BÀI 10:LỰC ĐẨY ACSIMÉT
I . Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy acsimét.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được công thức về lực đẩy acsimét F=V.d.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
- Chuần bị nội dung bài giảng và các tài liệu liên quan.
- Cốc thủy tinh, vật nặng, giá thí nghiệm.
2. Học sinh :
- Đọc kĩ nội dung bài học trước ở nhà.
- Đọc trước bài mới.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4474 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 10: Lực đẩy acsimét - Trường THCS Liêng Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 13 Ngày soạn : 10/11/2013
Tiết : 13 Ngày dạy : 13/11/2013
BÀI 10:LỰC ĐẨY ACSIMÉT
I . Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy acsimét.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được công thức về lực đẩy acsimét F=V.d.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
- Chuần bị nội dung bài giảng và các tài liệu liên quan.
- Cốc thủy tinh, vật nặng, giá thí nghiệm.
2. Học sinh :
- Đọc kĩ nội dung bài học trước ở nhà.
- Đọc trước bài mới.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp .
8A1……….. 8A2…………. 8A3…………..
8A4………….. 8A5…………… 8A6…………..
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu sự tồn tại của áp suất khí quyển?
- Giải thích C8.
3. Tiến trình:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt được
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Tại sao Khi kéo nước từ dưới giếng lên, ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước?
- Học sinh dự đoán
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
GV phân phối và giới thiệu các dụng cụ TN cho HS.
-Y/C HS làm TN như trong SGK, rồi lần lượt trả lời các câu hỏi C1,C2.
Nhận dụng cụ thí nghiẹm theo nhóm.
C1. P1 < P chứng tỏ
Chất lỏng đã tác dụng vào vật nặng một lực đẩy hướng từ dưới lên
C2: từ dưới lên.
I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
C1. P1 < P chứng tỏ
Chất lỏng đã tác dụng vào vật nặng một lực đẩy hướng từ dưới lên
Kết luận:
Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên.
Lực đó gọi là lực đẩy Ác-si-met (FA)
Hoạt động 3: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Ac-si-met
GV kể cho HS nghe truyền thuyết về Ac-si-met.
-GV nêu rõ dự đoán độ lớn của Ac-si-met đúng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
-GV Y/C HS mô tả TN kiểm chứng dự đoán của lực đẩy Ac-si-met trong SGK.
-GV Y/C HS trả lời câu hỏi C3.
-GV gợi ý: Gọi
PL: là trọng lượng của ly,
PV : là trọng lượng của vật,
FA : là lực đẩy Ác-si-met,
PNTR: là trọng lượng của nước tràn ra. (Chính là trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ).
-GV Y/C HS viết công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac-si-met, nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng có trong công thức.
HS chú ý lắng nghe.
HS mô tả TN kiểm chứng.
-HS hoạt động theo nhóm thảo luận để trả lời câu C3
Dưới sự hướng dẫn của GV, HS rút ra:
P1 = PL + PV P2 = PL + PV – FA
P3 = PL + PV – FA + PNTR
-HS viết công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac-si-met .
FA = d.V
Trong đó
d là t/ lượng riêng của chất lỏng (N/m3),
V:là của chất lỏng bị vật chiếm chỗ /m3),
FA: là lực đẩy Ác-si-met (N).
II. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-met
1. Dự đoán:
Độ lớn của lực đẩy Ác-si-met bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
2. Thí nghiệm kiểm tra:
C3C C3: PL:là trọng lượng của ly,
PV: là trọng lượng của vật,
FA : là lực đẩy Ác-si-met,
PNTR: là trọng lượng của nước tràn ra. (Chính là trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ). =>
P1 = PL + PV P2 = PL + PV – FA
P3 = PL + PV – FA + PNTR
P1 = P3 và từ (1) và (3) ta suy ra
FA = PNTR . Vậy điều dự đoán là đúng
3. Công thức tính độ lớn lực đẩy Ác-si-met
FA = d.V
Trong đó
d là t/ lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
v: là của chất lỏng bị vật chiếm chỗ /m3),
FA: là lực đẩy Ác-si-met (N).
Hoạt động 4: Vận dụng
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi
-GV nhắc lại cách so sánh 2 đại lượng
C5:
-Y/C HS dựa vào công thức để trả lời cho chặt chẽ.
C6:
-GV y/c HS trả lời.
C4: Khi chìm trong nước, gàu nước bị nước tác dụng một lực đẩy Ác-si-met hướng từ dưới lên
C5: FA nh = dn.Vnh, FA th = dn.Vth. Mà Vnh = Vth
=> FA nh = FA th
Vậy lực đẩy Ác-si-met tác dụng lên hai thỏi nhôm và thép có độ lớn bằng nhau.
C6:
Ta có FA1 = dn.V1 FA2 = dd.V2
Mà V1 = V2 và dn > dd
=> FA1 > FA2
Vậy thỏi đồng nhúng vào nước chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-met lớn hơn.
III. Vận dụng
C4: Khi chìm trong nước, gàu nước bị nước tác dụng một lực đẩy Ác-si-met hướng từ dưới lên
C5: FA nh = dn.Vnh, FA th = dn.Vth.
Mà Vnh = Vth=> FA nh = FA th
Vậy lực đẩy Ác-si-met tác dụng lên hai thỏi nhôm và thép có độ lớn bằng nhau.
C6:
Ta có FA1 = dn.V1
FA2 = dd.V2
Mà V1 = V2 và dn > dd
=> FA1 > FA2
Vậy thỏi đồng nhúng vào nước chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-met lớn hơn.
IV.Củng cố:
- Cho hs đọc ghi nhớ.
- Nêu công thức tính lực đẩy acsimec
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm bài tập về nhà.
VI: RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- ly8tuan13tiet13.doc