Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC.
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học xong bài này, giúp HS:
- Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày, có nêu được vật làm mốc.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, xác định được vật làm mốc trong mỗi trạng thái.
- Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: thẳng, cong, tròn.
2.Kỹ năng:
- Rèn khả năng quan sát, phát hiện vấn đề.
- Khả năng tư duy, phân tích, đưa ra kết luận bằng ngôn ngữ vật lý.
40 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 953 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 1 đến 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC.
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học xong bài này, giúp HS:
- Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày, có nêu được vật làm mốc.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, xác định được vật làm mốc trong mỗi trạng thái.
- Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: thẳng, cong, tròn.
2.Kỹ năng:
- Rèn khả năng quan sát, phát hiện vấn đề.
- Khả năng tư duy, phân tích, đưa ra kết luận bằng ngôn ngữ vật lý.
3.Thái độ:
Tích cực, nghiệm túc trong học tập.
II.Chuẩn bị:
*Cả lớp:
Tranh 1.2, 1.4, 1.5 để HS xác định quỹ đạo chuyển động của 1 số vật.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung điền tà cho C6.
1 xe lăn, 1 khúc gỗ, 1 con búp bê.
*HS: chuẩn bị xem bài trước ở nhà.
III.Các hoạt động trên lớp:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’).
2.Giới thiệu chương: (3’).
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (2’).
Đưa ra 1 số tình huống, hiện tượng trong thực tế để HS cảm nhận được sự chuyển động so với đứng yên (đầu bài).
Hoạt động 2: Làm thế nào để biết 1 vật chuyển động hay đứng yên?
TG
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoaït ñoäng cuûa HS
Noäi dung
12’
10’
7’
10’
1.Em hãy nêu 2 ví dụ về vật chuyển động, 2 ví dụ về vật đứng yên.
2.Tại sao nói vật đó chuyển động?
-Vị trí của vật đó (xe) so với gốc cây bên đường thay đổi chứng tỏ vật đang chuyển động.
-Vị trí vật đó so với gốc cây không thay đổi chứng tỏ vật đó đứng yên.
3.Vậy, khi nào vật chuyển động, khi nào vật đứng yên?
Vật làm mốc.
Hãy trả lời câu C1!
Làm 1 thí nghiệm nhỏ về 1 vật lúc chuyển động, lúc đứng yên: đặt búp bê lên xe lăn, đặt cố định 1 vật mốc trên đường và cho xe chạy.
Hỏi: Búp bê chuyển động so với vật nào và đứng yên sô với vật nào?
Lưu ý: Vị trí của vật sô với vật mốc thay đổi theo thời gian.
Y/c HS đọc kết luận.
C2: Hãy tìm ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó chỉ rõ vật được chon làm mốc.
C3: Khi nào một vật được xem là đứng yên? Hãy tìm ví dụ về vật đứng yên, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
Đề nghị HS xem H1.2 và lần lượt trả lời từng câu C4, C5, C6, C7, C8.
Theo bảng phụ ghi câu điền từ C6.
C7. Yêu cầu HS tìm ví dụ để minh hoạ cho nhận xét trên.
Từ những ví dụ trên cho ta thấy một vật đang chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào vật làm mốc. Ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
C8. Hãy trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài
Hoạt động 4: Nghiên cứu một số chuyển động thường gặp.
Đề nghị HS xem 3 hình 1.3 a, b, c. Và cho biết đó là các dạng chuyển động nào?
Yêu cầu HS về nhà tìm ví dụ trả lời câu C9.
Hoạt động 5: Vận dụng, củng cố và dặn dò:
Cho HS 3 phút thảo luận để trả lời câu C10.
C11:
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ của bài.
Yêu cầu HS đọc phần “Có thể em chưa biết”.
Dặn HS chép ghi nhớ, học bài, làm bài tập và xem trước bài 2.
Nhận xét tiết học.
5. Rút kinh nghiệm:
1.2 HS nêu ví dụ.
-Xe chạy, tàu bay
-Hộp phân để trên bàn, người đứng tại chỗ.
2.Do bánh xe quay, do có khói, thấy nó di chuyển
3.Nếu vật thay đổi vị trí so với vật khác thì vật chuyển động và ngược lại.
C1: HS tìm ra nhiều cách khác nhau.
Búp bê chuyển động so với vật mốc và đứng yên so với xe lăn.
HS đọc kết luận về cách xác định vật chuyển động.
C2: -Xe chạy trên đường, vật mốc là cây bên đường.
- Ghe chạy dưới sông, vật mốc là cái cầu bến.
-Chim bay trên trời, vật mốc là vị trí người đứng trên mặt đát.
C3: Vật không thay đổi vị trí so với vật mốc theo thời gian.
-Người ngồi trên xe vật mốc là tài xế hay cái ghế.
-Cây chuối bên đường vật mốc là cái nhà
Xem hình 1.2
C4: So với nhà ga thì hành khách chuyển động. Vì vị trí của khách so với nhà ga thay đổi theo thời gian.
C5: So với toa tàu thì hành khách đứng yên. Vì vị trí của hành khách so với cái ghế không thay đổi theo thời gian.
C6: Một HS lên bảng điền từ vào chỗ trống:
Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác.
C7. Vài HS đưa ra ví dụ.
C8: Nếu coi một điểm gắn với Trái đất làm mốc thì vị trí của Mặt trời thay đổi từ đông sang tây.
H1.3a: CĐ thẳng.
H1.3b: C Đ cong.
H1.3c: C Đ tròn.
C9: BTVN
Thảo luận nhóm nhỏ.
C10:
-Tài xế chuyển động so với cột điện và người bên đường.
- Tài xế đứng yên so với chiếc xe.
- Người bên đường đứng yên so với cột điện nhưng lại chuyển động so với chiếc xe.
C11: Không phải lúc nào cũng đúng. VD minh hoạ: gắn một vật nhỏ ở đầu kim đồng hồ. Vật nhỏ không thay đổi khoảng cách so với trục đồng hồ nhưng nó vẫn chuyển động so với trục đồng hồ khi kim quay.
2 HS lần lượt đọc ghi nhớ.
HS đọc phần “Có thể em chưa biết”.
BT1.1. C.
1.2. B.
1.3. Vật mốc là:
a) Mặt đường.
b) Trụ điện gần đó.
c) Cây bên đường.
d) Ghế của xe( tài xế).
I.Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
II.Tính tương đối của chuyển động và đứng yên:
Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
III. Một số chuyển động thường gặp:
+ CĐ thẳng.
+ CĐ cong.
+ CĐ tròn.
IV.Vận dụng:
C10:
* Ghi nhớ: ( tr 7/ SGK).
BT1.4: Trái đất quay quanh Mặt Trời, ta đã chọn Mặt Trời làm mốc.
BT1.5: a) Chuyển động so với người soát vé.
b) Cây cối ven đường đứng yên so với đường tàu.
Tàu chuyển động đối với đường tàu.
c) Cây cối ven đường chuyển động so với người tàu.
Tàu đứng yên so với người lái tàu.
BT1.6: a) Chuyển động cong (tròn).
b) Chuyển động dao động (vòng cung).
c) Chuyển động cong (tròn).
d) Chuyển động thẳng.
Tuần 2
Tiết 2
Bài 2
VẬN TỐC
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Bài này giúp HS biết được:
- Từ ví dụ, so sánh quãng đường chuyển động trong 1 giâycủa mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh chậm của chuyển động đó.
- Nắm được công thức tính vận tốc v = s/t và ý nghĩa của khái niệm vận tốc. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s, km/h và cách đổi đơn vị vận tốc.
- Vận dụng công thức để tính quãng đường, thời gian trong chuyển động.
2.Kĩ năng:
Rèn kĩ năng tính toán, khả năng quan sát.
3.Thái độ:
Trung thực, chính xác và tích cực phối hợp trong học tập.
II.Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi câu C3 và vẽ bảng kết quả 2.1.
III.Các hoạt động trên lớp:
1.Ổn định tổ chức: ( 2 phút )
2.Kiểm tra bài cũ: ( 7 phút )
CH1: Chuyển động cơ học là gì? Thế nào là vật đứng yên? Lấy ví dụ và nói rõ vật được chọn làm mốc. Chữa BT1.2.
CH2: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên là thế nào? Lấy ví dụ và nói rõ vật làm mốc. Chữa BT1.3.
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập:.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
2’
Yêu cầu HS xem hình 2.1.
Tổ chức tình huống như phần mở đầu của SGK.
Xem hình vẽ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vận tốc:
12’
5’
5’
2’
10’
Yêu cầu HS đọc thông tin bảng 2.1 và điền vào cột 4,5
Treo bảng phụ 2.1
Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi sau:
Cùng chạy một quãng đường 60m như nhau. Làm thế nào để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm?
Yêu cầu HS nêu cách làm để tính quãng đường đi được của mỗi bạn, hoàn thành câu C2 và từ kết quả thu được rút ra nhận xét câu C3.
Treo bảng phụ ghi câu C3 điền khuyết.
Hoạt động 2: Xây dựng công thức tính vận tốc.
Như vậy, từ kết quả trên ta có thể viết công thức tính vận tốc như thế nào?
Vận tốc được kí hiêu bằng chữ gì? Quãng đường kí hiệu thế nào? Thời gian kí hiệu ra sao?
Hoạt động 3: Tìm hiểu đơn vị tính vận tốc.
Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài quãng đường đi được và thời gian đi hết quãng đường đó.
Đơn vị chính để tính vận tốc là m/s.
Yêu cầu cá nhân HS thực hiện C4
Hướng dẫn HS cách đổi đơn vị km/h à m/s và m/s à km/h:
1km/h = 1000m/3600s
= 0,277 m/s.
3m/s = 3m/1s
=(3:1000km)/(1:3600h)
= 10800km/1000h
= 10,8 km/h.
Hoạt động 4: Tìm hiểu tốc kế .
Tốc kế là dụng cụ đo độ lớn của vận tốc.Còn được gọi tên là đồng hồ vận tốc.
4. Củng cố _ dặn dò:
Hoạt động 5: Vận dụng, củng cố, hướng dẫn về nhà:
*Củng cố-vận dụng:
Yêu cầu HS trả lời C5.
Phân tích cho HS thấy là các đơn vị này chưa thống nhất nên chưa đủ điều kiện để so sánh.
Hướng đẫn HS làm C6.
Tóm tắt đầu bài.
Hướng dẫn các bước giải:
- Tính vận tốc ra v1(km/h), v2(m/s).
- Đổi v1 ra m/s rồi so sánh với v2.
Yêu cầu 2 HS lên bảng làm C7.
Nhận xét, chấm điểm.
Lưu ý HS thống nhất đơn vị.
1 HS giải C8 (nếu đủ thời gian).
Hãy đọc ghi nhớ của bài.
*Hướng dẫn về nhà:
Học ghi nhớ.
Làm BT từ 2.1 à 2.5(SBT).
Xem trước bài 3
5. Rút kinh nghiệm:
Đọc bảng 2.1.
Thảo luận nhóm
C1: Bạn nào mất ít thời gian hơn thì chạy nhanh hơn.
Ghi kết quả xếp hạng:
1. Hạng 3
2. Hạng 2
3. Hạng 5
4. Hạng 1
5. Hạng 4
Dùng máy tính để tính quãng đường chạy trong 1 giây của từng bạn và ghi vào cột 5:
60/10 = 6m
60/9.5 = 6,32m
60/11 = 5,45m
60/9 = 6,67m
60/10.5 = 5,71m.
HS lên điền từ vào chỗ trống câu C3:
- Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
- Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Vận tốc: v
Quãng đường: s
Thời gian: t
è Công thức tính vận tốc là:
v = s / t
C4: m/ph; km/h; km/s; cm/s.
Theo dõi GV hướng dẫn và ghi vào vở.
Xem tốc kế hình 2.2: Tốc kế của xe máy.
C5: a) 36km/h: trong 1 giờ ô tô chạy được 36km.
10,8km/h: trong 1 giờ xe đạp đi được 10,8km.
10m/s: trong 1 giây tàu hỏa chạy được 10m.
b) Trong ba chuyển động trên thì:
v1 = 36km/h = 10m/s.
v2 = 10,8km/h = 3m/s.
v3 = 10m/s.
è v1 = v3 > v2.
C6: t = 1,5h
s = 81km
v1 = ? km/h
v2 = ? m/s.
Giải
v1 = s/t = 81km/1,5h
= 54 km/h.
v2 = s/t
= 81000m/1,5.3600s
= 15 m/s.
v1 = 54km/1h
= 54000m/3600s
= 15 m/s = v2
C7: t = 40ph
= 2/3h
v = 12km/h
s = ? km.
Ta có: v = s/t
s = v . t
= 12(km/h).2/3h
= 8 km.
C8: v = 4km/h
t = 30ph = 1/2h
s = ?
s = v.t = 4.1/2 = 2(km).
Đọc ghi nhớ .
Tuần 3
Tiết 3
Bài 3
CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU-CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Bài này giúp HS:
- Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu được những ví dụ về chuyển động đều.
- Nêu được ví dụ về chuyển động không đều thường gặp. Xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian.
2. Kĩ năng:
- Biết tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường.
- Biết mô tả thí nghiệm hình 3.1(SGK).
3. Thái độ:
Tích cực tư duy và học tập nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
*Cả lớp: Kẻ sẵn bảng 3.1/SGK.
1 máng nghiêng; 1 bánh xe lăn; 1 bút dạ để đánh dấu; 1 đồng hồ bấm giây.
*Học sinh: Kẻ sẵn bảng 3.1 vào vở.
III. Các hoạt động trên lớp:
1. Ổn định tổ chức:(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
CH1: Độ lớn của vận tốc được xác định như thế nào? Viết biểu thức. Đơn vị các đại lượng. Chữa BT số 2.1.
CH2: Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Chữa BT 2.2.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập: (2 phút)
Vận tốc cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động. Thực tế, khi em đi xe đạp có phải luôn nhanh hoặc chậm như nhau không?
à Không.
Ta giải quyết các vấn đề này trong bài học hôm nay.
Ghi đầu bài.
Hoạt động 2: Nêu định nghĩa chuyển động đều và chuyển động không đều (10 phút).
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
12’
10’
10’
5’
Yêu cầu HS đọc tài liệu và trả lời câu hỏi:
1)Chuyển động đều là gì?Lấy ví dụ thực tế.
2)Chuyển động không đều là gì? Cho ví dụ.
3)Chuyển động nào dễ tìm hơn?
2.Thí nghiệm:
- Treo bảng phụ.
- Cho HS đọc C1.
- Hướng dẫn HS cứ 3 giây là đánh dấu. Điền kết quả vào bảng.
4)Vận tốc quãng đường nào bằng nhau?
5)Vận tốc trên quãng đường nào không bằng nhau?
Hoạt động 3: Vận tốc trung bình
Yêu cầu HS đọc SGK
6)Trên quãng đường AB, BC, CD chuyển động của bánh xe có đều không?
7)Có phải vị trí nào trên AB vận tốc của vật cũng có giá trị bằng vAB không?
8)vAB chỉ có thể gọi là gì?
9)vtb được tính như thế nào?
Hướng dẫn để HS hiểu ý nghĩa vtb trên đoạn đường nào bằng s đó chia cho thời gian đi hết quãng đường đó.
=> Chú ý: Vận tốc trung bình khác trung bình cộng vận tốc.
Y/c học sinh trả lời C3.
4.Hoạt động 4: Vận dụng – củng cố- dặn dò:
C4: Y/c đọc bài tập
Hướng dẫn
Gọi HS trả lời
Chữa lỗi BT (nếu có)
*Y/c 2 HS đọc ghi nhớ.
*Dặn dò: chép ghi nhớ-học bài.
Làm BT bài 3.
Xem trước bài 4.
5.Rút kinh nghiệm:
Làm thí nghiệm biểu diễn hoặc bằng hình vẽ.
1)Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. Ví dụ: CĐ của đầu kim đồng hồ, Trái đất xung quanh Mặt trời, Mặt trăng xung quanh Trái đất.
2)Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. Ví dụ: CĐ của ôtô, xe đạp, máy bay
3)Chuyển động không đều dễ tìm hơn.
Làm TN theo nhóm
Đọc C1, nghe hướng dẫn
Điền kết quả vào bảng:
Tên quãng đường
AB
BC
CD
DE
EF
Chiều dài (m)
Thời gian (s)
Thảo luận thống nhất C1, C2
C1:
-Chuyển động quãng đường___là đều.
-Chuyển động quãng đường _______ không đều.
C2:
- Chuyển động đều.
- Chuyển động không đều và nhanh dần.
- Chuyển động không đều và nhanh dần.
- Chuyển động không đều và chậm dần.
Đọc SGK
6)Tính vận tốc trên từng quãng
VAB = SAB/tAB
VBC= SBC/tBC
VCD= SCD/tCD
7)Không
vAB+vBC+vCD
vAD= ------------------- =
tAB+tBC+tCD
8) vAB chỉ có thể gọi là vận tốc trung bình trên quãng đường AB.
9) vtb = s/t
s: là quãng đường.
t: là thời gian đi hết quãng đường.
vtb là vận tốc trung bình trên cả đoạn đường.
C3=>trục bánh xe chuyển động nhanh dần lên.
C4: Chuyển động của ôtô từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động không đều, 50km/h là vận tốc trung bình.
C5: vtb1 = 120/30 = 4 m/s.
Vtb2 = 60/24 = 2,5m/s.
Vận tốc trung bình trên cả 2 quãng đường là:
120 + 60
Vtb =------------- = 3,3 m/s.
30 + 24
C6: s = vtb.t = 30.5 = 150km.
C7: Tùy HS.
Đọc ghi nhớ của bài.
Đọc phần “Có thể em chưa biết”
I.Định nghĩa
-Chuyển động đều là CĐ mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
-CĐ không đều là CĐ mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
II.Vận tốc trung bình của chuyển động không đều:
VAB = SAB/tAB
VBC= SBC/tBC
VCD= SCD/tCD
VAD= SAD/tAD
Vtb = s/t
III.Vận dụng:
Tuần 4
Tiết 4
Bài 4
BIỂU DIỄN LỰC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học xong bài, HS phải:
- Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.
- Nhận biết được lực là đại lượng vectơ.Biểu diễn được vectơ lực.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ, khả năng tư duy.
3. Thái độ: Tích cực, trung thực, hợp tác nhau trong học tập.
II. Chuẩn bị:
HS xen lại bài học, hai lực cân bằng (Bài 6, SGK vật lý 6).
(Nam châm, thỏi sắt, dây treo, xe lăn, giá đỡ).
III. Các hoạt động trên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
8’
CH1: Chuyển động đều là gì? Hãy nêu 3 ví dụ về chuyển động đều trong thực tế. Viết biểu thức tính vận tốc của chuyển động đều BT 3.1.
CH2: Chuyển động đều là gì? Hãy nêu 3 ví dụ về chuyển động không đều.Biểu thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều BT 3.2
HS1: Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
- Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
- Chuyển động của đầu kim đồng hồ.
Biểu thức: v=s/t
HS2: Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
- Xe chạy trên đường.
- Dòng nước chảy dưới sông.
- Người đi bộ.
3.Bài mới:
Hoạt động1: Tổ chức tình huống học tập (3’)
Đặt vấn đề như ở phần mở bài: Lực có thể làm biến đổi chuyển động, mà vận tốc xác sự nhanh, chậm và cả hướng của chuyển động, vậy giữa lực và vận tốc có sự liên quan nào không?
Viên bi thả rơi, vận tốc bi tăng nhờ tác dụng nào, Muốn biết điều này phải xét sự liên quan giữa lực với vận tốc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc.
9’
Y/c HS trả lời C1 bằng cách thảo luận nhóm.
Như vậy, lực tác dụng lên vật làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (thay đổi vận tốc).
Để biểu diễn lực thì người ta dùng ký hiệu gì và cách biểu diễn như thế nào?
Hoạt động 3: Thông báo đặt điểm của lực và cách biểu diễn lực bằng vectơ.
- Lực là một đại lượng vectơ. Vì sao? Giải thích cho HS rõ.
Để biểu diễn lực thì người ta dùng cái gì?
a) Người ta biểu diễn lực bằng 1 mũi tên có:
+ Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt của lực).
+ Phương và chiều là phương và chiều của lực (cõ mũi tên).
+ Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo 1 tỉ xích cho trước.
b)
F
Vectơ lực được kí hiệu bằng chữ F có mũi tên trên: F Cường độ của lực của lực được kí hiệu bằng chữ F.
=> Cách biểu diễn lực phải thể hiện đủ 3 yếu tố: điểm đặt, phương chiều và độ lớn.
Y/c HS đọc ví dụ SGK.
Giải thích thêm.
Hoạt động 4: Vận dụng:
Y/c 1 HS đọc câu C2 và đề nghị 2 HS lên bảng thực hiện.
Nhận xét và đánh giá phần trình bày của HS.
Đề nghị lần lượt từng HS trả lời các câu a, b, c của C3.
4. Củng cố và dặn dò:
Y/c HS đọc ghi nhớ.
Chép ghi nhớ, học thuộ bài.
Xem trước bài 5. Làm BT4.
5. Rút kinh nghiệm:
Giảm thời gian đầu tiết, tăng thời gian cho vận dụng.
Thảo luận nhóm trả lời:
C1) H4.1: Lực hút của nam châm lên thỏi sắt làm tăng vận tốc của xe lăn, nên xe chuyển động nhân lên.
H4.2: Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và ngược lại, lực quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến dạng.
HS nắm thông tin.
Dùng 1 mũi tên.
HS ghi vào vở.
Vẽ biểu diễn lực:
b)
: tỉ xích F
Đọc ví dụ và nắm bắt thông tin.
1 HS đọc to câu C2.
2 HS xung phong lên biểu diễn
5000N
B
P F
C3 a) F1: điểm đặt A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, cường độ lực F1= 20N
b) F2: điểm đặt B, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ lực là F2 = 30N.
c) F3: điểm đặt C, phương nghiêng 1 góc 30o so với phương nằm ngang có chiều hướng lên, cường độ lực
F3 = 30N
2 HS đọc to ghi nhớ.
I. Ôn lại khái niệm lực:
II. Biểu diễn lực:
1. Lực là 1 đại lượng vectơ:
Lực là một đại lượng vừa có đọ lớn, vừa có phương, chiều nên được gọi là 1 đại lượng vectơ.
2. Cách biểu diễn và kí hiệu vectơ lực:
A F
- Điểm đặt: A
- Phương nằm ngang.
- Chiều từ trái sang phải.
- Cường độ lực F=
Vd: Xem SGK.
III.Vận dụng:
C2
Vẽ biểu diễn.
C3
* Ghi nhớ:
SGK
Tuần 5
Tiết 5
Bài 5
SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được 1 số ví dụ về 2 lực cân bằng.
- Nhận biết đặc điểm của 2 lực cân bằng vả biểu thị bằng vectơ lực.
- Từ kiến thức đã học được từ lớp 6, HS dự đoán và làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán để khẳng định được “Vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi”.
- Nêu được 1 số ví dụ về quán tính. Giải thích được hiện tượng quán tính.
2. Kĩ năng:
- Biết suy đoán.
- Kĩ năng tiến hành thí nghiệm nhanh nhẹn, chính xác và phải cẩn thận.
3. Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác khi làm thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
* Cả lớp: Bảng phụ kẽ sẵn bảng 5.1 để điền kết quả một số nhóm; 1 cốc nước, 1 băng giấy (10x20cm), bút dạ để đánh dấu.
1 máy Atút – 1 đồng hồ bấm giây hoặc đồng hồ điện tử; 1 xe lăn, 1 khúc gỗ hình trụ (hoặc 1 búp bê).
III. Các hoạt động trên lớp:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
CH1: Vectơ lực được biểu diễn như thế nào? Chưa BT 4.4 SBT.
CH2: Biểu diễn vectơ lực sau: Trọng lực của vật là 1500N, tỉ xích tùy chọn vật A.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
3’
20’
10’
Y/c HS đọc phần mở bài và xem H5.1.
Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp thắc mắc nêu ở đầu bài. Ghi đầu bài.
Hoạt động 2: Nghiên cứu lực cân bằng
Hai lực cân bằng là gì?
Tác dụng của 2 lực cân bằng khi tác dụng vào vật đang đứng yên sẽ làm vận tốc của vật đó có thay đổi không?
- Phân tích lực tác dụng lên quyển sách và quả bóng. Biểu diễn các lực đó.
- Y/c làm câu C1.
Vẽ sẵn 3 vật trên bảng để HS lên biểu diễn lực.
+ Biểu diễn lực.
+ So sánh điểm đặt, cường độ, phương, chiều của 2 lực cân bằng.
Qua 3 ví dụ em nhận xét khi vật đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì kết quả là gì?
=> Nhận xét.
- Cho HS chốt lại đặc điểm của 2 lực cân bằng.
+ Tác dụng vào cùng 1 vật.
+ Cùng độ lớn.
+ Ngược hướng.
+ Cùng phương, ngược chiều.
- Vậy vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì trạng thái chuyển động của chúng thay đổi như thế nào?
- Nguyên nhân của sự thay đổi vận tốc là gì?
- Nếu lực tác dụng lên vật mà cân bằng nhau =>F=0
=> Vận tốc của vật có thay đổi không?
- Y/c đọc nội dung TN.
b) (H5.3) Phân nhóm HS:
- Hãy mô tả bố trí và quá trình làm thí nghiệm.
- Mô tả lại quá trình, đặc biệt lưu ý hình d.
- Y/c HS làm TN kiểm chứng.
- Quả nặng A chịu tác dụng của những lực nào? Hai lực đó như thế nào? Quả nặng chuyển động hay không?
Để HS đặt gia trọng A’ lên theo dõi chuyển động của quả A sau 2-3 lần, rồi tiến hành đo. Để lỗ K thấp xuống dưới.
- Y/c HS đọc C4, C5 nêu cách làm TN => mục đích đo đại lượng nào?
Dịch lỗ K lên cao. Để quả nặng A, A’ chuyển động, qua K, A’ chuyển động, qua K, A’ giữ lại => tính vận tốc khi A’ bị giữ lại.
Để HS thả 2-3 lần rồi bắt đầu đo.
- Phân tích hiện tượng F tác dụng lên quả nặng A.
Ghi vào bảng phụ 5.1 FK và PA là 2 lực như thế nào?
- Vật đang chuyển động chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì có thay đổi chuyển động không?
Vận tốc có thay đổi không?
Hoạt động 3: Nghiên cứu quán tính là? Vận dụng quán tính trong đời sống và kĩ thuật.
Y/c HS đọc và nhận xét và phát biểu ý kiến.
Làm thí nghiệm C6
+ Kết quả.
+ Giải thích
Hướng cho HS phân tích là búp bê không kịp thay đổi vận tốc, không phân tích tích kỹ vận tốc chân búp bê và thân búp bê.
Tương tự yêu cầu HS tự làm TN C7 và giải thích hiện tượng.
- Dành 5 phút cho Hs làm việc cá nhân câu (a)
b) Tại sao khi nhảy từ trên cao xuống thì chân phải gập lại?
Hướng dẫn HS trả lời sửa sai nếu cần.
4. Củng cố-dặn dò:
Hai lực cân bằng là gì?
Y/c đọc ghi nhớ của bài.
VN chép gi nhớ – học bài.
Làm Bt 5.
Xem trước bài 6. Lực ma sát.
5. Rút kinh nghiệm:
HS thực hiện theo hướng dẫn
- HS trả lời bằng kiến thức đã học ở lớp 6.
- Vật đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vẫn đứng yên=> vận tốc không đổi bằng không.
- Xem hình 5.1
- Phân tích các lực tác dụng lên quyển sách, quả cầu, quả bóng (có thể thảo luận trong nhóm).
- 3HS lên bảng, mỗi HS biểu diễn 1 hình theo tỉ xích tùy chọn.
*P là trọng lực của quyển sách
Q là phản lực của bàn lên quyển sách.
=> P và Q là 2 lực cân bằng
=> v=0
* P là trọng lực.
T là sức căng của dây.
P và T là 2 lực cân bằng.
P: trọng lượng quyển sách.
Q: phản lực của mặt bàn
P cân bằng Q.
=> P và Q là 2 lực cân bằng.
=> v=0
Nhận xét:
+ Khi vật đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ đứng yên mãi mãi: v=0
+ Đặc điểm của 2 lực cân bằng
a) HS dự đoán
b) Thí nghiệm kiểm chứng:
- Đọc thí nghiệm theo hình.
- Đại diện nhóm mô tả TN.
- Làm TN theo nhóm.
C2) Tình huống a
mA mB
PA PB
PA = F = PB
=> VA = 0
C3) Bấm đồng hồ sau 2 giây thì đánh dấu.
v1 = ?
v2 = ?
- Nhận xét chuyển động của A là chuyển động_________ dần.
- Phân công trong nhóm trước khi làm C5.
C4, C5: v’1=
V2=
Nhận xét v1’ v’2
PA FK PB
Đại diện nhóm công bố kết quả thí nghiệm.
PA, PK là 2 cân bằng.
Kết luận: khi 1 vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì sẽ cân bằng thì sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi.
Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính.
Quan sát GV làm TN mẫu.
Làm TN C6
vbbê = 0
F > 0 => búp bê ngã về phía sau
G
File đính kèm:
- Giao an VL8(1).doc