Giáo án Vật lý 8 bài 11 tiết 14 Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ácsimét

1. Mục tiêu:

 1.1.Kiến thức:

Học sinh hiểu:

 -Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy Acsimét, nêu đúng tên và đơn vị đo các đại lượng trong công thức

Học sinh biết :

-Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở những dụng cụ đã có

 1.2.Kỹ năng:

 -Rèn cho Hs kỹ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm: lực kế, bình chia độ, để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ácsimét

 -Rèn kỹ năng áp dụng công thức để tính độ lớn của lực đẩy Acsimét, kỹ năng suy luận

 1.3.Thái độ: -Nghiêm túc, hợp tác nhóm

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 876 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 11 tiết 14 Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ácsimét, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HÀNH : NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁCSIMÉT Bài 11 - Tiết 14 Tuần dạy:14 Ngày dạy: 13/11 1. Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: Học sinh hiểu: -Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy Acsimét, nêu đúng tên và đơn vị đo các đại lượng trong công thức Học sinh biết : -Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở những dụng cụ đã có 1.2.Kỹ năng: -Rèn cho Hs kỹ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm: lực kế, bình chia độ, để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ácsimét -Rèn kỹ năng áp dụng công thức để tính độ lớn của lực đẩy Acsimét, kỹ năng suy luận 1.3.Thái độ: -Nghiêm túc, hợp tác nhóm 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: - Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm: lực kế, bình chia độ, để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ácsimét - Aùp dụng công thức để tính độ lớn của lực đẩy Acsimét, kỹ năng suy luận của học sinh 3. CHUẨN BỊ: 3.1.Giaó viên: Mỗi nhóm -1 lực kế 3N -1 vật nặng bằng nhôm có thể tích khoảng 50cm3 -1 bình chia độ -1 giá đỡ -1 khăn lau 3.2.Học sinh: +Xem trước các bước tiến hành thí nghiệm, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm +Kẻ sẵn mẫu báo cáo thực hành SGK/ 42 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện. 8A1 8A2 8A3 8A4 8A5 4.2.Kiểm tra miệng: ? Khi nào có lực đẩy Acsimét? Lực đẩy Acsimét có đặc điểm gì? Công thức tính, nêu ý nghĩa và đơn vị của từng đại lượng (8 đ) -Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với một lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ Công thức: FA = d . V FA: Lực đẩy Acsimét (N) d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) V: Thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) ? Nêu các bước tiến hành thí nghiệm(2 điểm) +Đo P vật trong không khí +Đo P1 của vật khi nhúng trong nước 4.3.Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG GV VÀ HỌC SINH NỘI DUNG * Hoạt động 1. Ôn lại kỹ năng đo trọng lượng và thể tích? Mục tiêu: HS biết sử dụng dụng cụ đo. -Nhắc lại quy tắc sử dụng các dụng cụ ? Lực kế dùng để làm gì? Cách đọc kết quả? ? Cách đo thể tích của vật bằng bình chia độ * Hoạt động 2. Chuẩn bị dụng cụ Mục tiêu: HS biết được các dụng cụ cần thiết trong bài thực hành. -Gv kiểm tra việc chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành của Hs -Phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm * Hoạt động 3 Mục tiêu: HS xác định được độ lớn Lực đẩy Acsimet. 3. Xác định nhiệm vụ -Gọi Hs nêu rõ mục tiêu của bài thực hành 4. Tiến hành thí nghiệm, ghi kết quả a.Đo lực đẩy Acsimét -Gv hướng dẫn: +Đo P vật trong không khí +Đo P1 của vật khi nhúng trong nước ? Lực đẩy Acsimét được tính như thế nào? b. Đo trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ * Đo thể tích của vật +Đổ nước vào cốc, xác định V1 +Bỏ vật vào cốc, xác định V2 ? Tính thể tích của vật? * Đo P chất lỏng có thể tích bằng vật +Đo P1 của V1 +Đo P2 của V2 ? Tính P của nước bị vật chiếm chỗ? c. So sánh P và FA rồi rút ra kết luận * Hoạt động 5 Mục tiêu: HS hiểu được FA = P -Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, Gv theo dõi, hướng dẫn -Sau khi tiến hành thí nghiệm điền vào bảng báo cáo đã chuẩn bị, tính ra kết quả * GDHN: Liên hệ với nghề thợ lặn về kĩ năng và yêu cầu về sức khoẻ ; công việc thiết kế nhà máy nước trong ngành xây dựng; công việc chế tạo các máy thuỷ lực trong ngành cơ khí chế tạo; chế tạo tàu thuỷ trong ngành hàng hải; chế tạo tàu ngầm trong quân độiGiáo dục cho Học sinh tấm gương say mê nghiên cứu khoa học của nhà bác học Aùc-si-mét. I. Chuẩn bị: SGK/40 II. Nội dung thực hành: 1. Đo lực đẩy Acsimét: 2. Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật 3. So sánh kết quả đo P và FA. Nhận xét và rút ra kết luận III. Mẫu báo cáo thực hành SGK/42 4.4.Tổng kết: -Gv thu bản báo cáo thực hành của các nhóm -Nhận xét tiết thực hành, tuyên dương những hs tích cực, nhắc nhở những hs chưa tích cực -Chấm điểm và nhận xét 1 bản báo cáo -Y/c các nhóm thu dọn dụng cụ thí nghiệm 4.5.Hướng dẫn học tập: -Đối với bài họcï ở tiết học này: +Xem lại bài lực đẩy Acsimét chú ý cách tiến hành làm thí nghiệm - Đối với bài họcï ở tiết học tiếp theo: +Chuẩn bị bài: “Sự nổi: +Xem trước cách bố trí và tiến hành thí nghiệm +Tìm hiểu những vật xung quanh em, vật nào chìm, nổi hoặc lơ lửng trong nước. Vì sao? V. PHỤ LỤC: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . SỰ NỔI Bài 12 - Tiết 15 Tuần dạy: 15 Ngày dạy: 20/11/2012 1. Mục tiêu: 1.1.Kiến thức Học sinh biết : -Nêu được điều kiện sự nổi của vật Học sinh hiểu : -Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống -Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng 1.2.Kỹ năng: -Rèn cho Hs kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng suy luận, kỹ năng bố trí và tiến hành thí nghiệm. 1.3.Thái độ: -Nghiêm túc, hợp tác nhóm 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: - Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng - Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống 3. CHUẨN BỊ: 3.1.GV: Mỗi nhóm -1 cốc thủy tinh to đựng nước -1 chiếc đinh -1 miếng gỗ nhỏ -1 ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút nay Cả lớp: Hình vẽ tàu ngầm, 1 quả trứng gà, muối 3.2.HS: +Xem trước cách bố trí và tiến hành thí nghiệm +Tìm hiểu những vật xung quanh em, vật nào chìm, nổi hoặc lơ lửng trong nước. Vì sao? 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 4.1.Ổn dịnh tổ chức và kiểm diện. 8A1 8A2 8A3 8A4 8A5 4.2.Kiểm tra miệng: ? Nêu định nghĩa lực đẩy Acsimet? Viết công thức và nêu ý nghĩa (8đ) HS: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên Công thức FA = d . V FA: Lực đẩy Acsimét (N) d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) V: Thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) ? Điều kiện để vật nổi, vật chìm( 2 điểm) -Vật chìm: P > FA -Vật lơ lửng: P = FA -Vật nổi: P < FA 4.3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG GV VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1:Giới thiệu bài: Mục tiêu: kích thích tính học tập của HS -Gọi 1 Hs đọc to phần mở đầu trong SGK -Gọi vài Hs giải thích -Nếu Hs không thể giải thích được, Gv giới thiệu: “Để giải thích được hiện tượng trên, ta cùng nghiên cứu về sự nổi của vật” Hoạt động 2. Tìm hiểu khi nào vật nổi, khi nào vật chìm Mục tiêu: HS xác định được điều kiện vật chìm, vật nỏi, vật lơ lửng ? Một vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào? -Gọi 1 Hs lên bảng biểu diễn, lớp nhận xét ? So sánh độ lớn của P và FA có những trường hợp nào xảy ra? ? Hãy biểu diễn P và FA trong các trường hợp trên? -Yêu cầu Hs dự đóan các hiện tượng xảy ra nếu: +1 vật có P > FA +1 vật có P = FA +1 vật có P < FA -Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm với ống nghiệm, hướng dẫn: +Ống rỗng đậy kín +Cho nước vào ống, đậy kín + Cho cát vào ống, đậy kín * GDMT: Đối với chất lỏng không hoà tan trong nước, hcất nào có KLR nhỏ hơn nước thì nổi lên trên mặt nước. Các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu có thề làm rò rĩ dầu lửa. Vì dầu nhẹ hơn nước nên nổi lên trên mặt nước Hàng ngày, sinh hoạt của con người và các hoạt động sản xuất thảy ra môi trường lượng khí thảy rất lớn ( NO,NO2,SO2) đều nặng hơn không khí vì vậy chúng có xu hướng chuyển xuống lớp không khí xát mặt đất. Các chất khí này ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường và sức khoẻ con người. Biện pháp: Hạn chế khí thải độc hại Hoạt động 3. Tìm độ lớn của lực đẩy Acsimét khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng. Mục tiêu: HS hiểu được khi vật năm cân bằng trên mặt chất lỏng thì P = FA -Cá nhân Hs làm C3, C4 ? Nhắc lại công thức tính lực đẩy Acsimét? -Hs thực hiện tiếp C5 + Mở rộng: Tàu ngầm là loại tàu có thể chạy ngầm dưới mặt nước. Phần đáy tàu có nhiều ngăn, có thể dùng máy bơm để bơm nước vào hoặc đẩy nước ra. Nhờ đó người ta cò thể làm thay đổi TLR của tàu để tàu lặn xuống lơ lửng trong nước hoặc nổi lên trên mặt nước. Hoạt động 4: Vận dụng: Mục tiêu: HS vận dụng được kiên thức vào giải thích các hiện tượng thực tế và làm bài tập. -Các nhóm thảo luận hoàn thành C6 * HD: Dựa vào công thức tính FA và công thức tính P của vật -Cá nhân Hs trả lời tiếp C7, C8 -Gọi 2 Hs trình bày, lớp nhận xét -Hs họat động nhóm C9, đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, GV hoàn chỉnh câu trả lời *GDHN: GV hướng dẫn học sinh về làm các thí nghiệm chứng minh nhằm rèn kỹ năng và tư duy nghiên cứu cho HS. ( VD: cùng một tờ giấy: 1: là để phẳng đặt trên mặt nước; 2: là vò tờ giấy lại sau đó nhận xét) I. Điều kiện để vật nổi, vật chìm -Vật chìm: P > FA -Vật lơ lửng: P = FA -Vật nổi: P < FA II. Độ lớn của lực đẩy Acsimét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng FA = P Khi vật nằm cân bằng trên mắt chất lỏng thì Lực đẩy Acsimet có độ lớn bằng trọng lượng của vật. III. Vận dụng: C6. -Vật chìm: P > FA Ž dv > dl -Vật lơ lửng: P = FA Ž dv = dl -Vật nổi: P < FA Ž dv < dl C7. dbi > dl : Bi chìm -Tàu ngầm làm bằng thép có khoang trống để dtàu < dnước C8. Bi nổi vì dt > dHg C9. - FAM = FAN - FAM < PM - FAN = PN - PM > PN 4.4.Tổng kết: - Câu 1: Khi nhúng một vật vào trong chất lỏng có những trường hợp nào xảy ra ? Nêu điều kiện để một vật nổi, chìm, lơ lửng? Đán án:+ Nổi, chìm hoặc lơ lửng + Điều kiện để vật nổi, vật chìm -Vật chìm: P > FA -Vật lơ lửng: P = FA -Vật nổi: P < FA - Câu 2: Công thức tính lực đẩy Acsimét khi một vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng? Đáp án: FA = d . V Trong đó V: thể tích của phần vật chìm trong nước 4.5.Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học ở tiết học này: + Học bài + Đọc phần: “Có thể em chưa biết” + BTVN: 10.1 đến 10.7/SBT * GV làm thí nghiệm: Bỏ quả trứng gà vào nước cho chìm rồi bỏ muối vào từ từ và khuấy cho tan ? Em quan sát thấy hiện tượng gì? ? Giải thích vì sao quả trứng lại có thể nổi lên? Đối với bài học ở tiết học này: Chuẩn bị bài tiếp theo: “Công cơ học” +Xem trước bài mới +Tìm hiểu công thức tính công và các bài tập trong phần vận dụng. + Khi nào có công cơ học? ( đọc kĩ nội dung mục 1) 5. PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docTHuc hanh Nghiem lai Luc Su noi.doc
Giáo án liên quan