1. Mục tiêu:
1.1Kiến thức:
Học sinh biết:
-Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Acsimét, chỉ rõ đặc điểm của lực này
-Biết được tác hại của các khí thải của các tàu thuyền lưu thông trên biển đối với môi trường và cách khắc phục
Học sinh hiểu:
-Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimét, nêu tên các đại lượng và đơn vị đo các đại lượng có trong công thức
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 Bài 10 - Tiết 13: Lực đẩy Ácsimét, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 10 - Tiết 13
LỰC ĐẨY ÁCSIMÉT
Tuần dạy: 13
Ngày dạy: 6/11/2012
1. Mục tiêu:
1.1Kiến thức:
Học sinh biết:
-Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Acsimét, chỉ rõ đặc điểm của lực này
-Biết được tác hại của các khí thải của các tàu thuyền lưu thông trên biển đối với môi trường và cách khắc phục
Học sinh hiểu:
-Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimét, nêu tên các đại lượng và đơn vị đo các đại lượng có trong công thức
-Giải thích được các hiện tượng đơn giản thường gặp có liên quan
1.2.Kỹ năng:
-Rèn cho Hs kỹ năng quan sát, kỹ năng bố trí và tiến hành thí nghiệm, kỹ năng giải các bài tập đơn giản của lực đẩy Acsimét
-Vận dụng được công thức tính lực đẩy Acsimét để giải các bài tập đơn giản
1.3..Thái độ: -Nghiêm túc, hợp tác nhóm, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Đặc điểm của lực đẩy Acsimét
- Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimét. Vận dụng được công thức tính lực đẩy Acsimét để giải các bài tập đơn giản.
- Giải thích được các hiện tượng đơn giản thường gặp có liên quan
3. CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Mỗi nhóm
-1 chậu đựng nước -1 cốc nhựa
-1 lực kế 5N -1 bình tràn
-1 quả nặng -1 khăn lau khô
-1 giá đỡ
3.2..HS: +Tìm hiểu cách bố trí và tiến hành thí nghiệm về lực đẩy Acsimét
+Dự đoán về độ lớn và cách kiểm tra về độ lớn của lực đẩy Acsimét
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện 1’
8A1 8A2 8A3 8A4 8A5
4.2.Kiểm tra miệng: 5’
Câu 1: Hút bớt không khí trong vỏ hộp sửa đựng bằng giấy ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía vì sao?( 8đ)
Câu 2: Chất lỏng có tác dụng lực lên vật nhúng chìm trong lòng nó hay không?(2đ)
ĐÁP ÁN:
Câu 1 Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp thì áp suất của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí tác dụng của áp suất không khí tác dụng từ ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía.
Câu 2: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy .
4.3.Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : 1. giới thiệu bài
Mục tiêu: tạo hứng thú học tập cho HS
Khi kéo nước từ dưới giếng lên, ta thấy gàu nước còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi nổi trên khỏi mặt nước. Tại sao? Để biết được chúng ta cần tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
* Hoạt động 2 : 2. Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
Mục tiêu: nhận biết được lực đẩy ác si mét, phương , chiều của lực đẩy Acsimet
-Y/c Hs đọc C1, sau đó quan sát hình 10.2 và dự đoán
-Gv tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán
? Qua thí nghiệm cho ta kết quả gì?
? P1 < P2 chứng tỏ điều gì?
+HD: ? Sau khi bỏ vật vào nước thì trọng lượng vật nhỏ hơn, chứng tỏ nước đã tác dụng cái gì vào vật?
? Lực này có đặc điểm gì? (Nhớ lại các đặc điểm của lực: điểm đặt, phương, chiều)
-Gọi 1 Hs hoàn thành kết luận của câu C2, lớp nhận xét
-GV thông báo: Lực có đặc điểm như trên gọi là lực đẩy Acsimét
? Vì sao tàu thuỷ lại có thể lưu thông trên biển mà không bị chìm? (Nhờ lực đẩy Acsimét)
? Nhưng động cơ của chúng thải ra những khí thải gây ảnh hưởng gì cho môi trường? (Gây hiệu ứng nhà kính)
? Nêu biện pháp khắc phục? (Sử dụng nguồn năng lượng sạch: Gió, )
* Hoạt động 3 : 3. Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Acsimét.
Mục tiêu: HS biết thực hiện thí nghiệm để xa1x định độ lớn lực đẩy Acsimet.
-Gv: Ta đã biết về một vật nhúng vào chất lỏng thì bị chất lỏng đẩy lên một lực. Vậy lực này có độ lớn như thế nào, có đo được không?
-Gọi vài Hs đưa ra dự đoán về độ lớn của lực
? Như ta đã biết lực này là do nhà bác học Acsimét tìm ra. Vậy ông đã dự đoán độ lớn của lực này như thế nào?
-Hs đọc phần dự đoán của Acsimét trong SGK
-Gv làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán của Hs (có thể không đúng)
-Gv y/c các nhóm tiếp tục làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của Acsimét
-Yêu cầu các nhóm thảo luận cách thực hiện thí nghiệm kiểm tra hình 10.3 a, b, c theo từng bước
-Một nhóm trình bày cách làm TN, Gv hoàn chỉnh
-Các nhóm nhận dụng cụ TN, lắp ráp và tiến hành TN
-Gv theo dõi, hướng dẫn
-Gọi đại diện trình bày kết quả, các nhóm khác nx
-Hs trả lời câu C3
? Công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimét?
? Nêu rõ các đại lượng và đơn vị trong công thức?
* Hoạt động 5 : 4. Vận dụng
Mục tiêu: HS nắm đượckiến thức và vận dụng vào giải thích hiện tượng và làm bài tập
-Từng Hs trả lời C4, C5, C6
+HD: -C5: so sánh V của đồng và nhôm
-C6: so sánh d của nước và dầu
GV:Liên hệ với nghề thợ lặn về kĩ năng và yêu cầu về sức khoẻ ; công việc thiết kế nhà máy nước trong ngành xây dựng; công việc chế tạo các máy thuỷ lực trong ngành cơ khí chế tạo; chế tạo tàu thuỷ trong ngành hàng hải; chế tạo tàu ngầm trong quân độiGiáo dục cho Hs sinh tấm gương say mê nghiên cứu khoa học của nhà bác học Aùc-si-mét.
Giới thiệu sơ lược về ông Ac-si-mét: Ông sinh năm 287 TCN trên đảo Xixilia. Ngay từ nhỏ ông đã được cha truyền cho lòng say mê khoa học và cho làm quen với nhiều nhà thiên văn học, toán học nổi tiếng. Sau khi thành tài ông trở về phục vụ xứ sở, phục vụ đất nước.
I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
C1:p1 nhỏ hơn p chứng tỏ chất lỏng đã tác dụng vào vật nặng một lự đẩy hướng từ dưới lên
C2:từ dưới lên
* Kết luận:
Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên
II. Độ lớn của lực đẩy Acsimét
1. Dự đoán:
2. Thí nghiệm kiểm tra:
SGK / 37
3. Công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimét
FA = d . V
FA: Lực đẩy Acsimét (N)
d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
V: Thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
IV. Vận dụng:
C4. Vì gàu nước chìm trong nước bị nước tác dụng lực đẩy Acsimét, từ dưới lên, lực này có độ lớn bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ
C5. Hai thỏi đồng và nhôm chịu tác dụng của lực đẩy Acsimét bằng nhau
C6. Lực đẩy Acsimét ở thỏi nhúng vào nước lớn hơn thỏi nhúng trong dầu vì cùng V nhưng d của nước lớn hơn d của dầu
4.4.Tổng kết:
Câu 1: ? Nêu đặc điểm của lực đẩy Acsimét? Công thức tính độ lớn lực đẩy Acsimét?
Đáp án:- Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên. FA = d . V
Câu 2: Hãy trả lời câu đố sau đây:
Tàu to, tàu nặng hơn kim
Thế mà tàu nổi kim chìm tại sao?
Đáp án:+HD: So sánh lực đẩy Acsimét tác dụng lên tàu và kim
5.5.Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+Đọc phần: “Có thể em chưa biết”
+BTVN: 10.1 đến 10.6/ SBT
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+Chuẩn bị bài tiếp theo: “Thực hành : Nghiệm lại lực đẩy Acsimet”
+ Xem trước các bước tiến hành thí nghiệm, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm
+ Kẻ sẵn mẫu báo cáo thực hành SGK/ 42
5. PHỤ LỤC:
.
.
File đính kèm:
- Luc day Acsimet.doc