BÀI 25: HIỆU ĐIỆN THẾ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được: giữa hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế.
- Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế
- Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy trong một mạch điện hở. Nêu được: khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy (còn mới) có giá trị bằng số vôn kế ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này.
2. Kĩ năng:
- Vẽ sơ đồ mạch điên, mắc vôn kế đúng quy tắc
3. Thái độ:
- Làm thí nghiệm nghiêm túc, báo cáo trung thực
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 tuần 30 - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30 Ngày soạn: 31/03/13
Tiết: 29 Ngày dạy: 02/04/13
BÀI 25: HIỆU ĐIỆN THẾ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được: giữa hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế.
- Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế
- Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy trong một mạch điện hở. Nêu được: khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy (còn mới) có giá trị bằng số vôn kế ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này.
2. Kĩ năng:
- Vẽ sơ đồ mạch điên, mắc vôn kế đúng quy tắc
3. Thái độ:
- Làm thí nghiệm nghiêm túc, báo cáo trung thực
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Một số loại pin và ắc quy , Tranh phómg to hình 25.2 ,25.3
2. Học sinh
Mỗi nhóm: 2 pin (1,5 V) ,1 vôn kế , 1bóng đèn , 1 ampe kế , 1 công tắc , 7 đoạn dây nối
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số HS.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu mối liên hệ giữa tc dụng của dịng điện với số chỉ của ampe kế?
- Nêu đơn vị đo cường độ dịng điện là gì.
- Sử dụng dụng cụ gì để đo cường độ dịng điện?
3. Tiến trình:
GV TỔ CHỨC CÁC HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
- Đưa ra trước lớp 1 cục pin, giới thiệu cho hs pin là 1 nguồn điện, quan sát pin ta thấy nhiều pin có hình dáng khác nhau xong đều có ghi số ví dụ 1,5V. Kí hiệu V ở đây là vôn ,vậy vôn là gì ? = > ta nghiên cứu bài 25
-Nghe nội dung GV thông báo
- Có thể đề xuất phương án giải quyết
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiệu điện thế
- Cho hs làm việc cá nhân tìm hiểu về hiệu điện thế
? Hiệu điện thế có ở đâu?
? Hiệu điện thế kí hiệu như thế nào?
? Đơn vị hiệu điện thế là gì?
- Yêu cầu HS hoàn thành câu C1
- Thông báo cho hs biết hiệu điện thế giữa hai lỗ của ổ lấy điiện trong gia đình là 220V
- Làm việc cá nhân nghiên cứu tài liêu SGK và trả lời
- Nguồn điện tạo ra giữa hai cực cuả nó một hiệu điện thế
- Hiệu điện thế kí hiệu bằng chữ U
- Đơn vị hiệu điện thế là vôn (V), milivôn (mV).
C1: + Pin tròn 1,5V
+Ac quy của xe máy 6V hoặc 12V
+ Giữa 2 lỗ của ổ lấy điện gia đình là 220V
I. Hiệu điện thế
- Nguồn điện tạo ra giữa 2 cực cuả nó 1 hiệu điện thế
- Hiệu điện thế kí hiệu bằng chữ U
- Đơn vị hiệu điện thế là vôn kí hiệu là V ;
milivôn kí hiệu mV.
1mV= 0,001 V ;
1kV =1000V
C1: + Pin tròn 1,5V
+ Ac quy của xe máy 6V hoặc 12V
+ Giữa 2 lỗ của ổ lấy điện gia đình là 220V
Hoạt động 3: Tìm hiểu vôn kế
- Y/c hs đọc SGK và trả lời vôn kế là gì ?
- Y/c hs đọc SGK, thảo luận nhóm trả lời C2 gồm mục 1,2,3,4,5
Ơ mục 3,4 và 5 cho hs dùng vôn kế thật . Yêu cầu HS đọc GHĐ và ĐCNN của vôn kế nhóm em, nhận biết chốt dương, chốt âm và chốt điều chỉnh kim của vôn kế
- Vôn kế là dụng cụ để đo hiệu điện thế
C2:- Vôn kế hình 25.2a, 25.2b dùng kim chỉ thị
- Vôn kế hình 25.2c hiện số
Vôn kế
GHĐ
ĐCNN
H25.2a
300V
25V
H 25.2b
20V
2,5V
- Một chốt của vôn kế có ghi dấu (+) -> cực dương; 1 chốt của vôn kế có ghi dấu (-) -> cực âm
II. Vôn kế
Vôn kế là dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế
C2: :- Vôn kế hình 25.2a, 25.2b dùng kim chỉ thị
- Vôn kế hình 25.2c hiện số
Vôn kế
GHĐ
ĐCNN
H25.2a
300V
25V
H 25.2b
20V
2,5V
- Một chốt của vôn kế có ghi dấu (+) -> cực dương; 1 chốt của vôn kế có ghi dấu (-) -> cực âm
Hoạt động 4: Đo hiêu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện khi mạch hở
- Y/c các nhóm trưởng nhận dụng cụ thí nghiệm và nghiên cứu hình 25.3 SGK
- Nghiên cứu SGK, làm việc theo nhóm, tiến hành làm thí nghiệm, thảo luận trả lời C3
C3: Số chỉ của vôn kế bằng số ghi trên vỏ nguồn điện
III. Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch hở
C3 : Số chỉ của vôn kế bằng số ghi trên vỏ của nguồn điện
Hoạt động 5: Vận dụng
- Y/c hs làm việc cá nhân trả lời C4,C5,C6 .
C4: Đổi đơn vị cho các giá trị?
C5: a. Dụng cụ này được gọi là gì? kí hiệu nào trên dụng cụ cho biết điều đó?
b. GHĐ và ĐCNN của dụng cụ?
c. Kim của dụng cụ ở vị trí (1) chỉ giá trị bao nhiêu?
d. Kim của dụng cụ ở vị trí (2) chỉ giá trị bao nhiêu?
C6: Vôn kế nào là phù hợp nhất để đo hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi nguồn điện có số vôn ghi trên vỏ?
C4: a . 2,5V=2500mV; b .6kV=6000V
c . 110V=0,110kV
d . 1200mV=1,200V
C5: a. Dụng cụ này được gọi là vôn kế , kí hiệu là V trên dụng cụ cho biết điều đó
b. Dụng cụ này có GHĐ là 45V và ĐCNN là 1V
c. Kim của dụng cụ ở vị trí (1) chỉ giá trị 3V
d. Kim của dụng cụ ở vị trí (2) chỉ giá trị 42V
C6: Vôn kế phù hợp nhất nguồn điện có số vôn ghi trên vỏ
2. GHĐ 5V a.1,5V
3. GHĐ 10V b.6V
1. GHĐ 20V c.12V
IV. Vận dụng
C4: a . 2,5V=2500mV b . 6kV=6000V
c . 110V=0,110kV
d . 1200mV=1,200V
C5: a. Dụng cụ này được gọi là vôn kế , kí hiệu là V trên dụng cụ cho biết điều đó
b. Dụng cụ này có GHĐ là 45 V và ĐCNN là 1V
c. Kim của dụng cụ ở vị trí (1) chỉ giá trị 3V
d. Kim của dụng cụ ở vị trí (2) chỉ giá trị 42V
C6: Vôn kế phù hợp nhất nguồn điện có số vôn ghi trên vỏ
2. GHĐ 5V a.1,5V
3. GHĐ 10V b.6V
1. GHĐ 20V c.12V
IV. CỦNG CỐ
- Số vôn ghi trên vỏ của pin có ý nghĩa gì ?
- Dụng cụ nào để đo hiệu điện thế, đơn vị hiệu điện thế ?
- Tìm hiểu phần “ cĩ thể em chưa biết”
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài, làm bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài 26: Hiệu điện thếgiữa hai đầu dụng cụ dùng điện
Tuần: 30 Ngày soạn: 30 /03/13
Tiết: 57 Ngày dạy: 01/04/13
BÀI 49: MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm của mắt cận và cách sửa.
- Nêu được đặc điểm của mắt lão là cách sửa.
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức quang học để hiểu được cách khắc phục tật về mắt
3. Thái độ:
- Trung thực, cẩn thận, nghiêm túc, yêu thích tìm hiểu hiện tượng vật lý
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: phiếu học tập C4, C6 cho các nhóm
2. Học sinh
Mỗi nhóm: Một kính cận, một kính lão
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nu cc bộ phận chính của mắt v vai trị của cc bộ phận đó?
- Trình bày điểm giống nhau giữa mắt và máy ảnh?
3. Tiến trình:
GV TỔ CHỨC CÁC HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
- Một bạn bị cận thị có thể đeo kính của ông được không?
Vậy kính của ông khác kính của chấu như thế nào?
- HS suy nghĩ dự đoán câu trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu tật cận thị và cách khắc phục
- Yêu cầu học sinh làm C1, gọi 2 học sinh phát biểu
- Yêu cầu học sinh làm C2.
? Mắt cận nhìn được những vật ở xa hay gần mắt? Điểm cực viễn Cv ở xa hay gần hơn mắt bình thường?
- Hướng dẫn học sinh làm C3. Yêu cầu học sinh đọc SGK vẽ hình trả lời câu hỏi:
+ Anh của vật qua kính cận nằm ở khoảng nào?
+ Nếu không đeo kính mắt có nhìn thấy vật không? Vì sao?
+ Kính cận là loại kính gì?
+ Người đeo kính cận với mục đích gì? Kính cận thích hợp với mắt có f như thế nào? Rút ra kết luận.
- Triệu chứng 1,3 ,4 của tật cận thị
- Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa mắt. Điểm cực viễn Cv gần hơn mắt bình thường.
- Phần rìa dy hơn phần giữa là thấu kính phân kì
- HS trả lời câu hỏi:
+ Anh của vật qua kính cận nằm ở khoảng Cc Cv
+ Nếu không đeo kính mắt không nhìn thấy vật không vì nằm ngoài khoảng Cc Cv
+ Kính cận là TKPK, người cận thị phải đeo kính để nhìn rõ các vật ở xa mắt. Kính cận thích hợp có tiêu điểm trùng với điểm CV của mắt.
I. Mắt cận
1. Những biểu hiện của tật cận thị
- Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa mắt. Điểm cực viễn Cv gần hơn mắt bình thường.
2. Cách khắc phục tật cận thị
Kết luận: Kính cận là thấu kính phân kì, người cận thị phải đeo kính để nhìn rõ các vật ở xa mắt. Kính cận thích hợp có tiêu điểm trùng với điểm CV của mắt.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tật của mắt lão và cách khắc phục
+ Mắt lão thường gặp ở người có tuổi như thế nào?
+ Cực cận so với mắt bình thường như thế nào?
- Gọi 1 học sinh trả lời C5 và học khác lên bảng vẽ hình C6
+ Anh của vật qua TKHT nằm ở gần hay xa mắt.
+ Mắt lão không đeo kính có nhìn thấy vật không?
- Rút ra kết luận?
- Mắt lão thường gặp ở người già
- Điểm cực cận của mắt lão xa hơn so với mắt bình thường
- Học sinh trả lời C5 và học khác lên bảng vẽ hình C6
+ Anh của vật qua TKHT nằm xa mắt
- Mắt lão không đeo kính không nhìn thấy vật.
- Kính lão là thấu kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính để nhìn rõ các vật ở gần mắt như bình thường
II. Mắt lão
1. Những đặc điểm của mắt lão
- Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa nhưng không nhìn rõ các vật ở gần như hồi còn trẻ.
- Điểm cực cận của mắt lão xa hơn so với mắt bình thường
2. Cách khắc phục mắt lão
- Kính lão là thấu kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính để nhìn rõ các vật ở gần mắt như bình thường.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Tổ chức HS trả lời C7, C8
- GV thống nhất câu trả lời đúng C7: Nêu cách kiểm tra kính của bạn em và kính của người già là TKHT hay TKPK?
C8: Mắt bình thường có khoảng cực cận như thế nào so với mắt cận thị và mắt người già?
- HS trả lời theo sự hướng dẫn của GV
C7: TKHT: phần rìa mỏng hơn phần giữa
TKPK: phần giữa mỏng hơn phần rìa
C8: Mắt bình thường có
OCc dài hơn mắt cận thị
OCc ngắn hơn mắt người già
III. Vận dụng
C7: TKHT: phần rìa mỏng hơn phần giữa
TKPK: phần giữa mỏng hơn phần rìa
C8: Mắt bình thường có
OCc dài hơn mắt cận thị
OCc ngắn hơn mắt người già
IV. CỦNG CỐ
- Nêu đặc điểm của mắt cận và cách sửa?
- Nêu c đặc điểm của mắt lão là cách sửa?
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài, làm bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài 50: Kính lúp
Tuần: 30 Ngày soạn: 02/04/13
Tiết: 58 Ngày dạy: 04/04/13
BÀI 50 : KÍNH LÚP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát các vật nhỏ.
- Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn
2. Kĩ năng:
- Tìm tòi ứng dụng kĩ thuật trong đời sống qua bài kính lúp
3. Thái độ:
- Nghiên cứu nghiêm túc, trung thực, chính xác
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Kính lúp có độ bội giác khác nhau
2. Học sinh
Mỗi nhóm: 1 – 2 kính lúp có độ bội giác khác nhau
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách khắc phục
3. Tiến trình:
GV TỔ CHỨC CÁC HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
- Người thợ sửa chữa đồng hồ thường đeo cái gì trước mắt?
- Kính lp l gì?
- Kính lúp
- HS dự đoán câu trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu kính lúp là gì?
- Yêu cầu học sinh đọc tài liệu trả lời các câu hỏi:
+ Kính lúp là gì? Trong thực tế em đã thấy kính lúp trong trường hợp nào?
- Giải thích số bội giác
+ Mối quan hệ giữa bội giác và tiêu cự như thế nào?
- Đưa cho học sinh quan sát các kính lúp khác nhau và trả lời các câu C1,C2
- Nhận xét câu trả lời rút ra kết luận
- Học sinh đọc tài liệu trả lời các câu hỏi
- Kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn. Em đã thấy kính lúp trong sửa chữa đồng hồ
- Số bội giác ( kí hiệu G )
- Số bội giác và tiêu cự f có hệ thức G = 25/ f
- HS quan sát các kính lúp khác nhau trả lời C1,C2
C1: Kính lúp có số bội giác càng lớn tiêu cự càng ngắn.
C2: f = 25/ G = 25/1,5
= 16,7 cm
I. Kính lúp là gì?
1. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
- Mỗi kính lúp có một số bội giác ( kí hiệu G ) được ghi bằng con số như: 2X, 3X, 5X …
- Số bội giác và tiêu cự f có hệ thức G = 25/ f
C1: Kính lúp có số bội giác càng lớn tiêu cự càng ngắn.
C2: f = 25/ G = 25/1,5 = 16,7 cm
2. Kết luận (SGK)
Hoạt động 3: Nghiên cứu cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp.
- Yêu cầu học sinh dùng kính lúp quan sát một vật nhỏ như xác con kiến, con ong. Thảo luận trả lời câu C3,C4
- Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ hình.
- Từ câu trả lời trên em có rút ra kết luận gì?
- Học sinh tiến hành dùng kính lúp quan sát một vật nhỏ, thảo luận trả lời câu C3,C4
C3: Qua kính cho ảnh ảo to hơn vật. ( hình50.2)
C4: Đặt vật trong khoảng tiêu cự của thấu kính
- Vật đặt trong khoảng tiêu cự của kính lúp thu được ảnh ảo lớn hơn vật
II. Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp
1. Thí nghiệm quan sát
C3: Qua kính cho ảnh ảo to hơn vật. ( hình50.2)
C4: Đặt vật trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
2. Kết luận
- Vật đặt trong khoảng tiêu cự của kính lúp thu được ảnh ảo lớn hơn vật
Hoạt động 4: Vận dụng
- Tổ chức HS trả lời C5, C6
C5: Hy kể một số trường hợp trong thực tế đời sống và sản xuất phải sử dụng kính lúp?
C6:Hy đo tiêu cự của một kính lúp có số bội giác đ biết v nghiệm lại hệ thức giữa G v f?
- GV thống nhất câu trả lời đúng
- HS trả lời theo sự hướng dẫn của GV
C5: Trong thực tế đời sống và sản xuất phải sử dụng kính lúp là: Đọc những chữ viết nhỏ, quan sát chi tiết nhỏ trong các đồ vật như đồng hồ…., qua sát chi tiết nhỏ trong các con vật như con kiến, muỗi
III. Vận dụng
C5: Trong thực tế đời sống và sản xuất phải sử dụng kính lúp là: Đọc những chữ viết nhỏ, quan sát chi tiết nhỏ trong các đồ vật như đồng hồ…., qua sát chi tiết nhỏ trong các con vật như con kiến, muỗi….
IV. CỦNG CỐ
- Kính lúp là gì?
- Số bội giác của kính lúp là gì?
- Ảnh của một vật qua kính lúp có tính chất gì?
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài, làm bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài 51: Bi tập quang hình học
File đính kèm:
- giao an tuan 30.doc