Giáo án Vật lý 7 tuần 31 - Trường THCS Lê Hồng Phong

BÀI 26: HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ ĐIỆN

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín.

Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.

 - Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó

 2. Kĩ năng

 - Biết chọn và mắc vôn kế để đo hiệu điện thế

 3. Thái độ

 - Làm thí nghiệm nghiêm túc, báo cáo trung thực

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên:

 - Tranh phóng to các hình SGK

 - Bảng phụ để ghi kết quả thí nghiệm của các nhóm, bảng phụ chép câu hỏi C8

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 tuần 31 - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31 Ngày soạn: 07/04/13 Tiết: 30 Ngày dạy: 09/04/13 BÀI 26: HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín. Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. - Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó 2. Kĩ năng - Biết chọn và mắc vôn kế để đo hiệu điện thế 3. Thái độ - Làm thí nghiệm nghiêm túc, báo cáo trung thực II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Tranh phóng to các hình SGK - Bảng phụ để ghi kết quả thí nghiệm của các nhóm, bảng phụ chép câu hỏi C8 2. Học sinh: Mỗi nhóm: 2 pin (1,5 V) , 1vôn kế ,1ampe kế , 1 bóng đèn pin ,1 công tắc, dây dẫn III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số HS. 2. Kiểm tra bài cũ. - Số vôn ghi trên vỏ của pin có ý nghĩa gì ? - Dụng cụ nào để đo hiệu điện thế, đơn vị hiệu điện thế ? 3. Tiến trình: GV TỔ CHỨC CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới Cho hs quan sát bóng đèn 220V gọi 1 hs đọc số ghi trên bóng đèn. Hỏi các em có biết ý nghĩa của con số này là như thế nào không? = > ta sẽ tìm câu trả lời trong bài học hôm nay - Nghe nội dung GV thông báo - Có thể đề xuất phương án giải quyết Hoạt động 2: Làm thí nghiệm 1 đo hiệu điện thế giữa 2 đầu của bóng đèn - Y/c hs quan sát hình 26.1, nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm , thảo luận nhóm trả lời C1 - Quan sát hình, tiến hành thí nghiệm thảo luận trả lời C1 C1: Giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch điện có hiệu điện thế bằng 0 I. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn 1. Bóng đèn chưa được mắc vào mạch điện C1 Giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch có hiệu điện thế bằng 0 Hoạt động 3: Đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi mắc vào mạch điện - Từ két quả thí nghiệm 1 thông báo cho hs bóng đèn cũng như các thiết bị điện khác không tự nó tạo ra hiệu điện thế giữa hai đầu của nó - Hỏi: để bóng đèn sáng ta phải làm gì ? - Y/c các nhóm nghiên cứu sơ đồ và tiến hành thí nghiệm 2 - Từ kết quả thí nghiệm y/c hs trả lời C2 - Từ thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 y/c hs trả lời C3 - HS nghe thông báo - Mắc vào hai đầu bóng đèn 1 nguồn điện - Tiến hành thí nghiệm 2 theo hướng dẫn của GV - HS đọc kết quả thí nghiệm C3: - Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì không có dòng điện - Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn / nhỏ thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn càng lớn /nhỏ 2. Bóng đèn được mắc vào mạch điện C2: C3 : - Hiệu điện thế giữa hai đầu của bóng đèn bằng không thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn - Hiệu điện thế giữa hai đầu của bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa của hiệu điện thế định mức - Y/c hs đọc thông báo mục sau C3 - Y/c hs làm việc cá nhân trả lời C4 - Đọc thông tin SGK , làm việc cá nhân trả lời C4 C4: Có thể mắc bóng đèn này ở hiệu điện thế 2,5 V để nó không bị hỏng C4: Có thể mắc bóng đèn này ở hiệu điện thế 2,5 V để nó không bị hỏng Hoạt động 5: Tìm hiểu sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mực nước - Y/c hs quan sát hình 26.3 , đọc C5 - Phát dụng cụ và y/c các nhóm tiến hành làm thí nghiệm - Dựa vào kết quả thí nghiệm y/c các nhóm thảo luận trả lời C5 - Hs quan sát hình 26.3 , đọc C5 - Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm C5: a. Khi có sự chênh lệch mực nước giữa 2 điểm A và B thì có dòng nước chảy từ A tới B b. Khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn c. Máy bơm nước tạo ra sự chênh lệch mực nước tương tự nguồn điện tạo ra hiệu điện thế II. Hiện tượng giữa hiệu điện thế và chênh lệch mức nước C5: a. Khi có sự chênh lệch mực nước giữa 2 điểm A và B thì có dòng nước chảy từ A tới B b. Khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn c. Máy bơm nước tạo ra sự chênh lệch mực nước tương tự nguồn điện tạo ra hiệu điện thế Hoạt động 6: Vận dụng - Y/c hs làm việc cá nhân trả lời C6, C7, C8 - GV thống nhất câu trả lời đúng - Trả lời câu hỏi GV đặt ra C6:C. Giữa hai đầu của bóng đèn pin được tháo rời khỏi đèn pin C7: A.Giữa hai điểm Avà B C8: Vôn kế trong sơ đồ C III. Vận dụng C6:C. Giữa hai đầu của bóng đèn pin được tháo rời khỏi đèn pin C7:A Giữa hai điểm A vàB C8: Vôn kế trong sơ đồ C IV. CỦNG CỐ - Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch điện là bao nhiêu ? - Bóng đèn đang sáng bình thường , muốn cho nó sáng mạnh hơn hoặc sáng yếu hơn thì ta phải làm như thế nào ? - Một bóng đèn ghi 6V .Hỏi có thể mắc bón vào hiệu điện thế là bao nhiêu để nó không bị hỏng ? - Y/c hs nhắc lại phần ghi nhớ - Tìm hiểu phần “ cĩ thể em chưa biết” V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, làm bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp Tuần: 31 Ngày soạn: 06/04/13 Tiết: 59 Ngày dạy: 08/04/13 BÀI 51: BÀI TẬP QUANG HÌNH HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Vận dụng kiến thức để giải các bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về thấu kính và các dụng cụ quang học đơn giản. 2. Kĩ năng: - Giải các bài tập về quang hình học 3. Thái độ: - Trung thực, cẩn thận, chính xác II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - 1 bình chứa nước 2. Học sinh - Kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về thấu kính và các dụng cụ quang học đơn giản. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Kính lúp là gì? Số bội giác của kính lúp là gì? - Ảnh của một vật qua kính lúp có tính chất gì? 3. Tiến trình: GV TỔ CHỨC CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Để giúp các em giải các bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về thấu kính và các dụng cụ quang học đơn giản Hoạt động 2: Giải bài 1 -Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm, tìm vị trí đặt mắt sao chovừa vặn che hết đáy + Đổ nước vào quan sát xem có thấy điểm O không? + Tại sao mắt nhìn thấy A + Tại sao đổ nước vào bình mắt lại nhìn thấy điểm O - Gọi học sinh lên bảng vẽ hình và làm vào vở. - Tiến hành thí nghiệm, tìm vị trí đặt mắt sao chovừa vặn che hết đáy. + Đổ nước vào quan sát không xem thấy điểm O - Vì có ánh sáng từ A truyền vào mắt. - Vì hiện tượng khúc xạ ánh sáng - Vẽ hình và làm vào vở. Bài tập 1: - Đổ nước vào quan sát không xem thấy điểm O - Mắt nhìn thấy A vì có ánh sáng từ A truyền vào mắt - Đổ nước vào bình mắt lại nhìn thấy điểm O vì hiện tượng khúc xạ ánh sáng Hoạt động 3: Giải bài 2 - Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ hình, giáo viên hướng dẫn cách chọn tỉ lệ. - Quan sát tổ chức học sinh tự làm ra giấy nnháp và nhận xét bài làm của bạn - Từng HS đọc kỹ đề bài để ghi nhớ những dữ kiện đã cho và yêu cầu mà đề bài đòi hỏi. - Từng HS vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ các kích thước mà đề bài đã cho . - Đo chiều cao của ảnh và chiều cao của vật trên hình vẽ rồi tính. Bài tập 2: OA = d = 12cm 0F = f = 16cm Xét tam giác ABO, A’B’O A’B’/AB = OA’/OA = h’/h Xét tam giác OIF’, A’B’F’ A’B’/ OI = A’B’/ 0I = A’F’/ 0F = (OA’- 0F’) /0F’ (2) Ta có: 0A’= 48cm. vậy h’=3h Hoạt động 4: Giải bài 3 - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: + Đặc điểm chính của mắt cận là gì? + Người càng cận nặng thì CV càng ngắn hay dài? + Cách khắc phục. + Khi đeo kính ảnh của vật hiện lên trong khoảng nào? - Trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra - Mắt cận chỉ nhìn r những vật ở gần - Người càng cận nặng thì CV càng ngắn - Đeo kính cận là TKPK - Khi đeo kính ảnh của vật hiện lên trong khoảng CCCV Bài tập 3: CVH = 40cm CVB = 60cm a. Hoà cận nặng hơn bình. b. Kính Hoà và Bình đeo là TKPK. Kính thích hợp có điểm cực viễn trùng với F. fH < fB Hoạt động 5: Vận dụng - Tổ chức HS trả lời các câu hỏi trong SBT khi HS yêu cầu - GV thống nhất câu trả lời đúng - HS trả lời theo sự hướng dẫn của GV IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, làm bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu Tuần: 31 Ngày soạn: 08/04/13 Tiết: 60 Ngày dạy: 11/04/13 BÀI 52: ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Kể tên được 1 vài nguồn phát ra ánh sáng trắng thông thường, nguồn phát ra ánh sáng màu - Nêu được tác dụng của tấm lọc ánh sáng màu 2. Kĩ năng: - Quan sát, làm thí nghiệm với ánh sáng trắng, ánh sáng màu 3. Thái độ: - Say mê nghiên cứu hiện tượng ánh sáng được ứng dụng trong thực tế II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Đèn LED, đèn phóng điện, bút la de, đèn phát ra ánh sáng đỏ xanh, 1 bộ lọc màu 2. Học sinh Mỗi nhóm: + Đèn LED, đèn phóng điện, bút la de. + Đèn phát ra ánh sáng đỏ xanh. + 1 bộ lọc màu. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Tiến trình: GV TỔ CHỨC CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Ánh sáng trắng, ánh sáng màu có ở đâu? Được tạo ra như thế nào? - HS suy nghĩ dự đoán câu trả lời Hoạt động 2: Tìm hiểu nguồn ánh sáng trắng và nguồn ánh sáng màu - Yêu cầu học sinh đọc tài liệu quan sát vào dây tóc bóng đèn và đặt câu hỏi: + Nguồn sáng là gì? + Nguồn sáng trắng là gì? Lấy ví dụ. + Nguồn phát ra ánh sáng mầu là gì? + Kính của đèn la de có mầu gì? + Khi có dòng điện chạy qua các đèn phát ra ánh sáng mầu gì? - Đọc thông tin, trả lời. - Là vật tự phát ra ánh sáng - Là vật phát ra ánh sáng trắng Như: đèn, mặt trời, … - Là vật phát ra ánh sáng màu Như: vàng, lục, lam. - Kính của đèn la de có màu đỏ + Khi có dòng điện chạy qua các đèn phát ra ánh sáng mầu trắng, vàng, đỏ, xanh, ... I. Nguồn phát ra ánh sáng trắng và nguồn phát ra ánh sáng mầu. 1. Các nguồn phát ra ánh sáng trắng - Mặt trời ( trừ lúc bình minh và hoàng hôn). - Các đèn dây đốt khi nóng sáng bình thường. - Các đèn ống. 2. Các nguồn phát ánh sáng mầu. Ví dụ: đèn LED, bút lade, đèn hàn, bếp ga Hoạt động 3: Nghiên cứu cách tạo ra ánh sáng mầu bằng kính lọc mầu - Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm: a. Chiếu chùm sáng trắng qua tấm lọc mầu đỏ" được ánh sáng mầu... b. Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc mầu đỏ" được ánh sáng mầu… c. Thay tấm lọc mầu đỏ bằng tấm lọc mầu xanh" được ánh sáng mầu…. - Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm và phát biểu - Tấm lọc mầu đỏ truyền ánh sáng đỏ đi qua thì có hấp thụ ánh sáng đỏ không? - Làm thí nghiệm quan sát và trả lời câu hỏi a. Chiếu chùm sáng trắng qua tấm lọc mầu đỏ" được ánh sáng mầu đỏ b. Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc mầu đỏ" được ánh sáng mầu đỏ c. Thay tấm lọc mầu đỏ bằng tấm lọc mầu xanh" được ánh sáng mầu xanh - Học sinh làm thí nghiệm Từ đó rút ra kết luận. - Trao đổi nhóm rút ra nhận xét: Tấm lọc mầu đỏ không hấp thụ ánh sáng đỏ II. Tạo ra ánh sáng mầu bằng tấm lọc mầu. 1. Thí nghiệm. 2. Các thí nghiêm tương tự. 3. Rút ra kết luận. SGK Hoạt động 4: Vận dụng - Tổ chức HS trả lời C3, C4 C3: Ánh sáng màu đỏ, vàng ở các đèn sau và đèn báo của xe máy được tạo ra như thế nào? C4: Bể nước có thành trong suốt đựng nước màu có thể coi như dụng cụ nào? - GV thống nhất câu trả lời đúng - HS trả lời theo sự hướng dẫn của GV C3: Bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua vỏ nhựa màu đỏ hay vàng. C4: Bể nước có thành trong suốt đựng nước màu có thể coi là tấm lọc mầu III. Vận dụng C3: Bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua vỏ nhựa màu đỏ hay vàng. C4: Bể nước có thành trong suốt đựng nước màu có thể coi là tấm lọc mầu IV. CỦNG CỐ - Kể tên 1 vài nguồn phát ra ánh sáng trắng, nguồn phát ra ánh sáng màu? - Nêu tác dụng của tấm lọc ánh sáng màu? V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, làm bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 31.doc