèn lá, sáo, trống? 2. Đánh dấu vào câu đúng 3. a) Dao động của các sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi phát ra tiếng to và tiếng nhỏ? b) Dao động của các sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi phát ra âm cao và âm thấp? - Câu 4 hs thảo luận theo nhóm theo sự gợi ý của GV + Cấu tạo của cái mũ nhà du hành? + Tại sao hai nhà du hành không nói chuyện trực tiếp được? Khi chạm mũ thì nói chuyện được, vậy âm truyền qua môi trường nào? - Yêu cầu hs làm Câu 5,6,7 - Cá nhân hs làm câu 1,2,3 1.Bộ phận dao động phát ra âm đàn ghita: dây đàn, kèn lá: lá, sáo: cột không khí trong sáo, trống: mặt trống 2. C 3. a) Dao động của các sợi dây đàn mạnh (yếu) có biên độ dao động lớn (nhỏ) phát ra tiếng to (nhỏ) b) Dao động của các sợi dây đàn nhanh (chậm), tần số dao động lớn (nhỏ) phát ra âm cao (thấp) - Thảo luận theo nhóm theo sự gợi ý của giáo viên + Cấu tạo của mũ nhà du hành kín bằng chất rắn + Hai nhà du hành không nói chuyện trực tiếp được vì giữa họ là chân không không truyền được âm. Khi chạm mũ thì nói chuyện được, âm đ truyền qua môi trường chất rắn - Cá nhân hs làm Câu 5,6,7 II. Vận dụng 1.Bộ phận dao động phát ra âm đàn ghita: dây đàn, kèn lá: lá, sáo: cột không khí trong sáo, trống: mặt trống 2. C 3. a) Dao động của các sợi dây đàn mạnh (yếu) có biên độ dao động lớn (nhỏ) phát ra tiếng to (nhỏ) b) Dao động của các sợi dây đàn nhanh (chậm), tần số dao động lớn (nhỏ) phát ra âm cao (thấp) 4. Cấu tạo của mũ nhà du hành kín bằng chất rắn Hai nhà du hành không nói chuyện trực tiếp được vì giữa họ là chân không không truyền được âm. Khi chạm mũ thì nói chuyện được, âm đ truyền qua môi trường chất rắn rắn Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ - Yêu cầu và tổ chức hs chơi trò chơi ô chữ - Gv kiểm tra và nhận xét - Hs chơi trò chơi ô chữ theo sự hướng dẫn của GV III. Trò chơi ô chữ IV CỦNG CỐ. - Đặc điểm chung của nguồn âm? - Âm trầm, bổng phụ thuộc vào yếu tố nào? - Độ to của âm phụ thuộc yếu tố nào? Đơn vị? Giới hạn độ to của âm để không ảnh hưởng tới sức khoẻ? - Âm truyền qua môi trường nào? Trong môi trường nào âm truyền tốt? - Âm phản xạ là gì? Khi nào nghe được tiếng vang của âm? - Nêu các phương án chống ô nhiễm tiếng ồn? * Gv ôn lại kiến thức phần quang học cho HS V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, làm bài tập - Chuẩn bị kiểm tra học kỳ I Tuần: 18 Ngày soạn: 16/12/12 Tiết: 18 Ngày dạy:19 /12/12 KIỂM TRA HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU 1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 17 theo PPCT (sau khi học xong bài 16: Tổng kết chương II: Âm học) 2. Đối với học sinh: - Kiến thức:HS nắm được các kiến thức cơ bản đã học. - Kĩ năng: Reøn luyeän thoùi quen trong hoïc taäp vaø thi cöû ñoái vôùi hoïc sinh. - Thái độ : Cẩn thận, chính xác, tích cực trong làm bài. 3. Đối với giáo viên: - Nhaèm ñaùnh giaù chaát löôïng hoïc taäp cuûa hoïc sinh hoïc kì I. - Định hướng phương pháp giảng dạy cho phù hợp. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (3/7) III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1. Bảng trọng số Nội dung Chủ đề Tổng tiết LT Số tiết thực dạy Trọng số Số câu Điểm số LT VD LT VD LT VD TN TL Tổng LT VD 1. Ánh sáng 4 4 2.8 1.2 20 9 3 2 4 1 2.5 2.0 0.5 2. Gương 4 3 2.1 1.9 15 13 1 1 0 2 3.5 1.5 2.0 3. Âm 6 6 4.2 1.8 30 13 5 4 8 1 4.0 3.0 1.0 Tổng 14 13 9.1 4.9 65 35 9 7 12 4 10 6.5 3.5 2. Cấu trúc: Đề gồm 2 phần: - Trắc nghiệm: 12 câu (3,0 điểm), mỗi câu 0,25 điểm chiếm 25%. - Tự luận: 4 câu (7,0 điểm) chiếm 70%. 3. Khung ma trận đề kiểm tra Nội dung Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Ánh sáng - Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng - Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. - Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì. . Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: bóng tối, bóng nửa tối, nhật thực, ... Số câu hỏi Số điểm Câu 7,8,14 2 điểm 20 % Câu 2,3 0.5 điểm 5 % 5 câu 2,5 điểm 25 % Gương - Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi chùm tia tới phân kì thành một chùm tia phản xạ song song. -Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và lớn hơn vật - Vẽ được ảnh của điểm sáng qua gương phẳng - Dựng được ảnh của một vật (dạng mũi tên) đặt trước gương phẳng Số câu hỏi Số điểm Câu 15 1,5 điểm 15 % Câu 16 2 điểm 20 % 2 câu 3,5 điểm 35 % Âm - Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp - Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn - Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không. - Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật. Vật dao động càng nhanh thì tần số dao động của vật càng lớn - Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn - Bằng quan sát và thực hành để phát hiện ra được bộ phận dao động phát ra âm: trong trống là mặt trống dao động - Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn. Số câu hỏi Số điểm Câu 1,5,10,11 1 điểm 10 % Câu 13 2 điểm 20 % Câu 4,6,9,12 1.0 điểm 10 % 4 câu 2.25 điểm 22.5 % Số câu hỏi Số điểm 7 câu 3 điểm 30 % 2 câu 3,5 điểm 35 % 6 câu 1.5 điểm 15 % 1 câu 2 điểm 20 % 16câu 10 điểm 100 % ĐỀ KIỂM TRA A. TRẮC NGHIỆM (3đ) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Câu 1. Vật nào dưới đây không được gọi là nguồn âm: A. Dây đàn dao động. B. Mặt trống dao động C. Chiếc sáo đang để trên bàn. D. Âm thoa dao động Câu 2. Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng là: A. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng. B. Mặt Trời– Mặt Trăng – Trái Đất. C. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng. D. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời Câu 3. Trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn có công suất lớn? Câu giải thích nào sau đây là đúng? A. Để cho học sinh không bị chói mắt. B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học. C. Để cho lớp học đẹp hơn. D. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài Câu 4. Người ta sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của đáy biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm truyền trong nước với vận tốc 1500m/s và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Độ sâu của đáy biển là: A. 1500 m B. 1500 km C. 750 m D. 750 km Câu 5. Âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ, phụ thuộc vào: A. Độ căng của mặt trống. B. Kích thước của rùi trống. C. Kích thước của mặt trống. D. Biên độ dao động của mặt trống. Câu 6. Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng làm vật ngăn cách âm giữa các phòng? A. Tường bê tông. B. Cửa kính hai lớp. C. Rèm treo tường. D. Cửa gỗ. Câu 7. Nội dung của định luật truyền thẳng của ánh sáng là: A. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo một đường thẳng. B. Trong mọi môi trường ánh sáng truyền theo một đường thẳng. C. Trong các môi trường khác nhau, đường truyền của ánh sáng có hình dạng khác nhau. D. Khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác, ánh sáng truyền theo một đường thẳng S R N I I N' i i' Câu 8. Cho hình vẽ biểu diễn định luật phản xạ ánh sáng. Nhìn vào hình vẽ ta thấy tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ và pháp tuyến là: A. Tia tới SI, tia phản xạ IR, pháp tuyến IN; góc tới i, góc phản xạ i’. B. Tia tới SI, tia phản xạ IR, pháp tuyến IN; góc phản xạ i, góc tới i’. C. Tia tới SI, tia phản xạ IN, pháp tuyến IR; góc tới i, góc phản xạ i’. D. Tia tới IN, tia phản xạ IR, pháp tuyến IS; góc tới i, góc phản xạ i’. Câu 9. Ta nghe được tiếng vang của âm thanh khi: A. Âm phát ra đến tai sau âm phản xạ B. Âm phát ra và âm phản xạ đến tai ta cùng một lúc. C. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ D. Âm phát ra nhỏ còn âm phản xạ rất lớn cùng truyền đến tai ta Câu 10. Trong lớp học sinh nghe thầy cô giảng bài thông qua môi trường truyền âm nào? A. Chất rắn B. Chất lỏng C. Chất khí D. Chân không Câu 11. Trong các bề mặt dưới đây, bề mặt của vật phản xạ âm tốt nhất là: A. Bề mặt của một tấm vải B. Bề mặt của một tấm kính C. Bề mặt gồ ghề của một tấm gỗ mềm D. Bề mặt của một miếng xốp. Câu 12. Khi ta nghe thấy tiếng trống, bộ phận dao động phát ra âm là: A. Dùi trống. B. Mặt trống. C. Tang trống. D. Viền trống. B. TỰ LUẬN (7đ) Câu 13. (2đ) Một vật dao động phát ra âm có tần số 10 Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 20 Hz. a) Vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm thấp hơn? b) Tính số dao động của hai vật trên trong một phút? Câu 14. (1.5đ) Nêu cách nhận biết ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì? Câu 15. (1.5đ) Nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi gương cầu lõm và tác dụng của gương cầu lõm? Câu 16. (2đ) Dựa vào tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của điểm sáng S và vật sáng AB đặt trước gương phẳng (hình vẽ)? Hình vẽ a) b) S A B ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM A. TRẮC NGHIỆM. (3đ) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Mỗi câu đúng được 0.25đ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C B D C D C A A B C B B B. TỰ LUẬN (7đ) 13. (2đ) Trả lời mỗi ý đúng được 0,5đ - Vật có tần số 20 Hz dao động nhanh hơn - Vật có tần số 10 Hz phát ra âm thấp hơn - Số dao động của vật có tần số 10 Hz trong một phút là: 10 . 60 = 600 (dao động) - Số dao động của vật có tần số 20 Hz trong một phút là: 20 . 60 = 1200 (dao động) 14. (1.5đ) Trả lời mỗi ý đúng được 0.5đ - Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. - Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng gặp nhau trên đường truyền của chúng. - Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng. 15. (1,5đ) Trả lời mỗi ý đúng được 0.5đ - Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật. - Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm. - Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. 16. (2đ) Vẽ đúng mỗi hình được 1 đ S S' A B' A' Tuần: 17 Ngày soạn: /12/12 Tiết: 33 Ngày dạy: /12/12 BÀI 30: BÀI TẬP VẬN DỤNG QUI TẮC BÀN TAY TRÁI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Vận dụng được qui tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ ( hoặc chiều dòng điện) khi biết 2 trong 3 yếu tố trên. 2. Kĩ năng: - Thực hành các bước giải bài tập định tính phần điện từ, cách suy luận lo gíc và biết vận dụng kiến thức vào thực tế 3. Thái độ: - Trung thực, nghiêm túc, tích cực II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Cc hình vẽ 30.2, 30.3 trong SGK 2. Học sinh: Mỗi nhóm: Cc hình vẽ 30.2, 30.3 trong SGK III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ( Kiểm tra 15 phút) Câu 1: (3đ) Phát biểu qui tắc nắm tay phải? Qui tắc này dùng để làm gì? Câu 2: (3đ) Phát biểu qui tắc bàn tay trái? Qui tắc này dùng để làm gì? Câu 3: (4đ) Nêu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều? ĐÁP ÁN Câu 1: (3đ) - (2đ) Phát biểu qui tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dịng điện chạy qua các vịng dy thì ngĩn tay ci chỗi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lịng ống dy. - (1đ) Qui tắc này dùng để chỉ chiều của đường sức từ trong lịng ống dy. Câu 2: (3đ) - (2đ) Phát biểu qui tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái chỗi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ - (1đ) Qui tắc này dùng để chỉ chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn. Câu 3: (4đ) - (2đ) Nguyên tắc cấu tạo của động cơ điện một chiều gồm : Khung dây dẫn ABCD. Nam châm. Bộ góp điện: gồm 2 thanh quét C1, C2 đưa dòng điện từ nguồn điện vào khung dây. - (2đ) Hoạt động của động cơ điện một chiều: Động cơ điện 1 chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. 3. Tiến trình: GV TỔ CHỨC CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Ta sẽ đi vận dụng qui tắc bàn tay trái để giải quyết 1 số dạng bài tập à Bài mới Hoạt động 2: Giải bài 2 ? Đọc đề bài 2 ? Kí hiệu + và . cho biết điều gì? - Giáo viên cho học sinh luyện cách đặt và xoay bàn tay trái theo qui tắc phù hợp với mỗi hình vẽ để tìm lời giải ? Biểu diễn kết quả trên hình vẽ đồng thời giải thích các bước thực hiện tương ứng với các phần a, b, c ? Nhận xét bài làm - Giáo viên nhận xét , nhắc nhở uốn nắm sai xót . - Đọc thông tin - Trả lời và làm bài vào vở + Dùng qui tắc bàn tay trái à Biểu diễn kết quả trên hình vẽ . + Thảo luận và nắm được qui tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ ( hoặc chiều dòng điện ) khi biết 2 trong 3 yếu tố trên . Bài 2 Xác định các yếu tố cịn thiếu trn hình vẽ Hoạt động 3: Giải bài 3 ? Làm C3 - Giáo viên gợi ý bài làm cho học sinh yếu khi gặp khó khăn ? Học sinh nhận xét à GV hướng dẫn thảo luận đi đến đáp án đúng - Giáo viên dùng mô hình khung dây đặt trong từ trường à học sinh hình dung mặt phẳng khung dây hình 30.3 ở vị trí nào tương ứng với khung dây mô hình . ? Biểu diễn chiều của lực điện từ . - Thu thập thông tin - Hoạt động cá nhân làm - Thảo luận à ghi kết quả đúng vào vở - Quan sát à Xác định chiều lực điện từ tác dụng lên các cạnh của khung dây . Bài 3 a) Biểu diễn lực tc dụng ln dy AB, CD trn hình vẽ b) Khung dây ABCD quay theo chiều ngược kim đồng hồ c) Để khung dây ABCD quay theo chiều ngược lại thì phải đổi chiều dịng điện hoặc chiều đường sức từ. Hoạt động 4: Vận dụng - Tổ chức HS trả lời các câu hỏi trong SBT - GV thống nhất câu trả lời đúng - HS trả lời theo sự hướng dẫn của GV - Chữa bài nếu sai. IV. CỦNG CỐ - Khi nào dùng qui tắc bàn tay trái? - Vận dụng qui tắc bàn tay trái để giải toán gồm các bước nào? V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, làm bài tập trong SBT. - Chuẩn bị các kiến thức để ôn tập. Tuần: 17 Ngày soạn: /12/12 Tiết: 34 Ngày dạy: /12/12 ƠN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Ôn và hệ thống hoá lại toàn bộ kiến thức đã học ở chương 1 và chương 2 trong học kì I 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích 1 số hiện tượng thực tế giải các dạng bài tập cơ bản ở chương I và chương II 3. Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Các câu hỏi ôn tập và 1 số dạng bài tập 2. Học sinh: Hệ thống kiến thức đ học III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong bài học 3. Tiến trình: Giáo viên tổ chức học sinh ôn lại, hệ thống các kiến thức đ học bằng cc cu hỏi v yu cầu học sinh trả lời: 1. Nêu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế? 2. Đặc điểm của đồ thị biểu diễn của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế? 3. Phát biểu nội dung của định luật ôm ? Viết công thức của định luật ôm ? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức đó? 4. Ý nghĩa của điện trở dây dẫn? Công thức xác định điện trở của dây dẫn? Đơn vị của điện trở? 5. Cho biết sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện, vật liệu của dây? 6. Viết công thức tính điện trở của dây dẫn. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức đó? 7. Biến trở là gì ? Kể tên các loại biến trở dùng trong đời sống và sản xuất ? 8. Phát biểu nội dung của định luật Jun – Len – Xơ ? Viết công thức của định luật ? Nêu tên, đơn vị các đại lượng trong công thức đó ? 9. Nêu mối quan hệ giữa đơn vị Jun ( J) và đơn vị calo ( cal) ? 10. Điện năng là gì ? Công của dòng điện được tính bởi công thức nào ? Phát biểu nội dung của công thức đó ? Nêu tên, đơn vị các đại lượng có trong công thức ? 11. Dụng cụ đo điện năng ? Đơn vị thường dùng của điện năng là gì ? Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết gì ? 12. Vì sao phải an toàn điện ? Các biện pháp tiết kiệm điện năng ? 13. Nêu đặc điểm, kí hiệu của nam châm vĩnh cửu ? Sự tương tác giữa nam châm ? 14. Nêu tác dụng từ của dòng điện ? Nêu đặc điểm và cách nhận biết từ trường ? 15. Từ phổ là gì ? Làm thế nào để thu được từ phổ 16.So sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau về sự nhiễm từ của sắt và thép ? Cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên 1 vật ? Ứng dụng của nam châm ? 19. Nêu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của động cơ điện 1 chiều ? Động cơ điện 1 chiều hoạt động dựa trên cơ sở nào ? 20. Dòng điện cảm ứng là gì ? Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì ? Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng ? Giáo viên cho học sinh tự trả lời câu hỏi ôn tập , nhận xét à Giáo viên nhận xét sửa sai khi cần thiết IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, ơn lại tồn bộ phần lý thuyết v xem lại cc dạng bi tập đ học …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 18 Ngày soạn: /12/12 Tiết: 35 Ngày dạy: /12/12 ƠN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Ôn và hệ thống hoá lại toàn bộ kiến thức đã học ở chương 1 và chương 2 trong học kì I 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích 1 số hiện tượng thực tế giải các dạng bài tập cơ bản ở chương I và chương II 3. Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Các câu hỏi ôn tập và 1 số dạng bài tập 2. Học sinh: Hệ thống kiến thức đ học III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong bài học 3. Tiến trình: Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức học sinh ôn lại, hệ thống các dạng bài tập liên quan đến kiến thức đ học * Dạng bài tập phần định luật ôm : + Tính I, U, R trong đoạn mạch mắc nối tiếp, song song, hỗn hợp + Đặc điểm về độ sáng của đèn . * Dạng bài tập xác định chiều dài, tiết diện, điện trở của dây . * Dạng bài tập phần định luật Jun – Len – Xơ . +Tính Q, t . * Dạng bài tập phần từ . + Vận dụng qui tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực điện từ hoặc chiều của dòng điện hoặc chiều của đường sức từ trong các trường hợp của dây dẫn thẳng . + Vận dụng qui tắc nắm tay phải để xác định của đường sức từ , hoặc chiều của dòng điện hoặc các cực của ống dây . * Dạng bài tập tính điện năng, công, công suất của dây điện . + Tính số điếm của công tơ điện . + Số tiền phải trả + Công, công suất của dòng điện Cho học sinh làm bài tập và sửa sai 1 số dạng bài tập cơ bản . Chú ý học sinh cách chuyển đổi đơn vị . Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh giải một số bài tập A B S N Bài 1 : a. Nam châm bị hút vào ống dây . b. Lúc đầu nam châm bị đẩy ra xa , sau đó nó xoay đi và khi cực bắc của nam châm hướng về phía đầu B của ống dây thì nam châm hút vào ống dây S N S N Bài 2 a.) b.) c.) Bài: 3 a. Lực F1 và F2 được biểu diễn như hình bên . b. Quay ngược chiều kim đồng hồ . c. Khi lực F1 , F2 có chiều ngược lại . Muốn vậy, phải đổi chiều dòng điện trong khung hoặc chiều từ trường . IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, ơn lại tồn bộ phần lý thuyết v cc dạng bi tập đ học. - Chuẩn bị các kiến thức để kiểm tra học kì I. Tuaàn: 18 Ngaøy soaïn: /12/12 Tieát: 36 Ngaøy daïy: /12/12 KIỂM TRA HỌC KÌ I I - MỤC TIÊU: 1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 35 theo PPCT 2. Mục đích: - Học sinh: Đánh giá việc nhận thức kiến thức về phần điện trở dây dẫn, định luật Ôm, công, công suất điện. Đánh giá kỹ năng trình bày bài tập vật lý. - Giáo viên: Biết được việc nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp. II - HÌNH THỨC KIỂM TRA: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL) III - THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: 1. Bảng trọng số Nội dung Tổng Tổng tiết Số tiết thực dạy Trọng số Số câu Điểm số Chủ đề tiết lý thuyết LT1 VD1 LT2 VD2 LT3 VD3 LT4 VD4 Tổng 1. Điện trở dây dẫn. Định luật Ôm 12 8 5.6 6.4 18.7 21.3 3 3.5 2 2 4.0 2. A và P. Định luật JunLenxơ 8 4 2.8 5.2 9.3 17.3 1.5 2.5 1 1.5 2.5 3. Từ trường 10 8 5.6 4.4 18.7 14.7 3 2.5 2 1.5 3.5 Tổng 30.0 20.0 14.0 16.0 46.7 53.3 7.5 8.5 5 5 10.0 2. Ma trận đề kiểm tra. Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL 1. Điện trở của dây dẫn. Định luật Ôm - Đồ thị biểu thị sự phụ thuộc của I vào U là đường thẳng đi qua gốc tọa độ trong hệ tọa độ IOU. - Giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy. - Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở, hệ thức của định luật Ôm - Vận dụng được định luật Ôm để giải một số bài tập đơn giản. - Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó. - Vận dụng được công thức R = và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan tới điện trở của dây dẫn. - Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần mắc hỗn hợp. Số câu hỏi C4 C1 C13 C2, 3, 7 16a 6.5 Số điểm 0.25 0.25 1.5 0.75 1.25 4 2. Công và công suất điện - Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Jun – Len-xơ. - Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi bếp điện, bàn là, … hoạt động. - Giải thích và thực hiện được việc sử dụng tiết kiệm điện năng. - Giải thích và thực hiện được việc sử dụng tiết kiệm điện năng Sử dụng thành thạo công thức Q = I2.R.t để giải được một số bài tập đơn giản có liên quan. Số câu hỏi 14a 6 5 14b 8 4 Số điểm 0.75đ 0.25đ 0.25đ 1đ 0.25đ 2.5đ 3.Từ trường - Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính. Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm. - Khi ngắt điện, lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép vẫn giữ được từ tính - Nêu được một số ứng dụng của nam châm điện và chỉ ra tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này. - Vận dụng được quy tắc bàn trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia. - Xác định được tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu, cuộn dây Số câu 15 9, 12 10,11 16b 5.5 Số điểm 1.5đ 0.5đ 0.5đ 1.0đ 3.5đ TS câu hỏi 2.5 5 8.5 10 TS điểm 2.5 2.5 5 10,0 3. Đề bài A. TRẮC NGHIỆM (3đ) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Câu 1. Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sẽ thay đổi? Tiết diện dây dẫn của biến trở. C. Chiều dài dây dẫn của biến trở. Điện trở suất của dây dẫn biến trở. D. Nhiệt độ của biến trở. Câu 2. Mắc một dây dẫn có R = 12Ω vào hiệu điện thế 3V thì cường độ dòng điện qua nó là: A. 36A. B. 4A. C. 2,5A. D. 0,25A. Câu 3. Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho: Tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn. Tính cản trở hiệu điện thế nhiều hay ít của dây dẫn. Tính cản trở electron nhiều hay ít của dây dẫn. D. Tính cản trở điện lượng nhiều hay ít của dây dẫn. Câu 4. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng: Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. B. Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ C. Một đường cong đi qua gốc tọa độ. D. Một đường cong không đi qua gốc tọa đ

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 1718.doc