Giáo án Vật lý 8 Bài 01: Chuyển động cơ học

Bài 1 Tiết 1

Tuần 1

Ngày dạy:

1. Mục tiêu:

1.1Kiến thức:

- Học sinh biết:

Nêu được những VD về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày. Những VD về tính tương đối của chuyển động và đứng yên.

 - Học sinh hiểu:Các dạng chuyển động cơ học thường gặp như:chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.

1.2 Kỹ năng:

- Rèn cho HS kỹ năng quan sát, thảo luận nhóm.

1.3 Thái độ:

- HS cần nghiêm túc, cẩn thận.

- Có tinh thần hợp tác trong nhóm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 Bài 01: Chuyển động cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I CƠ HỌC GV :Giới thiệu nội dung cần tìm hiểu trong chương. 1. Kiến thức - Mô tả chuyển động cơ học và tính tương đối của chuyển động. -Chuyển động là gì? Đứng yên là gì? - Thế nào là chuyển động không đều và chuỵển động đều ? - Lực có quan hệ với vận tốc như thế nào? - Aùp suất là gì? Aùp suất gây ra bởi chất rắn ,chất lỏng ,áp suất khí quyển có gì kác nhau? -Lực đẩy Ac-Si-Méc là gì? -Công suất đặc trưng cho tính chất nào của việc thực hiện công - Công cơ học làù gì? 2. Kỹ năng. - Nêu ví dụ về chuyển động thẳng đều, chuyển động cong. - Giải thích được một số hiện tượng tăng giảm áp suất trong đời sống hằng ngày. - Biết vận tốc là đại lượng biểu diễn sự nhanh, chậm của chuyển động. - Biết cách tính vận tốc của chuyển động đều, chuyển động không đều. 3. Thái độ. - Có hứng thú trong việc học tập trong vật lí. - Có thái độ trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong việc thu nhận thông tin, trong quan sát và trong thực hành thí nghiệm. - Có tin thần hợp tác trong học tập, đồng thời có ý thức bảo vệ dụng cụ thực hành. Bài 01: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC Bài 1 Tiết 1 Tuần 1 Ngày dạy: 1. Mục tiêu: 1.1Kiến thức: - Học sinh biết: Nêu được những VD về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày. Những VD về tính tương đối của chuyển động và đứng yên. - Học sinh hiểu:Các dạng chuyển động cơ học thường gặp như:chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn. 1.2 Kỹ năng: - Rèn cho HS kỹ năng quan sát, thảo luận nhóm. 1.3 Thái độ: - HS cần nghiêm túc, cẩn thận. - Có tinh thần hợp tác trong nhóm. 2.Trọng tâm: - Nêu ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp như:chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên - Đồng hồ, con lắc đơn 3.2 Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập 4. Tiến trình: 4.1. Ổn định tổ chứcvà kiểm diện : 8a1:. 8a2:.. 4.2. Kiểm tra miệng : GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs, giới thiệu mục tiêu của chương 4.3 .Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1 vào bài mới Làm thế nào để biết 1 vật chuyển động hay đứng yên? ? Làm thế nào để nhận biết 1 vật như (ô tô, chiếc thuyền, đám mây..) là chuyển động hay đứng yên? GV yêu cầu hs thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trên (C1). Thế nào làù chuyển động cơ học? Các nhóm lần lượt trả lời, sau đó GV chốt laiï ý chính là phải dựa vàovị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc. Có thể chọn bất kì vật nào làm mốc, thường người ta chọc trái Đất và những vật gắn liền với Trái Đất. 1. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên: C1: So sánh vị trí của ô tô, thuyền, đám mây với 1 vật nào đó đứng yên bên đường, bên bờ sông. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác (vật mốc) theo thời gian gọi là chuyển động cơ học.(chuyển động) HS vận dụng trả lời câu C2, C3 * Hoạt động2 Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động vả đứng yên: GV treo hình 1,2/trang 5 và yêu cầu học sinh quan sát thảo luận nhóm trả lời câu C4 C5, C6 Sovới nhà ga thì hành khách chuyển động vì vị trí hành khách thay đổi so với nhà ga. Tương tự trả lời câu C5, rút ra nhận xét C6 C7: Hành khách chuyển động so với ga,đứng yên so với tàu. Cây xanh chuyển động so với ôtô đang di chuyển và đứng yên so với mặt đường. ?Một vật vừa có thể chuyển động vừa có thể đứng yên.Vậy em có nhận xét gì về chuyển động, đứng yên. Khi ta nói vật chuyển động hay đứng yên cần phải chọn vật mốc cụ thể mới đánh giá được trạng thái của vật, nếu không nêu ra ta phải hiểu vật mốc là 1 vật gắn với trái đất. ?Vận dụng kiến thức trả lời C8. * Hoạt động 3 Giới thiệu một số chuyển động thường gặp. ?Học sinh quan sát hình 1.3 và cho biết chuyển động của vật? Dựa vào đâu để biết các chuyển động đó? C2: Ô tô chuyển động so vơi cây cối nhà cửa C3: Khi vật không thay đổi vị trí đối vớivật khác. VD: Người ngồi trên thuyền đang trôi theo dòng nước. Vị trí của người không thay đổi so với thuyền thì người đó đứng yên. 2. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên: C6Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác - Trạng thái chuyển động hay đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc C7.Hành khách chuyển động so với ga,đứng yên so với tàu. Cây xanh chuyển động so với ôtô đang di chuyển và đứng yên so với mặt đường C8.Mặt trời thay đổi vị trí so với điểm mốc gắn với trái đất vì vậy có thể coi mặt trời chuyển động khi lấy mốc là trái đất. Đó là trả lời theo phương diện động học nhưng theo động lực học thì giải thích khối lượng trái đất bằng 3.10 khối lượng mặt trời nên khối tâm của thái dương hệ rất sát với mặt trời nên phải hiểu là mặt trời đứng yên tương đối, trái đất và các hành tinh khác trong hệ là chuyển động - Dựa vào hình dạng quỹ đạo của vật để biết các chuyển động đó. ? Nêu một số VD về các dạng chuyển động - Chuyển động tròn: đầu kim đồng hồ. - Chuyển động cong: quả bóng bàn lăn. - Chuyển động thẳng: xe đang chạy trên đường thẳng. * Hoạt động 4: Vận dụng: GV hướng dẫn cả lớp thảo luận Yêu cầu học sinh đọc, trả lời C10 GV bổ sung đáp án cho hoàn thiện - Xe ôtô, người ngồi trên xe chuyển động so với cột điện , với người đứng bên đường và ngược lại - Xe ôtô đứng yên so với người ngồi trên xe và ngược lại - Người đứng bên đường đứng yên so với cột điện và ngược lại Yêu cầu HS đọc trả lời C11 Sau khi HS trả lời , bổ sung ,GV chốt lại và đưa ra VD cụ thể là: không VD chuyển động quay của đầu kim đồng hồ. 3. Một số chuyển động thường gặp Chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn. C9. - Chuyển động tròn: đầu kim đồng hồ. - Chuyển động cong: quả bóng bàn lăn. - Chuyển động thẳng: xe đang chạy trên đường thẳng. 4. Vận dụng C10 - Xe ôtô, người ngồi trên xe chuyển động so với cột điện , với người đứng bên đường và ngược lại - Xe ôtô đứng yên so với người ngồi trên xe và ngược lại - Người đứng bên đường đứng yên so với cột điện và ngược lại C11: Khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc, nói như vậy không phải lúc nào cũng đúng, có trường hợp sai. VD: Chuyển động tròn quanh vật mốc. 4.4. Câu hỏi và bài tập củng cố ? Chuyển động cơ học là gì? - Là sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác. ? Tại sao người ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? - Do một vật vừa chuyển động đối với vật này vừa đứng yên đối với vật khác. ? Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng? A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước. C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. Đáp án: A. 4.5. Hướng dẫn hs tự học Đối với bài học ở tiết này - Học bài, làm bài tập 1.1, 1.3 đến 1.6. ? Nêu một số VD về các dạng chuyển động ? Chuyển động cơ học là gì? ? Tại sao người ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? Đối với bài học ở tiết tiếp theo - Xem phần Có thể em chưa biết. - Chuẩn bị bài “VẬN TỐC”. + Xem lại đơn vị đo chiều dài, cách đổi đơn vị. + Hoàn thành bảng 2.1. 5. Rút kinh nghiệm Ưu điểm Nội dung Phương pháp Sữ dụng ĐDDH Khuyết điểm Nội dung Phương pháp Sữ dụng ĐDDH Hướng khắc phục

File đính kèm:

  • docChuyen dong co hoc.doc
Giáo án liên quan